Trong thế giới võ lâm, môn phái Thiếu Lâm tự, Trung Hoa được xem như Thái Sơn – Bắc Đẩu “danh môn đại phái danh trấn giang hồ”. Ẩn mình trên núi Tung Sơn, Thiếu Lâm Tự không chỉ là Là cái nôi của Thiền Tông Trung Hoa, mà còn được xưng tụng là cái nôi của võ thuật Trung Hoa với câu nói: Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm, nghĩa là mọi võ thuật trong thiên hạ đều khởi phát từ Thiếu Lâm.
Thiếu Lâm tự nổi tiếng vì sự kết hợp giữa Phật giáo Thiền tông và võ thuật. Trải qua mưa gió lịch sử 15 thế kỷ, ngôi nhà của Kungfu và Thiền Phật vẫn nổi bật bởi vẻ đẹp hùng vĩ và giá trị văn hóa to lớn, ẩn chứa nhiều bí ẩn và sức mạnh tâm linh.
Truyền thuyết kể lại rằng vào thời thượng cổ, tại Ấn Độ dân bản xứ và các tu sĩ rất hâm mộ luyện tập môn võ tay Cửu Long, đến thời Phật lịch võ thuật được xuất hiện nơi chốn thiền môn. Trên đường du thuyền truyền bá Phật pháp, các thiền sư Ấn Độ vẫn cần đến những môn võ công để tự vệ, có thể giúp họ vượt qua những chướng ngại nơi rừng núi sông biển đầy gian hiểm với thú dữ, cường sơn đạo tặc
Vào năm 520, Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa rồi dừng chân nơi cổ tự Thiếu Lâm thuộc núi Tung Sơn, một ngôi chùa được xây dựng vào năm 495 trong triều đại Bắc Ngụy. Ngài đến đây khi chùa đã trải qua hơn 32 năm nắng gió, ngài là người kế vị thứ 28 tôn giáo Thiền tông Ấn Độ đến đất nước này để truyền bá Phật giáo.
Thiếu Lâm Tự có nghĩa là một ngôi chùa nằm trong rừng gần đỉnh núi Thiếu Thất, một nơi tuyệt vời để Bồ Đề Đạt Ma có thể ngồi Thiền đối tường trong 9 năm. Tương truyền rằng, có nhà sư ở Tung Sơn tên là Trần Quang nghe danh đến xin bái yết, Đạt Ma vẫn quay mặt vào bức tường không nói năng gì. Thần Quang không nản, nhủ rằng: “Người xưa cầu đạo, đều phải trải qua gian nan thử thách, chịu những điều người thường không chịu được”.
Sau 9 năm ròng rã ngài đã khai sáng cho Trung Hoa 2 nền quốc kỹ tuyệt học. Bồ Đề Đạt Ma cũng là người giới thiệu võ thuật đến các đệ tử Thiếu Lâm như một phương pháp luyện tập bổ sung cho Thiền định. Và từ đó nó đã phát triển thành một môn võ thuật nổi tiếng hiện nay chúng ta hay gọi là kung fu Thiếu Lâm. Hình ảnh kỳ tài của ngài được suy tôn bất diệt như một sáng tổ Thiền tông Trung Hoa và võ thuật Thiếu Lâm Tự. Bồ Đề Đạt Ma cũng trở thành nhân vật huyền thoại nổi tiếng và được tôn kính nhất tại Thiếu Lâm Tự.
Đầu tiên chính là nhờ vào phép tọa Thiền đối mặt với tường để tâm trong tĩnh lặng, tổ sư đã giác ngộ cảm nhận được cái sức mạnh siêu linh của tâm hồn. Nằm tiềm tàng trong cơ thể con người, chính cái sức mạnh siêu linh vĩ đại này, nếu người ta biết cách khổ luyện để tập trung thức tỉnh nó, nó sẽ trở thành một lợi khí dũng mãnh, bén nhậy nhất và hữu dụng vô cùng tận trong võ thuật thượng thừa.
Bồ Đề Đạt Ma sáng tác ra môn Tẩy Tủy, là một đại pháp môn nội dẫn được áp dụng vào võ học siêu đẳng. Về sau phương pháp này được đổi cách gọi thành nội công tâm pháp, một phương pháp tu luyện để phát huy nội lực. Có 3 giai đoạn chính yếu: “Điều thân, điều thức và điều tâm“. Do đó mà quyền thuật Thiếu Lâm được biết đến là nhẹ như mèo, vọt như hổ, đi như rồng, động như chớp, tiếng như sấm.
Vào một sáng tinh sương mùa đông trời rét lạnh như băng giá, toàn ngôi chùa Thiếu Lâm Tự chìm đắm trong sương mù âm u của núi rừng Tung Sơn. Từ trong tịnh thất, tiếng động mạnh của cánh cửa sổ đập vào tường khiến Đạt Ma bừng tỉnh cơn Thiền. Ngài bước nhanh qua thiền viện vắng lặng yên tĩnh, gần 30 môn đồ ngồi bất động trong tư thế “kết già phu toạ“. Tổ sư quan sát toàn diện khung cảnh mỗi người tuy vẫn vất vả tịnh tu nhưng gương mặt hôm nay sao biểu lộ cố gắng cùng cực, không có được sự bất động vô tâm như bao ngày trước.
Mỗi cơn gió lạnh lướt qua, họ đều nghiến chặt răng, tay ấn chặt, gương mặt đỏ ửng hiện lên vẻ nhẫn nhịn và khắc khổ. Tổ sư chợt hiểu vì không đủ nội lực phấn đấu với khí hậu tiết trời bất thường của mùa đông, đầy sơn lâm chướng khí nên tất cả đều đang ở trong tình trạng khẩn trương, máu dồn lên não, nếu tiếp tục chịu đựng có thể dẫn đến nội thương, tổn hại nguyên khí làm cản trở bước đường tu tập.
Sau đó mỗi ngày trong chương trình tu học, ngài đều cho thêm bài tập. Các môn đồ phải luyện thêm các bài tập thể dục Thập Bát La Hán Thủ và Dịch Cân do chính tổ sư giảng dạy. Dịch Cân gồm 12 phép tập luyện thân thể nhằm phát huy sức mạnh gân thịt, đả thông kinh mạch để đưa khí huyết sung mãn từ ngoài vào bên trong các tạng phủ. Do đó môn Dịch Cân ngoài hiệu quả cường tráng thân thể, nó còn giúp tiêu trừ các chứng bệnh bên trong cơ thể. Trong khi đó Thập Bát La Hán Môn cũng có 18 động tác căn bản về quyền cước để khỏe mạnh tay chân và tự vệ.
Dần dần các động tác này phát triển thành võ thuật, theo truyền thống các nhà sư Thiếu Lâm học võ để phòng thủ và rèn luyện sức khỏe. Đây chính là nền tảng thời kỳ sơ khởi của võ thuật Thiếu Lâm. Sau khi Bồ Đề Đạt Ma qua đời, các môn đồ thiếu lâm dựa vào 18 động tác căn bản của Thập Bát La Hán Thủ và 12 phép tập vận động của Dịch Cân để triển khai thêm thế căn bản và đường quyền thế võ tự vệ.
Các môn sinh đến Thiếu Lâm Tự đều sẽ phải trải qua khóa rèn luyện rất khắc nghiệt với tính kỷ luật cao nhằm tôi luyện sức chịu đựng của bản thân, để đạt đến sự hoàn thiện về thể chất cũng như tinh thần. Thân pháp phải được vững chắc và linh động, tâm pháp phải giữ được bình tĩnh, khí pháp phải điều hòa hơi thở, nhãn pháp phải được tinh tường trong sáng để quan sát rõ ràng các cuộc chiến, quyền cước pháp phóng ra khéo léo dũng mãnh và nhanh nhẹn, đấu pháp phải biết dùng đến mưu trí cho mỗi tình thế và nhận định đúng thời điểm để áp dụng phù hợp các đòn thế. Những yếu tố này giúp cho môn sinh Thiếu Lâm đạt được tính chất cường thân mẫn trí và luôn luôn giữ được thế thượng phong thủ thắng trong trận đấu.
Một điều đáng chú ý nữa đó là võ thuật Thiếu Lâm bị ràng buộc bởi những nguyên tắc gọi là đạo đức võ thuật. Những điều cấm kỵ trong Thiếu Lâm bao gồm cấm phản bội sư môn, cấm dùng võ để ức hiếp kẻ khác, không đánh trúng chỗ hiểm yếu. Vì vậy chúng ta thường thấy vũ khí mà các đệ tử Thiếu Lâm thường dùng để tập là những cây gậy dài không chứa các vật cứng và sắc nhọn. Chính vì vậy dễ lý giải vì sao côn pháp Thiếu Lâm lại tiến rất nhanh đến trình độ điêu luyện và tinh diệu. Các loại binh khí khác chỉ được phát triển ở các dòng Nam quyền và Bắc quyền Thiếu Lâm sau này mà thôi.
Võ thuật Thiếu Lâm cũng gắn bó rất sát với đời sống thực tế con người. Lục Tổ Huệ Năng thời Đường đã đề ra chủ trương cho rằng việc tu hành không cần phải tách rời đời sống thực, “gánh nước chặt củi, đều là diệu đạo“. Công phu Thiếu Lâm bắt nguồn chính từ sinh hoạt thường ngày của tăng nhân.
Chẳng hạn như đệ tử Huệ Quang khi mới 12 tuổi có thể đứng trên miệng giếng sâu đá cầu 500 quả, chứng tỏ công phu không phải hạng tầm thường. Rất nhiều chiêu thức của võ công Thiếu Lâm đều là sự phát triển từ những động tác thường ngày như gánh nước, quét sân, bổ củi,… Bên cạnh những bài quyền nổi tiếng như Mai Hoa Quyền, Ngũ Hành Quyền, Trường Quyền, La Hán Quyền,… Khi võ thuật Thiếu Lâm bắt đầu nổi tiếng và được nhiều người quan tâm, kết hợp với lời dạy của Bồ Đề Đạt Ma để tạo ra phiên bản kung fu Thiếu Lâm.
Kung fu hấp dẫn là do lấy yếu tố tâm linh làm trung tâm, năng lượng tâm linh từ nhiều thế kỷ trước đã được các nhà sư kết hợp ở trong môn võ này. Trên thực tế kung fu Thiếu Lâm chính là hình ảnh đại diện của nền võ học Trung Hoa, là cơ sở cho võ công của nhiều môn phái khác. Và do đó cũng là phần cơ bản nhất tạo nên môn võ Wushu mà người Trung Quốc tự hào đem ra giới thiệu với thế giới với tư cách là phần tinh túy nhất trong truyền thống võ học của mình.
Tiếng tăm về võ công của các nhà sư Thiếu Lâm Tự bắt đầu nổi vào đầu đời nhà Đường. Các nhà sư của Thiếu Lâm Tự đã dùng võ thuật của mình để giúp hoàng đế Lý Thế Dân cứu con trai khỏi một đội quân phản loạn của tể tướng Vương Thế Sung. Để trả ơn, sau khi lên ngôi Đường Thái Tông Lý Thế Dân phong cho hòa thượng Đàm Tông làm đại tướng quân, đồng thời đặc chỉ cho phép các hòa thượng Thiếu Lâm được luyện đội ngũ tăng bình, lại cho phép đại khai sát giới. Các triều đại sau này vẫn theo lễ đó. Từ đó Thiếu Lâm Tự ngày càng danh tiếng và thịnh vượng và trở thành trung tâm huấn luyện võ thuật lớn nhất dưới các triều đại Nguyên, Minh.
Đến triều đại nhà Nguyên, Giác Viễn thiền sư góp công lớn trong việc khai triển Thập Bát La Hán thu của Đạt Ma trở thành Thất Thập Nhị Quyền Công. Đó là một hệ thống quyền cước với 72 thế căn bản, mang nặng đặc tính truyền thống Thiếu Lâm đó là cương làm chủ, nhưng trong cương có nhu, cương nhu tương hợp.
Một hôm tại Tam Cốc, Giác Viễn được kết giao với Lý Tẩu một võ sư tuổi đã ngoài 60 và nhận được sự kính phục của người đương thời. Cả hai sau đó cùng làm quen với Bạch Ngọc Phong nổi tiếng với kiến thức uyên bác, thông minh trí tuệ, còn có tài năng võ thuật nổi danh vô địch ở ba tỉnh Sơn Tây, Hồ Nam và Hồ Bắc.
Ba người tâm đầu ý hợp, sau đó cùng nhau vào chùa Thiếu Lâm nghiên cứu võ học, sáng chế thêm bộ Linh Thú Ngũ Quyền, cốt là cải thiện 5 yếu tố căn bản của con người gồm cơ bắp, gân xương, tinh khí, tinh thần, thần thái. Tất cả đều là những yếu tố được nhận thức bằng ý niệm. So với thời Đạt Ma thì những điều này là sự bổ sung hoàn hảo tạo nên hệ thống hoàn chỉnh võ thuật Thiếu Lâm vang danh thiên hạ suốt nhiều thế kỷ.
Sau đó mùa thu năm 1333 vào đời vua Huệ Tông, nhà Nguyên mở đại hội võ thuật Thiếu Lâm tại Tàng Kinh Cát. Tại đây các cao thủ thay phiên thi triển các quyền pháp trên nền tảng võ học Thiếu Lâm Phái. Kết quả sau đại hội đã tổng hợp thành Thiếu Lâm Thất Thập Nhị Huyền Công tức 72 tuyệt kỹ võ học Thiếu Lâm Tự. Con số 72 đã bao quát toàn diện những hệ thống võ công từ nguyên khởi đến cả những thời điểm hoàng kim nhất của võ phái.
Võ công của Thiếu Lâm Tự đạt đến đỉnh cao vào thời nhà Minh khi hàng trăm nhà sư được phong hàm như tướng trong quân đội và đích thân chỉ huy các chiến dịch chống lại quân nổi loạn. Cứ mỗi lần Trung Nguyên rơi vào vòng binh hỏa, khung fu Thiếu Lâm lại có dịp xuất thế lập công. Tuy nhiên đi cùng với thời thế, Thiếu Lâm Tự cũng bước vào thời kỳ suy tàn.
Nhà Thanh lên nắm quyền, nhà chùa trở thành nơi trú ẩn của những người theo chủ nghĩa “phản Thanh phục Minh“. Với võ công lợi hại học được từ Thiếu Lâm Tự, những người ấy trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho triều đình, vì thế Khang Hy hoàng đế đã thẳng tay trấn áp chùa Thiếu Lâm. Nhà cầm quyền đã phá hủy rất nhiều chùa Thiếu Lâm đốt và cướp đi nhiều tài sản có giá trị như Tàng Kinh Các.
Thiếu Lâm Tự được liệt vào những thứ bị cấm đoán, các nhà sư và tín đồ phân tán đi các ngôi chùa khác. Một cuộc tàn sát đẫm máu đã diễn ra, nhưng phái Thiếu Lâm vẫn có nhiều người trốn thoát trong số đó có 5 môn đồ cao thủ là Chí Thiện, Miêu Hiển, Phùng Đạo Đức, Bạch Mi và Ngũ Mai. Sống vào thời kỳ bất ổn nên các đại sư này buộc phải cải biên các phương pháp cổ điển trước yêu cầu cấp bách về đào tạo chiến đấu trong thời gian ngắn nhất. Trên đường trốn chạy Ngũ Mai đại sư phải luôn đi tìm kiếm một phương pháp chiến đấu mới để khắc chế võ thuật của kẻ địch.
Tương truyền rằng khi chứng kiến một cuộc chiến đấu giữa hạc và cáo, ông đã ngộ ra môn quyền thuật mới hiệu quả hơn quyền thuật Thiếu Lâm truyền thống. Một hôm tại ngôi làng kế cận, đại sư đã gặp một thiếu nữ trẻ đẹp tên là Nghiêm Vịnh Xuân. Do cơ duyên gặp Ngũ Mai đại sư, bà đã được đại sư thu nhận làm đệ tử. Bà đã dạy cho Nghiêm Vịnh Xuân môn quyền thuật do bà với sáng tạo ra.
Sau đó Vịnh Xuân kết hôn với Lương Bác Trù truyền dạy môn võ thuật này cho chồng và lưu truyền dưới tên gọi là Vịnh Xuân Quyền. Theo thời gian, dòng Vịnh Xuân quyền của Lương Bác Trù có sự giao thoa, trao đổi với dòng võ thuật của Hồng thuyền Hội quán của Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Đệ, Đại Hoa Diện Cẩm …, là những người đã được chân truyền của Chí Thiện thiền sư. Sau này Lý Tiểu Long chủ nhân nổi tiếng của Vịnh Xuân Quyền với cú đấm lừng danh.
Hình ảnh ngôi chùa được khôi phục ở thời hiện đại có thể nói là có công rất lớn từ những bộ phim lấy cảm hứng từ võ thuật nơi này. Các nhà chức trách nhận ra phim ảnh có ảnh hưởng khá lớn đến người dân và họ đã bắt đầu khôi phục các ngôi chùa và đưa võ thuật trở lại như một hình thức bảo vệ sức khỏe, vừa để quảng bá đến toàn thế giới.
Đơn cử như ngôi sao màn bạc Lý Tiểu Long hay bộ phim Thiếu Lâm Tự do Lý Liên Kiệt thủ vai đã ra mắt năm 1982. Hiện nay trong chùa còn tấm bia Đường Thái Tông tứ Thiếu Lâm Tự chủ giáo ghi lại giai đoạn lịch sử này. Đây chính là sự kiện lịch sử được dùng làm bối cảnh cho bộ phim Thiếu Lâm Tự bản 1982 do Lý Liên Kiệt thủ vai chính Giác Viễn, học trò của Đàm Tông.
Ngày nay chùa Thiếu Lâm là một quần thể kiến trúc rộng lớn với những công trình đáng chú ý như Tam Môn, Đại Hùng Bảo Điện, Tàng Kinh Các, Lục Tổ Đường, Đình Đạt Ma. Trên diện tích khoảng 60.000 mét vuông khu quần thể bao gồm 11 kiến trúc cổ kính, trong đó có chùa Thiếu Lâm, đài quan sát, học viện cho tu sinh, đền và tháp.
Với lịch sử hơn 2.000 năm những công trình này mang các nét kiến trúc khác nhau, mô phỏng di sản lâu đời của văn hóa Trung Quốc cổ đại. Nó mang tới cho thế giới cái nhìn về nền tôn giáo, triết học, phong tục và sự phát triển của khoa học Trung Quốc.
Comments 2