“Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan. Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn”. Nhiều người chưa đến với Ba Lan nhưng nghe những câu thơ vừa rồi có lẽ cũng cảm thấy Ba Lan rất gần gũi, và ở Ba Lan có một cộng đồng người Việt Nam rất đông đảo. Người Việt Nam tại Ba Lan đang làm gì? Chợ của người Việt Nam tại Ba Lan ra sao? Và đâu là người Ba Lan nổi tiếng nhất tại Việt Nam?
Ba Lan (tiếng Ba Lan: Polska), tên chính thức là Cộng hòa Ba Lan (tiếng Ba Lan: Rzeczpospolita Polska), là một quốc gia có chủ quyền ở Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic; diện tích 312.696 km² (gần tương đương với diện tích của Việt Nam ), dân số 38,5 triệu (2020) (tương ứng với gần 40% dân số của nước ta).
Chúng ta gọi đất nước này là Ba Lan bởi vì đây là phiên âm từ tiếng Trung ra và có âm Hán Việt là Ba Lan như đã nói. Thủ đô của Ba Lan là Warszawa và cách viết bằng tiếng anh so với cách đọc bằng tiếng Việt thì cũng rất là khác nhau. Warszawa từng được mệnh danh là “Paris của phương Bắc“, đây là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra. Thành phố này đã phải đi lên từ đống tro tàn, chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh.
Ngày nay, Warszawa đã hồi phục và trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa của Ba Lan và cũng là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Châu Âu. Cái tên Warszawa được cho là tạo ra bởi hai yếu tố: Wars ở đây có nghĩa là người đánh cá, và zawa ở đây là nàng tiên cá trên sông Vistula, con sông trảy qua thủ đô của Ba Lan.
Thủ đô của Ba Lan gần như bị san bằng ở trong thế chiến thứ hai với khoảng 85% cho đến 90% các tòa nhà trong trạng thái đã bị phá hủy hoàn toàn. Với sự hồi sinh mạnh mẽ, Warszawa còn có biệt danh là “thành phố phượng hoàng” vì phượng hoàng đã trỗi dậy từ đống tro tàn. Còn với biểu tượng của cả đất nước Ba Lan đó là những chú chim đại bàng, thế nên đội tuyển quốc gia Ba Lan có biệt danh là “đại bàng trắng Ba Lan“.
Ba Lan có một lịch sử đầy biến động, trong lịch sử thế giới hiện đại chúng ta biết rằng Ba Lan đã bị Đức tấn công đầu tiên trong thế chiến thứ hai. Trước đó Ba Lan từng là một cường quốc trong nhiều thế kỷ. Đông Âu là chiến địa giữa hai dân tộc Slav đó là người Nga và Ba Lan. Thường thì phe Nga sẽ dành chiến thắng và có lúc Ba Lan đã bị xóa khỏi bản đồ. Tuy nhiên, trong một dịp lịch sử hiếm hoi người Ba Lan đã đứng dậy trước cơ hội thực sự để hạ gục đối thủ kiêm láng giềng của mình.
Đó là thế kỷ 17, nước Nga chìm trong bất ổn chính trị sau cái chết của Ivan bạo chúa, lực lượng của Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva đã đánh chiếm điện Kremlin và người thừa kế ngai vàng của Ba Lan đã được bầu làm Sa hoàng Nga.
Quảng thời gian đáng quên nhất trong lịch sử Ba Lan đó là cuối thế kỷ thứ 18, Ba Lan đã bị xóa sổ khỏi bản đồ châu Âu và bị sát nhập vào ba cường quốc láng giềng khác đó là đế chế Phổ, Nga và Áo Hung. Và tình trạng này kéo dài cho đến tận năm 198 có nghĩa là hơn một thế kỷ Ba Lan không hề xuất hiện trên bản đồ của thế giới vì Ba Lan không tồn tại
Một phần lịch sử của Ba Lan có lẽ cũng giống với lịch sử của Việt Nam, đó là lịch sử chống lại những cường quốc láng giềng và có lẽ yếu tố này cũng đã giúp cho người Ba Lan và người Việt Nam xích lại gần nhau. Lúc này người Việt tại Ba Lan tạo thành một trong những nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất tại đây. Cộng đồng người Việt ở Ba Lan là cộng đồng người Việt đông đảo ở Châu Âu, sau những cộng đồng người Việt tại Pháp và cộng đồng người Việt tại Đức. Mặc dù số lượng cộng đồng người Việt tại Ba Lan rất là khó ước tính với con số dao động từ khoảng 30.000 người cho đến 40.000 người, có thể là nhiều hơn nữa.
Trong lịch sử làn sóng đầu tiên của những người Việt Nam sang Ba Lan đó là chương trình trao đổi sinh viên vào những năm 50 đến những năm 80 của thế kỷ trước. Thời gian đó thì Ba Lan và Việt Nam là những quốc gia anh em, những nước xã hội chủ nghĩa. Sau quá trình Ba Lan chuyển sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đầu những năm 1990 thì Ba Lan lại trở thành một điểm đến nhập cư hấp dẫn cho những người Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Đây chính là làn sóng di cư thứ hai sau làn sóng đầu tiên là trao đổi sinh viên.
Nhiều người đã bắt đầu cuộc sống ở Ba Lan với việc là bán hàng trong các khu chợ ngoài trời, đó là bán thực phẩm và bán quần áo. Và nói đến người Việt tại Ba Lan chính là nhắc đến những khu chợ người Việt tại Ba Lan. Trước đây có khoảng hàng ngàn người Việt Nam bán hàng tại sân vận động Warsawa, tạo thành khu chợ trời lớn nhất châu Âu hồi đó. Sau này thì chính quyền thành phố đã quyết định dẹp bỏ khu chợ trời trả lại sân vận động Warsawa cho các hoạt động thể thao.
Cụ thể năm 2010 sau khoảng hơn 20 năm tồn tại, khu chợ trời ở sân vận động được coi là quả trứng vàng của bao thế hệ người Việt Nam tại Ba Lan đã bị đóng cửa vĩnh viễn, nhường chỗ cho một khu quần thể thể thao và giải trí mọc lên. Khu chợ này nguyên là một sân vận động được xây dựng tại thủ đô Warsawa nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập đất nước Ba Lan, và sân vận động này mang luôn cái tên là “sân vận động 10 năm“. Nhưng không hiểu vì lý do gì cứ đá trên “sân 10 năm” là đội tuyển Ba Lan lại thua. Đội bóng thua nhiều đến nỗi người ta không dám đá ở sân vận động này nữa. Thế là từ một sân vận động hiện đại, “sân 10 năm” đã bị bỏ không.
Có một công ty làm trung gian đã đứng ra đấu thầu thuê lại “sân vận động 10 năm“. Họ biến nơi này thành một trong những khu chợ trời lớn nhất của châu Âu và chủ yếu cho người châu Á thuê quầy hàng tại đây. Cái tên “sân vận động 10 năm” hay là “sân vận động chợ trời” ra đời từ đó. Hiện diện chủ yếu là những thương nhân đến từ Trung Quốc và cả Việt Nam nữa, trong tư cách là những người đứng chủ quầy buôn bán.
Chợ sân vận động chính là đầu mối làm ăn lớn nhất của người Việt Nam tại Ba Lan thuở xưa. Người Việt đến đây thuê quầy bán quần áo, giày dép, hàng ăn, làm dịch vụ kho bãi và khuôn vác. Không thể có con số chính xác về số lượng người Việt Nam làm việc tại “sân vận động 10 năm“, một phần vì chợ lớn quá và số người thì cũng rất đông và cũng khó để kiểm kê số người lao động hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Nhưng ước chừng thời kỳ cao điểm có khoảng 10.000 người Việt Nam làm việc tại sân vận động này.
Nhiều người Việt Nam khi đặt chân đến Ba Lan đều bắt đầu từ khu chợ, dẫu có hai bàn tay trắng đi chăng nữa và sau bao nhiêu năm, những thế hệ người Việt Nam kinh doanh ban đầu đã về nước hoặc chuyển sang đây làm ăn quy mô lớn hơn tại các khu thương mại ở thủ đô Warszawa chứ không chỉ là chợ trời. Đặc biệt là sau khi chợ trời tại “sân vận động 10 năm” bị giải tán thì cộng đồng người Việt đã chuyển tới làm ăn trong các khu thương mại.
Nhưng có một câu chuyện buồn đó là giữa tháng năm của năm 2024, đã xảy ra một vụ cháy lớn ở trung tâm thương mại thuộc thủ đô Warszawa của Ba Lan, khiến khu vực gần như bị thiêu rụi hoàn toàn. Khu vực có khoảng 1400 gian hàng, trong đó có khoảng 1/3 gian hàng là của những thương nhân người Việt Nam. Sở cứu hỏa khu vực cho biết hơn 80% khu mua sắm này đã bị thiêu rụi, khói đen bốc lên nghi ngút.
Cảnh sát cho hay không có thương vong về người trong vụ hỏa hoạn nhưng các tiểu thương rất tuyệt vọng vì đã mất đi sinh kế của mình. Truyền thông Ba Lan cho biết một số tiểu thương Việt Nam đã tìm cách lao vào khu chợ để cứu hàng hóa nhưng bị lực lượng bảo vệ cản lại. Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở Ba Lan cho hay đám cháy đã gây tổn thất nặng nề về kinh tế và đây là thảm họa kinh hoàng với hàng nghìn tiểu thương cùng gia đình người Việt.
Các tiểu thương người Việt cho hay họ đã tổ chức ba cuộc biểu tình từ đầu năm để phản đối chủ chợ tăng giá thuê gian hàng và nguyên nhân của vụ cháy ở thời điểm bài viết này được xuất bản thì vẫn đang được làm rõ.
Chúng ta đang nói đến những người Việt Nam tại Ba Lan, vậy bạn có biết đâu là người Ba Lan nổi tiếng nhất tại Việt Nam hay không? Tên của nhân vật này được đặt cho tên của rất nhiều ngôi trường tại Việt Nam và phần đa trong số đó đều là những ngôi trường có tiếng, những ngôi trường chất lượng cao. Đó là một nhà khoa học nổi tiếng Marie Curie.
Marie Curie là nhà vật lý học, nhà hóa học gốc Ba Lan. Bà sinh ra ở Warszawa,nổi tiếng toàn thế giới về nghiên cứu chất phóng xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới hai lần được nhận giải Nobel trong hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, đó là lĩnh vực vật lý và lĩnh vực hóa học. Cuộc đời của bà là một câu chuyện thần kỳ với những sự tích vĩ đại.
Khi mất, cơ thể của bà đã nhiễm phóng xạ đến mức phải đặt trong một quan tài lót chì. Tuy nhiên không ai biết điều này cho đến năm 1995, khi quan tài của bà được khai quật. Sau cả một thế kỷ, nhiều đồ đạc của bà bao gồm các đồ nội thất, các sách nấu ăn, quần áo và những ghi chép trong phòng thí nghiệm vẫn nhiễm phóng xạ. Một số vận dụng đã được lưu trữ trong các hộp lót chì tại thư viện quốc gia Pháp – Paris. Còn với thế hệ hiện nay, người Ba Lan nổi tiếng nhất có lẽ là Robert Lewandowski, tiền đạo của đội tuyển quốc gia Ba Lan.
Và nhân đây xin được đề cập đến tiếng Ba Lan, liên quan đến chính tên của Lewandowski, ngôn ngữ Ba Lan là một trong những ngôn ngữ khó học nhất ở trên thế giới. Ba Lan sử dụng bảng chữ cái Latin, tuy nhiên bảng chữ cái này có đến 32 chữ cái, tức là nhiều hơn so với bảng chữ cái tiếng Anh, và đây là một ngôn ngữ Slav.
Tiếng Ba Lan khó học bởi vì ngữ pháp khó và cách phát âm cũng phức tạp. Tiếng Ba Lan có khoảng 50 triệu người nói trên khắp thế giới, bởi vì không chỉ có người Ba Lan nói ngôn ngữ của mình mà còn có những cộng đồng Ba Lan ở ngoài đất nước Ba Lan tại Mỹ, tại Anh, Canada, Đức, Thụy Điển, Pháp, Úc,…
Từ dài nhất trong tiếng Ba Lan bao gồm 54 chữ cái đó là “Dziewięćsetdziewięćdziesięciodziewięcionarodowościowego“, không biết là phải đọc như thế nào và viết thì cũng khó. Có lẽ là ai nhớ được và viết được chữ này thì rất giỏi rồi.
Về cách đặt tên của người Ba Lan, ở đội tuyển Quốc gia Ba Lan có rất nhiều cầu thủ kết thúc bằng chữ “ki” ở trong tên gọi của mình. Ví dụ Robert Lewandowski tiền đạo của câu lạc bộ Barcelona. Nicola Zalewski cầu thủ của AS Roma hay là Piotr Zieliński của câu lạc bộ Napoli.
Kể từ thời trung cổ, họ của người Ba Lan kết thúc bằng chữ “ki” dành cho nam giới. “Ki” hoặc là “ski” có nghĩa là thuộc về, ví dụ đây là mảnh đất thuộc về, lâu đài thuộc về một gia tộc hoặc một người đàn ông nào đó. Và cách đặt tên như vậy nói về sự sở hữu và quyền lực của một gia tộc hoặc một người đàn ông.