Việt Nam có bao nhiêu thành phố trực thuộc trung ương? Đó là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và nhiều người cũng đã biết nhưng không phải tất cả đều biết. Thành phố trực thuộc trung ương là gì? Thành phố trực thuộc trung ương là một đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Việt Nam và đây là các thành phố nằm dưới sự quản lý của trung ương đúng như tên gọi của nó,
Đây là những đô thị đặc biệt hoặc những đô thị loại một và được xác định là các đô thị trung tâm cấp quốc gia. Và tất nhiên với những yêu cầu này thì đó là những thành phố lớn, có nền kinh tế phát triển, là khu vực quan trọng về quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội của cả một đất nước, chứ không chỉ nằm bó hẹp trong vòng một tỉnh hoặc là một vùng. Các thành phố này có cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ phát triển, có nhiều cơ sở giáo dục bậc cao, có dân cư đông thuận lợi về giao thông vận tải và kết nối.
Việt Nam có tổng cộng năm thành phố trực thuộc trung ương đó là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Hà Nội
Thủ đô Hà Nội của chúng ta là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất lại có thị xã trực thuộc đó là thị xã Sơn Tây. Trước đây thì Hải Phòng là thành phố trực thuộc trung ương có Kiến An và Đồ Sơn cũng đã từng là hai thị xã, nhưng hiện nay đã trở thành các quận của thành phố Hải Phòng. Hà Nội có tổng cộng 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm có 12 quận 17 huyện và một thị xã như đã nói, thị xã đó chính là thị xã Sơn Tây.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa ngay từ những ngày đầu tiên và tên gọi thì thay đổi trong tiến trình lịch sử.
Nói về một thị xã đặc biệt trực thuộc thành phố Hà Nội thì đó chính là thị xã Sơn Tây, thị xã Sơn Tây nằm ở khu vực phía tây của thủ đô cách trung tâm của Hà Nội khoảng hơn 40km. Sơn Tây là nơi có nhiều trường đại học cao đẳng và đặc biệt là các trường quân sự, các doanh trại quân đội vì vậy Sơn Tây còn được gọi là thủ đô của lính.
Nơi này có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng ví dụ như là hồ Đồng Mô, thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm hay chùa Mía. Làng cổ Đường Lâm còn có tên gọi là Kẻ Mía, đây là đơn vị làng xã duy nhất trong cả nước cùng sinh ra hai vị vua là Phùng Hưng và Ngô Quyền, nên Đường Lâm còn được tôn vinh là đất hai vua, mà đúng hơn là làng hai vua.
Trước đây, Sơn Tây là của Hà Tây. Hà Nội sau khi sát nhập vào Hà Tây năm 2008 đã mở rộng quy mô cả về kinh tế và dân số. Đến bây giờ, nhiều người vẫn vấn vương hai chữ Hà Tây. Qua 16 năm phát triển, đến nay dân số của Hà Nội khoảng 8,6 triệu người và dân số ngày càng gia tăng đông đúc, gấp khoảng gần 1,5 lần so với thời điểm giáp nhập Hà Tây.
Hải Phòng
Ở phía bắc, thành phố trực thuộc trung ương thứ hai đó là thành phố Hải Phòng. Hải Phòng là một thành phố lớn của Việt Nam, lớn thứ ba của Việt Nam sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Là một thành phố cảng quan trọng, là trung tâm công nghiệp cảng biển đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại, công nghiệp của vùng duyên hải Bắc Bộ nước ta.
Hải Phòng là một trong ba thành phố trực thuộc trung ương đầu tiên của Việt Nam ngay sau năm 1975, cùng với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một thành phố lớn với quy mô dân số là hơn 2 triệu người. Bờ biển Hải Phòng dài trên 125km, bờ biển này bằng phẳng. Bên cạnh những cảng biển nổi tiếng, Hải Phòng còn có các khu du lịch và ở phía bắc thì người ta cũng biết đến rất nhiều về Đồ Sơn.
Tính cách của con người Hải Phòng hình thành theo sự phát triển của lịch sử nơi đây, những cư dân vùng ven biển Hải Phòng trải dài từ Thủy Nguyên cho đến Vĩnh Bảo chính là những người đi tiên phong trong công cuộc khai phá tạo dựng mảnh đất đầu tiên có tên là “Hải Tần Phòng Thủ” những ngày đầu Công nguyên khi nữ tướng anh hùng Lê Chân về đây gây dựng căn cứ chống quân Đông Hán. Và “Hải Tần Phòng Thủ” bây giờ được đọc gọn là Hải Phòng.
Nhưng lịch sử hình thành và phát triển của Hải Phòng như ngày hôm nay chỉ thực sự được quan tâm vào giai đoạn nửa sau thế kỷ 19 khi Pháp đẩy mạnh quá trình khai thác thuộc địa ở Đông Dương. Điều này cũng góp phần tạo nên sự đa dạng và phức tạp trong thành phần cư dân của Hải Phòng với những nét khác biệt so với nhiều địa phương khác tại Việt Nam cùng thời điểm. Sau này trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt, Hải Phòng lại là nơi tiếp nhận một số lượng lớn những cán bộ cách mạng từ miền Trung và miền Nam tập kết ra Bắc.
Từ lâu, hoa phượng đỏ hay phượng vĩ cũng đã trở thành một biểu tượng của Hải Phòng. Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, người Pháp đã đưa về trồng tại Hải Phòng từ cuối thế kỷ 19 và trở thành một nét đặc trưng của thành phố này. “Tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ. Ơi Hải Phòng thành phố quê hương“.
Cảng Hải Phòng được người Pháp xây dựng từ năm 1874, chính là nơi sử dụng để đổ bộ và tiếp tế cho quân đội viễn chinh. Sau này cảng Hải Phòng không ngừng phát triển và bây giờ cảng Hải Phòng đang là cảng lớn nhất của miền Bắc.
Đà Nẵng
Thành phố trực thuộc trung ương thứ ba của Việt Nam là Đà Nẵng, trung tâm của miền Trung. Đà Nẵng sở hữu rất nhiều tên gọi, rất nhiều danh xưng ví dụ như là thành phố Sông Hàn, thành phố của những cây cầu, thành phố pháo hoa, thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
Thành phố du lịch Đà Nẵng là thành phố nằm trên trục giao thông bắc nam, về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Cũng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan thậm chí là cả Myanmar. Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, nằm gần với tuyến hài trình quốc tế, cảng Đà Nẵng là cảng biển lớn nhất của miền Trung.
Đà Nẵng là một thành phố có địa hình có thiên nhiên đa dạng có đủ biển đảo vịnh đồi núi sông suối đồng bằng phân bổ trong thành phố đóng góp vào phát triển kinh tế du lịch và sự đa dạng cảnh quan. Với những khách du lịch thì Đà Nẵng đặc biệt ghi dấu ấn bởi những cây cầu như cầu Thuận Phước, cầu Sông Hàn, cầu Rồng, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Trần Thị Lý, cầu Tiên Sơn, cầu Hòa Xuân, cầu Nguyễn Tri Phương, cầu Cẩm Lệ, cầu Khuê Đông, cầu Cổ Cò, cầu Hòa Cầm, cầu vượt ngã ba Huế.
Đó là là những cây cầu có tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế giao thông của thành phố Đà Nẵng không chỉ giải quyết bài toán kết nối mà còn mang những ý nghĩa lớn về văn hóa lịch sử và du lịch.
Cần Thơ
Thành phố trực thuộc trung ương thứ tư của Việt Nam đó chính là Cần Thơ. Từ năm 2003, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Cần Thơ được biết đến với một tên gọi không chính thức là “Tây Đô” nghĩa là thành phố của miền tây, và Cần Thơ nổi tiếng với người đẹp Tây Đô, con gái Tây Đô rất là xinh. “Cần Thơ gạo trắng nước trong, Ai về sứ bạc thong dong cuộc đời”
Cần Thơ là thành phố sầm uất và phát triển nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với vai trò là trung tâm kinh tế văn hóa xã hội y tế giáo dục và thương mại của cả vùng. Thành phố này nằm bên hữu ngạn sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Từ đầu thế kỷ thứ 18, vùng đất Cần Thơ đã được khai phá và chính thức có mặt trên bản đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, vùng đất Trấn Giang cũng qua nhiều lần đổi tên gọi và địa giới hành chính.
Cần Thơ là thủ phủ và là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp, thuộc nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng. Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng chịt, diện tích vườn cây ăn trái, đồng ruộng rộng lớn. Nổi tiếng với bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam bộ
Cần Thơ cũng nổi tiếng với vẻ đẹp của những cô gái: “Dù ai đi ngược về xuôi. Chẳng ai xinh đẹp như người Cần Thơ. Ninh Kiều con gái dễ thương. Bình thủy con gái đẹp dường như hoa.”
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố trực thuộc trung ương cuối cùng của Việt Nam, thành phố thứ năm sẽ được đề cập trong câu chuyện ngày hôm nay là thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh trước đây gọi là Sài Gòn, đã có trên 300 năm lịch sử, nhưng từ Sài Gòn chỉ được dùng để chỉ một khu vực với diện tích khoảng 1 km2 , tức là khu vực tương ứng với Chợ Lớn, có đông người Hoa sinh sống trong thế kỷ 18. Địa bàn đó gần tương ứng với khu vực chợ Lớn của ngày nay.
Khi Pháp vào Đông Dương để phục vụ công cuộc khai thác thục địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất của Việt Nam. Địa giới Sài Gòn lúc này bao gồm vùng đất Sài Gòn và bến Nghé cũ. Sài Gòn cũng từng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn từ 1887 đến 1901, về sau Pháp chuyển thủ đô của liên bang Đông Dương ra Hà Nội, đây là một chính quyền thuộc pháp.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ chỉ với 300 năm lịch sử, nhưng thành phố này đã xây dựng được không ít những công trình kiến trúc, sở hữu một nền văn hóa đa dạng và luôn là một mảnh đất hứa với nhiều người. Hiện nay trong văn bản hành chính thì thành phố luôn được gọi đầy đủ là thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố được chia thành 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện. Thành phố nằm trong thành phố này cũng rất đặc biệt đó là thành phố Thủ Đức. Lúc này, dân số của thành phố Hồ Chí Minh là hơn 9 triệu người, mật độ dân số cao nhất cả nước. Tuy nhiên, nếu tính cả những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố Hồ Chí Minh có lẽ là phải lên đến khoảng hơn 15 triệu người.
Nhờ những điều kiện tự nhiên điều kiện địa lý và điều kiện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông của Việt Nam và Đông Nam Á gồm cả đường bộ đường sắt đường thủy và đường hàng không. Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu trong nền kinh tế Việt Nam chúng ta. Bạn có đang sinh sống ở thành phố nào trong số các thành phố trực thuộc trung ương này hay không. Đừng ngần ngại, hãy để lại ý kiến của bạn dưới phần comment.