Trong số những đường biên giới đặc biệt nhất thế giới, có thể nhiều người sẽ bất ngờ khi trong số đó có đường biên giới giữa Tây Ban Nha và Maroc. Bất ngờ là bởi Tây Ban Nha và Maroc vốn dĩ là 2 quốc gia nằm ở 2 châu lục hoàn toàn khác nhau, vậy thì lấy đâu ra đường biên giới chung. Thậm chí cách đây chưa lâu, khi nghe tin Tây Ban Nha căng thẳng biên giới trên bộ với Maroc vào năm 2021, hẳn là nhiều người cũng phải đặt câu hỏi hai quốc gia này va chạm nhau ở khu vực chung nào. Hôm nay chúng ta sẽ nói về khu vực chung đó, nơi có tên là Ceuta.
Lãnh thổ
Đây là một trong hai lãnh thổ trên đất liền Phi châu của Tây Ban Nha, cùng với Melilla. Điều đầu tiên và cũng là điều đặc biệt nhất về Ceuta chính là vị trí của nó, Ceuta nằm trên bờ biển Bắc Phi. Tức là không ở cùng lãnh thổ chính quốc của Tây Ban Nha. Nó cách không xa đất liền của Tây Ban Nha chỉ khoảng hơn 14 km nhưng không phải là đường bộ mà là qua eo biển Gibraltar.
Nhưng điều thú vị nhất vẫn là việc nó nằm ở châu Phi nằm cạnh Maroc, và có chung đường biên giới trên bộ khoảng 6,4 km với đất nước này. Đây là một trong những nơi gần châu Âu nhất từ châu Phi, nhưng người ta vẫn hay nói và những ngày đẹp trời, từ bờ bên này có thể nhìn thấy bờ bên kia. Thành phố Ceuta ngăn cách với Maroc bằng hàng rào biên giới cao tới 10m và tất nhiên là được canh gác nghiêm ngặt. Đường biên giới chỉ rất ngắn thôi nhưng được đánh giá là nghiêm ngặt hàng đầu trên hành tin.
Tại sao lại có chuyện oái oăm như vậy nhỉ? Lật lại lịch sử, Ceuta là vùng đất đã qua tay nhiều đế chế khác nhau. Nó đã trở thành một phần của đế chế Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 17, khi được Bồ Đào Nha nhượng lại. Ceuta từng là một phần của Maroc và nằm dưới sự bảo hộ của Tây Ban Nha. Cho đến giữa thế kỷ 20, Tây Ban Nha và Pháp đã đồng trao trả độc lập cho Maroc trên hai phần họ cai trị.
Tại bờ biển Địa Trung Hải, Tây Ban Nha chỉ giữ lại Ceuta và một nơi khác cũng tương đồng là Melilla. Melilla cũng gần như tương tự với Ceuta vì cũng nằm ở châu Phi, giáp với lãnh thổ Maroc và có chung đường biên giới. Chỉ có điều vùng đất này xa hơn và không gần đất mẹ Tây Ban Nha như Ceuta.
Sở dĩ Tây Ban Nha lại giữ Ceuta vì nơi đây có vị trí chiến lược, đối diện eo biển Gibraltar về phía Tây Nam và là yết hầu độc đạo giữa Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, rộng chỉ có 13 km đến 14 km mà thôi. Kể từ năm 1990, Ceuta đã trở thành một thành phố tự trị sau khi được chính quyền Madrid cho phép. Đây là một trong hai vùng đất tự trị của Tây Ban Nha như đã nói bên cạnh Melilla.
Vì là một vùng lãnh thổ của Tây Ban Nha nên Ceuta mang những giá trị của Tây Ban Nha như ngôn ngữ chính thức là tiếng Tây Ban Nha. Tiêu tiền chung Châu Âu là Euro, và cũng là một phần lãnh thổ của Liên minh châu Âu. Đặt chân tới đây là đặt chân tới Châu Âu dù thực tế là vẫn đang đứng giữa châu Phi về mặt địa lý và là tới Tây Ban Nha chứ không phải là châu Phi hay là Maroc.
Việc di chuyển từ Tây Ban Nha tới tới Ceuta chẳng có gì khó khăn hay bị ngăn cấm cả, nhưng là một vùng đất nhỏ nên Ceuta không thể xây sân bay, muốn bay tới đây chỉ có thể bay trực thăng mà thôi. Con đường chính từ Tây Ban Nha tới Ceuta chính là đường biển. Mỗi ngày có khoảng hơn 10 chuyến phà cao tốc đi từ Tây Ban Nha đến Ceuta và mất khoảng 1 giờ rưỡi di chuyển, giá vé dao động từ 30 đến 35 Euro. Cũng giống như việc mua vé đi phà ra nhiều đảo ở nước ta vậy.
Đi từ Tây Ban Nha tới đây như di chuyển trong nước nên chẳng gặp khó khăn gì. Nhưng không phải lúc nào việc di chuyển cũng dễ dàng, bởi có những lúc tình hình an ninh được thắt chặt do những lo ngại về vấn đề buôn lậu. Khi đó việc kiểm soát an ninh và di chuyển bằng phà tới Ceuta sẽ mất thời gian hơn.
Đường biên giới đặc biệt
Một nơi đặc biệt và nơi này tồn tại một đường biên giới rất đặc biệt. Ceuta chỉ là một thành phố với diện tích là 18,5 km² và dân số chỉ khoảng 85.000 người. Tức là nô na có thể hình dung diện tích của Ceuta chỉ bằng quận Thanh Xuân tại Hà Nội, nhưng dân số thì ít hơn rất nhiều.
Địa hình của Ceuta ba mặt giáp biển với những vách đá, địa hình nhìn chung cũng như nhiều vùng giáp biển hay là nhiều bán đảo khác. Mặt còn lại của Ceuta giáp với Maroc, và đây chính là điểm nóng nhất. Do nằm gần Maroc và các quốc gia Châu Phi, những năm qua Ceuta phải đối mặt với một vấn đề nan giải đó là cuộc khủng hoảng người nhập cư.
Chuyện người Châu Phi nhập cư vào Châu Âu qua Địa Trung Hải đã nóng nhiều năm qua, khó khăn và vất vả như vượt Địa Trung Hải người ta còn làm được thì đến Ceuta là chuyện đơn giản hơn nhiều. Với câu chuyện của Ceuta và Melilla như đã đề cập từ trước, người nhập cư Châu Phi không cần phải vất vả tới mức bơi qua biển. Chỉ cần lọt qua biên giới Ceuta là đã đến Tây Ban Nha và EU có thể làm đơn xin tị nạn và tạm trú trong thời gian xét đơn.
Hồi giữa năm 2021, chính quyền Tây Ban Nha đã bị bất ngờ khi khoảng 8000 người di cư đột ngột xuất hiện tại câu vực Ceuta. Cao điểm có ngày đột ngột hơn 5000 người nhập cư cùng lúc xâm nhập ở Ceuta. Những người nhập cư này đã bơi hoặc dùng thuyền hơi nhỏ để vượt qua biên giới khi lực lượng biên phòng Maroc không để ý. Do Ceuta bị ngăn cách trên bộ với Maroc bởi tường rào cao 10m, nên những người di cư chọn cách bơi từ biển vào. Họ vòng từ bãi biển Maroc ra bên ngoài rồi bơi vào đất liền Ceuta.
Con số 8000 người này thì không phải là ít vì vốn dĩ, Ceuta như đã nói cũng chỉ có hơn 85.000 dân mà thôi. Như vậy đó là một cuộc di cư với quy mô 1/10 dân số Ceuta đã xuất hiện. Những người này bơi hoặc sử dụng thuyền nhỏ để vượt qua hệ thống chắn sóng đánh dấu biên giới giữa Ceuta và Maroc. Sau đó nhập cảnh bất hợp pháp vào lãnh thổ của Tây Ban Nha.
Tất nhiên Tây Ban Nha đã ngay lập tức hành động để ngăn chặn tình trạng này, họ triển khai quân đội và trục xuất những người nhập cư trái phép trở lại Maroc. Bất cứ ai đến bãi biển của Ceuta cũng đều ngay lập tức được trả lại
Thời điểm vụ nhập cư xảy ra, trùng với lúc căng thẳng ngoại giao giữa Tây Ban Nha và Maroc cũng đang diễn ra. Chính phủ Tây Ban Nha đã trợ giúp tiền điều trị dịch bệnh cho lãnh đạo của một phong trào độc lập ở Bắc Phi khiến Maroc tức giận. Thế nên người ta mới tin rằng cuộc khủng hoảng nhập cư ở vùng biên giới giữa Tây Ban Nha và Maroc có thể bắt nguồn từ cuộc xung đột cách đó 2000 cây số chứ chẳng phải là chuyện ngẫu nhiên mà biên phòng Maroc tự nhiên lại thờ ơ để cả vài ngàn người di chuyển vào một cái chỗ của Tây Ban Nha dễ dàng như vậy
Thực tế ở khu vực này không chỉ có Ceuta tạo ra ồn ào giữa Tây Ban Nha và Maroc, cách đó vài km có một hòn đào nhỏ từng là tranh chấp dữ dội giữa hai quốc gia. Đảo Perejil là một hòn đảo đá không có người sinh sống, diện tích khoảng 15ha nằm trên Địa Trung Hải. Đảo Perejil chỉ cách bờ biển Maroc khoảng 250m cách thành phố Ceuta của Tây Ban Nha hơn 8 km và có chiều cao tối đa 74 m so với mực nước biển.
Đảo này được người dân hai bên gọi là hoang đảo bởi thỉnh thoảng mới có vài mục đồng Maroc lùa gia súc lên đây mà chăn thả. Tuy nhiên, cũng không có nhiều cỏ lắm để đàn gia súc ăn và béo. Tuy nhiên hòn đảo này lại có vị trí chiến lược quan trọng với cả Maroc và Tây Ban Nha nên mới xảy ra tranh chấp tại đây.
Thế mới thấy khu vực Ceuta dù nhỏ bé thôi nhưng lại là nơi tương đối nóng so với những địa điểm khác trên toàn cầu, nóng từ quá khứ nóng đến hiện tại.
Thiên đường thuế Châu Âu
Nếu bỏ qua những tranh chấp những ồn ào Ceuta chắc chắn sẽ là một mảnh đất rất thú vị của Tây Ban Nha, nó có thể rất nóng thật nhưng cũng được đánh giá là yên bình về nhiều mặt nhất là về mặt khí hậu và tự nhiên. Ceuta nằm bên bờ Địa Trung Hải và được tận hưởng bầu không khí dễ chịu từ vùng biển này, dòng nước lạnh cùng hệ sinh thái bờ đá thủy triều tạo điều kiện để những người yêu lặn biển thỏa sức khám phá.
Có thể nói dù không nổi tiếng là xa hoa như Ibiza, thu hút những ngôi sao lớn nhưng Ceuta vẫn có đặc điểm của riêng mình và nó cũng giúp cho nơi này có nguồn dự trữ hải sản rất lớn. Khách du lịch tới Ceuta bị thu hút bởi khí hậu, bởi sự cổ kính của vùng đất này.
Do có vị trí chiến lược nên Ceuta từng qua tay nhiều đế chế khác nhau trong lịch sử, mỗi nhà cầm quyền đều xây tường thành hướng ra biển. Nổi tiếng nhất là khu tường thành hoàng gia, đoạn cổ nhất của bức tường có từ năm 962, còn đoạn mới nhất thì cũng đã từ thế kỷ thứ 18.
Và không thể không nhắc đến yếu tố pha trộn nhiều nền văn hóa khác nhau của Ceuta. Vì nơi đây từng là nơi nhiều tộc người xuất hiện, nhiều đế chế cai trị, nhiều tôn giáo ghi dấu ấn. Ceuta có sự phong phú của riêng mình và khiến nhiều người muốn tìm tới.
Nhưng có lẽ điểm thu hút nhất tại nơi này lại chính là yếu tố được gọi là “thiên đường thuế”. Trong khi ở Tây Ban Nha thuế suất VAT rơi vào khoảng trên dưới 20%, thì ở Ceuta mức thuế này 5% cho đến 10% tùy thuộc vào các loại mặt hàng khác nhau. Thêm vào đó bất kỳ mặt hàng nào mua tại nơi này rồi được người mua đem qua cửa khẩu sang Maroc thì đều được miễn thuế.
Vì vậy, nhiều khách du lịch đi thăm Tây Ban Nha và Maroc đều chờ lúc đến Ceuta mới vung tiền. Các thương hiệu hàng đầu thế giới cũng tìm cách mở rộng sự hiện diện của mình ở Ceuta, vì họ biết mọi người sẽ sẵn sàng móc hầu bao nhiều hơn khi tới đây. Chính bởi thế ở Ceuta dù khiêm tốn nhỏ bé nhưng cũng có thể tìm thấy những sản phẩm cao cấp của nhiều thương hiệu tại các khu trung tâm mua sắm, cùng với đó là vô vàn đồ thủ công mỹ nghệ và sản vật địa phương.
Ở một đất nước có nền bóng đá mạnh như Tây Ban Nha, hẳn nhiều người cũng đặt ra câu hỏi liệu Ceuta có đội bóng của thành phố hay không? Câu trả lời là có và đội bóng này cũng mang tên đại diện của thành phố này. Chỉ có điều Ceuta đang thi đấu ở giải hạng ba của Tây Ban Nha nên sẽ không mấy khi được nhìn thấy họ thi đấu ở sân chơi chuyên nghiệp bên cạnh những tên tuổi nổi tiếng như là Real Madrid hay Barcelona. Sân vận đồng ở đây cũng có sức chứa rất khiêm tốn chỉ khoảng 6000 chỗ ngồi mà thôi.
Nhìn chung ở Ceuta cái gì cũng be bé vừa vừa, nó phù hợp với một nơi có diện tích rất khiêm tốn và dân số thì cũng vừa phải. Nhưng vị trí nằm trên lãnh thổ châu Phi về mặt địa lý của Ceuta đã là thứ quá đỗi đặc biệt để biến thành phố này trở nên đáng chú ý trong mắt nhiều người. Trước kia Ceuta được biết đến là vì chuyện nhập cư ồn ào, dần dần sau này sẽ là bởi vị trí thú vị hay bởi điều kiện tự nhiên và những giá trị của thành phố ấy