Nicaragua, tên chính thức là Cộng hòa Nicaragua (tiếng Tây Ban Nha: República de Nicaragua, IPA [re’puβlika ðe nika’raɰwa]) là một quốc gia tại Trung Mỹ. Đây là nước lớn nhất ở Trung Mỹ, nhưng cũng có mật độ dân cư thấp nhất với số nhân khẩu chỉ tương đương các nước láng giềng nhỏ hơn. Nước này giáp với Honduras ở phía bắc, Costa Rica ở phía nam. Bờ biển phía tây trên bờ Thái Bình Dương, còn phía đông là Biển Caribe. Một điều kiện để Nicaragua có thể nghĩ đến việc xây dựng một kênh đào.
Thế giới đã từng chứng kiến những con kênh đào làm thay đổi cán cân thương mại, tạo ra cuộc cách mạng trong việc vận chuyển hàng hóa. Điều đó có thể nhìn thấy ở kênh đào Suez tại Ai Cập, hay là kênh đào Panama tại chính Trung Mỹ.
Gần đây người ta quan tâm đến một dự án kênh đào gần gũi hơn, ngay sát với biên giới Việt Nam – Campuchia với nguồn đầu tư đến từ Trung Quốc. Và cũng trong thời gian này một siêu dự án có sự tham gia của Trung Quốc từng khiến thế giới lên cơn sốt đã chính thức bị đình lại đó là siêu kênh đào Nicaragua.
Vậy tại sao con kênh có trị giá lên đến 50 tỷ đô la Mỹ này lại không thể đi vào hoạt động theo đúng tham vọng của quốc gia Trung Mỹ và nhà đầu tư Trung Quốc. Hãy cùng nhau tìm hiểu trong câu chuyện ngày hôm nay.
Kênh đào Nicaragua là gì?
Đầu tiên chúng ta phải cần đi giải mã câu hỏi kênh Nicaragua là gì? Thực tế câu chuyện về tham vọng xây dựng kênh đào ở khu vực Trung Mỹ và Caribe để nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương đã có từ thuở xa xưa. Với Nicaragua, giấc mơ về một siêu kênh đào đã bắt đầu từ thế kỷ thứ 16. Nước này đã nhờ đến Anh, Bỉ và Đức cố gắng để biến kế hoạch thiết kế – xây dựng kênh đào Nicaragua trở nên khả thi trong suốt những năm 1800, nhưng sau đó, quốc gia này không thể thực hiện được.
Vào những năm 1900 dự án kênh đào này đã bị dừng lại và không có quốc gia nào tiếp nhận. Ngay cả Mỹ cũng đã từng muốn tham gia thiết kế xây dựng dự án này, nhưng sau cùng vẫn phải đổi ý vì kênh đào Nicaragua quá đỗi phức tạp. Thế nhưng vào năm 2013, sự xuất hiện thần kỳ của những pháp sư Trung Quốc đã hồi sinh tham vọng xây dựng kênh đào Nicaragua.
Khi bản kế hoạch được trình ra, kênh đào Nicaragua có chiều dài dự kiến lên đến 278 km, vắt chéo qua đất liền Nicaragua. Đặc điểm rất đặc biệt là kênh đào này sâu tới 28m cho phép các tàu container lưu thông qua với trọng tải lên đến 250.000 tấn. Chúng ta sẽ có những so sánh cụ thể với kênh đào Panama cách đó không xa ở phần sau của bài viết này. Nhưng phải khẳng định rằng đây là một trong những dự án kênh đào lớn bậc nhất thế giới từng được lên kế hoạch.
Khi thông báo dự án này hồi những năm 2010, tổng thống Nicaragua – ông Daniel Ortega – cam kết dự án sẽ giúp chuyển đổi mạnh mẽ nên kinh tế Nicaragua. Tạo ra khoảng 200.000 việc làm và sẽ giúp tổng sản phẩm quốc nội GDP của đất nước này tăng gấp đôi hoặc thậm chí là gấp ba. Cụ thể Nicaragua kỳ vọng kênh đào này sẽ mang về 36 tỷ đô mỗi năm, một con số rất lớn. Cần phải biết rằng GDP của Nicaragua vào thời điểm đó chỉ là khoảng 11 tỷ đô. Tức là dự án kênh đào này sẽ thúc đẩy gấp ba lần kinh tế của cả một đất nước.
Và thế là trong những mộng mơ đó, năm 2013 Nicaragua đã trao giấy phép xây dựng và vận hành kênh đào tương lai trong vòng 50 năm cho tỷ phú Trung Quốc Vương Tĩnh – chủ tịch kiêm giám đốc điều hành công ty Viễn thông Beijing Xinwei. Để phát triển dự án này, ông Vương đã lập ra công ty đầu tư phát triển kênh đào Nicaragua, công ty có trụ sở tại Hong Kong, cái tên có lẽ cũng sẽ khiến nhiều người hơi lo ngại.
Nhưng ở thời điểm lên kế hoạch, tỷ phú Trung Quốc khẳng định có khả năng đảm bảo tài chính cho dự án ước tính lên đến 50 tỷ đô la Mỹ. Ông Vương tiết lộ thời điểm đó đã tìm thấy nhiều nhà đầu tư khác sẵn sàng tham gia vào dự án này dù không công khai được tên của nhà đầu tư nào. Dù tiền đến từ nguồn nào thì có vẻ như tài chính vẫn luôn không phải là vấn đề nên cả Nicaragua và Trung Quốc đều rất tự tin rằng đại dự án này sẽ thành công.
Nhưng đâu có biết được rằng dự án này đã chết yểu ngay từ đầu, Nicaragua có lẽ đã ký vào một trong những thỏa thuận lớn nhất lịch sử quốc gia và khu vực khi xây dựng kinh đào mang tên đất nước mình. Thỏa thuận này cho phép công ty kia đảm bảo công tác xây dựng và vận hành kênh đào Nicaragua trong 50 năm đầu tiên, và có khả năng tái ký hợp đồng kéo dài thêm 50 năm nữa, vậy là tròn một thế kỷ.
Theo đó thì phía Trung Quốc sẽ được trao quyền sử dụng đất, không khí, nước, không gian hàng hải và tài nguyên thiên nhiên của Nicaragua trong khu vực kênh đào. Phía Trung Quốc cũng có thể sử dụng tài sản của chính phủ Nicaragua và ngân hàng trung ương Nicaragua. Và theo như kế hoạch đặt ra, kênh đào sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2019.
Một năm trước đó có đến 1/4 người dân Nicaragua sống trong cảnh nghèo đói và tổng thống Daniel Ortega cam kết rằng kênh đào này sẽ giúp nền kinh tế đất nước khởi sắc. Nhưng từ thời điểm vào năm 2015 tương lai tài chính của dự án bắt đầu được đặt dấu hỏi khi công chúng biết rằng tỷ phú Vương Tĩnh mất đến 85% tài sản do giá cổ phiếu của ông này tại công ty Beijing Xinwei đã sụt giảm mạnh.
Bloomberg cho biết tài sản ròng của ông Vương lao dốc từ 10,2 tỷ đô xuống chỉ còn có 1,1 tỷ đô. Và năm 2018, công ty được thành lập để xây dựng kênh đào đã đóng cửa văn phòng ở Hồng Kông Trung Quốc. Một đại diện của ông Vương cho biết đây là sự thay đổi chiến lược và công ty vẫn duy trì hoạt động ở Hồng Kông, nhưng từ chối cung cấp chi tiết về địa chỉ mới.
Nhưng rồi sau này khi bong bóng từ tập đoàn Xinwei của ông Vương Tĩnh vỡ ra, người ta đã chẳng thể tìm ra tung tích của vị tỷ phú này, và cho đến hiện tại người ta vẫn không rõ ông Vương đang sống ở đâu, trạng thái tài chính ra sao. Một số tin đồn nói rằng ông đang sống ở Mỹ nhưng không biết là Mỹ nào và cụ thể ở đâu, còn tập đoàn Xinwei đã phá sản từ tháng tư của năm 2024. Cũng chẳng còn cách nào khác, Nicaragua đã buộc phải hủy dự án kênh đào.
Vậy kinh đào Nicaragua đã xây dựng được bao nhiêu phần trăm, đây cũng là một trong những bí ẩn lớn nhất. Ban đầu công ty của tỷ phú Vương dự kiến thuê 50.000 công nhân trong vòng 5 năm xây dựng. Tuy nhiên dự án này gần như chưa thực hiện được bất kỳ một điều gì đáng kể cả, bất chấp lễ động thổ mang tính biểu tượng đã diễn ra vào năm 2014. Vẫn chưa có công trình nào được thực hiện trên con kênh nối bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương của Nicaragua. Và nhiều người tin rằng dự án này mới chỉ xây dựng được 11km đường rải đá mang tính tượng trưng, và chỉ có hơn 30 công nhân làm việc ở hiện trường, thậm chí họ còn không làm việc một cách nghiêm túc. Dự án đầu tư nhanh chóng rơi vào đình trệ, công nhân địa phương tới tấp bỏ việc vì không được trả lương, điều này khiến chính phủ Nicaragua rất khốn đốn.
Thực tế trước khi dự án được ký kết, sự phản đối đã diễn ra kịch liệt trong dân chúng Nicaragua. Những phản đối dự án kênh đào này đều liên quan đến quan ngại về chủ quyền quốc gia, tác động môi trường và bất ổn xã hội. Độ sâu của kênh được công khai là 28m, nghĩa là đủ sâu để tàu ngầm Trung Quốc có thể nhanh chóng di chuyển qua lại giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương mà khó bị phát hiện. Việc Trung Quốc chấp nhận đầu tư lớn vào kênh đào này cũng bị đặt nhiều dấu hỏi vì nhiều người cho rằng họ muốn gia tăng tầm ảnh hưởng ở khu vực châu Mỹ.
Trong số những người phản ứng dữ dội nhất kênh đào Nicaragua có cựu phó tổng thống Sergio R. Mercado của Nicaragua, ông này đã đâm đơn tố cáo với chữ ký của nhiều nhân vật có ảnh hưởng ở Nicaragua. Cáo buộc tổng thống Daniel Ortega đã đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy lợi ích chính trị và tài chính cho cá nhân mình. Và ông gọi kênh đào này là con voi trắng, ám chỉ chi phí bảo trì của kênh vượt quá hiệu quả đem lại mà kênh thì lại không thể bị dỡ bỏ.
Khi bắt đầu triển khai dự án phía công ty Trung Quốc đã cưỡng chế di rời khoảng 100.000 công dân Nicaragua. Các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình dẫn đến nhiều thương vong, dù cảnh sát Nicaragua đã bác bỏ những thông tin này.
Về tác động với môi trường, ngay cả khi dự án được quản lý theo hệ thống tiêu chuẩn ngặt nghèo nhất hậu quả mà nó để lại vẫn sẽ là rất nghiêm trọng. Kênh đào sẽ cắt qua hồ Cocibolca, hồ lớn nhất và là ngồn dự trữ nước ngọt chủ chốt tại Trung Mỹ với hệ sinh thái nguyên sơ, công tác nạo vét kênh có thể biến nơi này trở thành một hồ nước chết. Dự án gây ảnh hưởng đến 93.000 ha hệ sinh thái trên cạn và 18.800 ha rừng mưa nhiệt đới. Nói tóm lại là ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và đời sống của người dân Nicaragua.
Không thể thay thế kênh đào Panama
Kênh đào Nicaragua đã không thể hình thành như kỳ vọng ban đầu, có thể sẽ có hai luồng ý kiến xuất hiện. Một là nể phục tham vọng của quốc gia trung Mỹ này. Hai là bó tay trước sự ảo tưởng của họ về một siêu kênh đào có thể thay thế được Panama. Thực tế cho thấy, nếu mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch kênh đào Nicaragua sẽ bỏ xa Panama về nhiều yếu tố. Kênh đào mới có chiều rộng khoảng 23m đến 520m và chiều sâu lên đến 28m cho phép tàu 250.000 tấn vượt qua.
Còn kênh đào Panama có kích thước lớn nhất của các tàu có thể đi qua kênh là chiều rộng 32,3 m, mớn nước 12m nước ngọt, chiều dài 294,1 m. Có thể hiểu nom na là kênh đào Nicaragua theo kế hoạch có thể đón tàu lớn gấp đôi so với kênh đào Panama. Vì âu thuyền lớn gấp hai lần, chiều sâu lớn tạo điều kiện để những tàu lớn vượt qua kênh đào này. Cũng theo kế hoạch, bất cứ tàu lớn nào của thế giới cũng có thể đi qua kênh đào Nicaragua mà không gặp phải bất kỳ một trở ngại nào.
Dự án kênh đào Nicaragua nhắm tới khách hàng là các tàu trở dầu và tàu trở hàng lớn không thể di chuyển qua chính kênh đào Panama. Nhưng tất nhiên đó chỉ là con số trên lý thuyết và được tuyên bố trên truyền thông mà thôi, đến bây giờ tất cả chỉ còn lại là sự tiếc nuối.
Thêm một chi tiết nữa có thể khiến những tiếc nối bớt đi, khi kênh đào Nicaragua được cho là không khả thi về mặt cạnh tranh tài chính với Panama, vì kênh đào này vẫn đang được đầu tư mở rộng. Theo ước tính của ban quản lý kênh đào Panama, kênh Nicaragua thực tế cần mất tới 14 năm thi công và tiêu tốn 70 tỷ đô la mỹ nếu thực sự được xây dựng theo kế hoạch.
Điều này sẽ buộc các nhà đầu tư ở kênh đào Nicaragua áp mức phí lưu thông tăng gấp đôi so với mức phí qua Panama nếu muốn có lãi, mà chi phí cao thì sẽ rất khó cạnh tranh. Vì thế sau cùng việc kênh đào Nicaragua đi vào dĩ vãng cũng là điều dễ hiểu.
Như vậy ngay từ đầu, người ta đã nhìn thấy những chi tiết phần nào mơ hồ và phi thực tế về kế hoạch xây dựng kênh đào Nicaragua. Những thông tin tô vẽ trên truyền thông cho thấy đây là một siêu dự án nhưng nó lại quá thiếu thực tế với một đất nước còn khiêm tốn về tầm vóc như Nicaragua. Hơn nữa những ảo tưởng về nhà đầu tư về một pháp sư Trung Quốc đã khiến người Nicaragua phải trả ra đắt. Giờ đây họ phải chấp nhận thực tại và thậm chí phải giải quyết những vấn đề mà dự án này đã tạo ra ban đầu. Siêu dự án Nicaragua sẽ mãi nằm ở trong sổ sách mà thôi.