Cho dù không phải là fan của dòng truyện kiếm hiệp hay văn học Trung Quốc, chắc hẳn từng người trong chúng ta cũng không dưới một lần nghe đến cái tên Kim Dung và những tác phẩm bất thủ của ông. Tác gia người Chiết Giang là một trong những nhà văn có ảnh hưởng lớn nhất đối với văn học Trung Hoa thời kỳ hiện đại.
Tác phẩm Kim Dung không chỉ tác động đến văn hóa đại chúng trong nước mà còn gây ảnh hưởng tới rất nhiều quốc gia láng giềng như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, thậm chí là cả những nước phương Tây và đương nhiên là không thể thiếu Việt Nam, đều đã được chứng kiến một thế hệ độc giả ăn ngủ cùng những Tiếu Ngạo Giang Hồ, Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Thiên Long Bát Bộ hay Hiệp Khách Hành.
Sức ảnh hưởng của cố nhà văn lớn đến mức người ta đã dùng tên ông để đặt cho một tiểu hành tinh ngoài vũ trụ. Và đã nhắc đến Kim Dung thì không thể bỏ qua được bộ ba tiểu thuyết Xạ Điêu Tam Bộ Khúc, bao gồm Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại Hiệp và Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Bộ ba truyện kiếm hiệp này không chỉ công phá nhà sách mà còn tạo nên cơn sốt thực sự trên radio cũng như phim truyền hình.
Câu chuyện còn mang hơi hướng lịch sử với những sự kiện được nhà văn Kim Dung cài cắm vào bắt đầu từ thời nhà Kim, nhà Tống, tới khi Mông Cổ đánh chiếm Trung Quốc để lập nên nhà Nguyên, rồi khép lại ở thời nhà Minh. Sự cuốn hút của những tác phẩm này là điều không phải bàn cãi, vì nhắm mắt thôi chúng ta cũng có thể liệt kê được những nhân vật như Dương Quá, Quách Tĩnh, Trương Vô Kỵ, Chu Chỉ Nhược.
Và một trong những cái tên gây ảnh hưởng khác là Doãn Chí Bình, dù chỉ xuất hiện trên đầu ngón tay trong Xạ Điêu Tam Bộ Truyện, chẳng có sức mạnh hơn người, hay gây ảnh hưởng quá lớn đến mạch truyện. Nhân vật này đôi khi thậm chí còn nhận được sự chú ý hơn cả những nhân vật chính trong truyện. Hình ảnh của Doãn huynh vẫn luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội chế mìn.
Doãn Chí Bình được để ý nhiều như vậy không phải có tầm ảnh hưởng đến truyện, cũng chẳng phải vì có hoàn cảnh đáng thương, trái lại đây là cái tên khiến cho người ta ghét cay ghét đắng. Chẳng cần đến bất cứ một cuộc khảo sát nào ta cũng biết rằng Doãn Chí Bình là người bị ghét nhất trong toàn bộ vũ trụ tiểu thuyết của Kim Dung. Vì những hành động của hắn trong số lần ít ỏi ngoi lên trong các tác phẩm của cố nhà văn người Chiết Giang và không hiểu vô tình hay cố tình, điều đó đã để lại tiếng xấu cho một người có thật trong lịch sử.
Nếu như có một trên 1000% nhỏ nhoi nào đó bạn thực sự không biết Doãn Chí Bình đã làm những gì thì sau đây sẽ là một phần tóm tắt nhanh. Nhân vật này từng xuất hiện trong truyện đầu tiên mang tên Anh Hùng Xạ Điêu, được miêu tả là đệ tử của Khưu Xứ Cơ thuộc Toàn Chân Phái. Ở đây hắn ngoan ngoãn với sư phụ nhưng lại nghênh ngang háo thắng với người khác, võ công tầm thường nhưng thích gáy to nên đã bị sư phụ của Quách Tĩnh là Kha Trấn Ác dạy dỗ cho hiểu thế nào là trời cao đất dày.
Nhưng tất cả những gì chúng ta cần biết về Doãn Chí Bình dưới ngòi bút Kim Dung lại nằm ở tác phẩm thứ hai trong Xạ Điêu Tam Bộ Truyện là Thần Điêu Đại Hiệp hay còn có tên là Thần Điêu Lữ Hiệp. Trong lần thứ hai góp mặt và vũ trụ tiểu thuyết chim Điêu, Doãn Chí Bình được xuất hiện nhiều hơn, chơi thân với Triệu Chí Kính, người chơi rất thân với nhân vật chính Dương Quá, nhưng dù đã được tái xuất thì võ công tư chất của họ Doãn vẫn tầm thường y như vậy, chỉ là hạt cát nhỏ bé giữa biển trời cao thủ võ lâm.
Thế nhưng hắn đã tạo nên một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất ở trong truyện Kim Dung, hay bạn có thể gọi là đáng ghét cũng được. Hắn lợi dụng thời điểm Tiểu Long Nữ bị Tây Độc Âu Dương Phong điểm huyệt đã nổi máu tà dâm mà mạo phạm đến thân thể của Cô Cô, phần việc bị điểm huyệt phải bất động, một phần vì cũng tưởng nhầm đây là người yêu Dương Quá mà Tiểu Long Nữ đã nhắm mắt trao cái ngàn vàng cho gã tiểu tử hèn mọn này.
Với rất nhiều người hâm mộ truyện Kim Dung vốn đa phần là nam giới và ngưỡng mộ sắc vóc của Cô Cô, đó là một hành động không thể tha thứ và Doãn Chí Bình ngay lập tức bị điền vào sổ đen của rất nhiều những chàng thanh niên. Kể từ đó, Doãn Chí Bình không chỉ đơn thuần là một cái tên riêng mà đã trở thành danh từ chung để chỉ những kẻ dâm dê đê tiện hèn kém trong thiên hạ.
Sau này khi bị Cô Cô truy sát về hành động mạo phạm ấy, Chí Bình đã quyết định tự vẫn. Dẫu vậy, chừng đó là không đủ để khiến nhân vật này bớt bị ghét. Mọi thứ còn nặng nề tới mức khi tiểu thuyết được chuyển thể thành phim, những diễn viên đóng vai này đều bị lượng fan đông đảo của Tiểu Long Nữ ghét bỏ, thậm chí còn phòng sát ngoài đời thực
Nhưng có ít người biết rằng Doãn Chí Bình là một nhân vật có thực ngoài đời, dù tiểu thuyết là hư cấu. Nhưng Kim Dung trước giờ vẫn luôn nổi tiếng với việc cài cắm các sự kiện các nhân vật lịch sử vào trong truyện của mình, khiến độc giả của mình có cảm giác rằng các nhân vật trong truyện thật sự hiện hữu ngoài đời. Và họ Doãn cũng là một trong những nhân vật được đưa từ ngoài đời vào trong truyện như thế.
Doãn Chí Bình trong truyện và Doãn Chí Bình ngoài đời thực có nguồn gốc giống như nhau. Họ đều là đệ tử của Khưu Xứ Cơ người nổi tiếng nhất trong số Toàn Chân Thất Tử. Tuy vậy, đó cũng là điểm giống nhau duy nhất, trong khi đó điểm khác biệt lại rất nhiều.
Doãn Chí Bình thật sự được cho là sinh sống từ giữa thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 13, ông sống trong một gia đình có truyền thống làm đại thần của nước bắc Tống, nhưng lại đam mê con đường làm đạo sĩ. Ngay cả khi bị giam lỏng nhiều năm trời, Chí Binh cũng vẫn không hề nghe theo lời cha mà tiếp tục nghiên cứu về đạo giáo.
Sau khi buộc cha phải đồng ý với nguyện vọng của mình, ông trở thành một đạo sĩ và lấy hiệu là Thanh Hòa Từ, đi thực hành đạo giáo tại Tây An. Sau này ông trở thành đệ tử được Khưu Xứ Cơ tin tưởng nhất, được diện kiến cả Thành Cát Tư Hãn cùng sư phụ. Năm 1227, trước khi nhắm mắt xuôi tay khi Khưu Xứ Cơ đã truyền ngôi cho Doãn Chí Bình biến ông trở thành trưởng giáo thứ sáu của Toàn Chân Giáo.
Dưới thời Tống Nguyên, Toàn Chân Giáo phát triển cực thịnh nhờ có được sự sủng ái của Thành Cát Tư Hãn Và các Đại Hãn Mông Cổ khác. Tiếng tăm của Doãn Chí Bình cũng vì thế mà lan truyền khắp cả nước, được cả vua nhà Tống, vua nhà Nguyên kính trọng.
Trong cuộc chiến tranh Mông Tống ông cùng với Toàn Chân Giáo đã giúp đỡ người dân gặp nạn, thậm chí còn là thầy thuốc chữa bệnh cho bách tính. Dù ở đỉnh cao của danh vọng nhưng Doãn Chí Bình đã một mực từ chối mọi bổng lộc, người dân cống lễ vật ông cũng bắt người ta mang về lấy lý do là công đức của mình quá nông cạn.
Vào những năm cuối đời, ông một mực từ chức chưởng môn sống ẩn dật nghiên cứu đạo giáo, đi ngao du truyền giáo và giúp sửa sang đền thờ trên khắp cõi Trung Hoa. Sau khi qua đời vào năm 1251, Chí Bình đã được Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt chiếu tặng danh hiệu “Thanh Hoà Diệu Đạo Quảng Hoá Chân Nhân”. Đến năm 1310, Nguyên Vũ Tông phong tặng thêm danh hiệu “Thanh Hoà Diệu Đạo Quảng Hoá Sùng Giáo Đại Chân Quân”
Có thể thấy Doãn Chí Bình trong lịch sử là một đạo sĩ đức cao vọng trọng, không màng danh lợi khác xa một Doãn Chí Bình tầm thường ham mê nữ sắc trong truyện của Kim Dung. Chính vì lẽ đó Kim Dung đã bị đạo giáo của Trung Hoa hết sức ghét bỏ. Trong sự kiện Hoa Sơn Luận Kiếm năm 2003, khối nhà văn đã bị các đạo sĩ thuộc Hiệp hội Đạo Giáo Thiểm Tây ngăn cản trên đường đi, không cho lên núi tham dự, vì cho rằng tiểu thuyết của Kim Dung đã bôi nhọ hoàn toàn hình ảnh và danh tiếng Doãn Chí Bình cũng như Toàn Chân Giáo.
Sau đó nhà văn đã phải lên tiếng xin lỗi thì mới được tham dự sự kiện, ông đã nỗ lực sửa sai bằng cách đổi tên nhân vật sang họ Trần và yêu cầu các đài truyền hình khi làm phim chuyển thể phải lược bỏ hoặc làm sơ sài khoảnh khắc Tiểu Long Nữ bị cưỡng dâm.
Dẫu vậy như thế vẫn là quá ít và quá muộn, danh tiếng của Doãn Chí Bình bị bôi nhọ hoàn toàn trong nhiều thập kỷ qua và đã trở thành hình ảnh quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức và gắn liền với văn hóa của nhiều quốc gia chứ không chỉ gói gọn trong Trung Hoa Đại Lục. Thậm chí, độc giả của Xạ Điêu Tam Bộ Truyện còn phản đối chính tác giả vì đổi tên nhân vật.
Những tác phẩm nghệ thuật lúc nào cũng có sức ảnh hưởng lớn hơn so với sự thật lịch sử điều đó càng đúng khi nhắc tới văn học Trung Hoa. Đến nay không ai biết tại sao một người tôn trọng tôn giáo như Kim Dung lại có thể gắn liền cái tên của một đạo sĩ đức cao vọng trọng với hành động uế như vậy, chỉ biết rằng nỗi oan thiên cổ Doãn Chí Bình sẽ không bao giờ được gột rửa.
Comments 2