Nam Cực là một lục địa xa nhất, nằm ở cực Nam của Trái Đất đúng như tên gọi của nó. Và nó được mệnh danh là lục địa với nhiều cái nhất: Lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất trên thế giới. Nam Cực cũng là châu lục duy nhất ở trên thế giới này mà không có chính phủ.
Nó rộng tới 14 triệu km2, diện tích này lớn gấp đôi nước Úc, bằng cả nước Mỹ và Mexico cộng lại. Thực tế thì có đến 98% diện tích của Nam Cực được bao phủ bởi 1 lớp băng lớn. Đáng kinh ngạc hơn, bề dày của lớp băng này có thể lên đến 1,6km. Chính vì vậy, có thể coi Nam Cực là một tảng băng khổng lồ.
Như các bạn đã biết, chỉ có nước mới có thể đóng băng và Nam Cực là nơi sở hữu đến 90% lượng băng của toàn thế giới. Những khối băng ở châu lục lạnh giá này cũng chính là nguồn dự trữ nước ngọt khổng lồ và theo tính toán của các nhà khoa học là chiến đến 70% lượng nước ngọt trên toàn cầu.
Ở đây thì là không hề bị ô nhiễm, không khí sạch đến nỗi con người hầu như chẳng thể ngửi đến bất kỳ một mùi nào cả. Tuy vậy, ở Nam Cực cũng đang ấm lên với tốc độ nhanh hơn bất kì phần còn lại của Trái Đất. Nếu toàn bộ lượng nước đang đóng băng của Nam Cực tan ra thì mực nước biển toàn cầu sẽ dâng lên đến 60m. Để dễ hình dung, thì Hà Nội đang ở độ cao trung bình từ 5 đến 20m so với mặt nước biển, khi đó toàn bộ thủ đô sẽ chìm trong nước ở độ sâu từ 4m cho đến 55m. Thực là một kịch bản không tưởng.
Bởi vậy, vấn đề giải quyết nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu đang được đặt lên hàng đầu, và tính đến này ở Nam Cực có hơn 300 hồ nước đã được xác định. Những hồ này không bị đóng băng nhờ năng lượng nhiệt địa tỏa ra từ lòng đất, và trở thành một phần quan trọng trong mạng lưới thủy văn rộng lớn dưới lớp bằng dày của Nam Cực hay còn gọi là các sông ngầm. Các nhà nghiên cứu tin rằng, những hồ biệt lập này có thể là nơi sinh sống của những vi sinh vật mà khoa học hiện đại chưa hề được biết đến.
Nếu chúng ta nói về Sahara thì nói đến cái nóng, và nếu nói về Nam Cực thì phải nói tới cái lạnh. Đây là nơi lạnh nhất trên thế giới. Mặc dù là quanh năm lạnh lẽo nhưng vẫn có mùa đông và mùa hè tại đây. Trong suốt mùa đông ở Nam Cực nhiều vùng nằm sâu và không nhận được ánh sáng mặt trời. Vào mùa hè thì phần lớn ánh Mặt Trời chiếu xuống bề mặt băng đều bị phản chiếu trở lại. Do đó Nam Cực nhận được ít năng lượng từ mặt trời, cộng với độ cao địa hình khi Nam Cực đang là lục địa cao nhất thế giới với độ cao là 2.800m trên mực nước biển. Nó làm cho nơi đây là nơi lạnh nhất thế giới, lạnh hơn cả Bắc Cực.
Vào mùa hè ở Nam Cực, nhiệt độ dao động từ 5 đến 10°C, và vào mùa đông cả Nam Cực không có ban ngày, trời lúc nào cũng tối, nhiệt độ khi mùa đông có thể xuống dưới -80°C. Nhưng có một sự thật là cách đây 53 triệu năm, Nam Cực không hề lạnh lại đến vậy, nó ấm đến mức có những cây cỏ mọc trên bờ biển và nhiệt độ không khí cao trên 20°C. Nhiệt độ này tương ứng với nhiệt độ hiện tại của thành phố Melbourne tại nước Úc.
Nam cực cũng được biết tới là nơi khô cằn nhất trên thế giới, vì nhiệt độ thấp ở đây đã làm đóng băng hầu hết lượng nước trong không khí, khiến độ ẩm không khí bị hạ thấp xuống một cách không tưởng. Ở châu lục này còn tồn tại những khu vực có mang tên là thung lũng khô McMurdo. Ở nơi đây không hề có bất kỳ sự hiện diện nào của nước, thậm chí là của tuyết. Nên những khung lũng khô McMurdo còn được biết đến là hoang mạc khô cằn nhất trên Trái Đất.
Là nơi gần như xa xôi nhất trên Trái Đất, lại lạnh nhất và khô nhất, thế thì con người sống ở Nam Cực kiểu gì? Sự tồn tại của lục địa Nam Cực không hề được khám phá cho đến năm 1820, trước đó người ta chỉ cho rằng đây là những nhóm đảo nằm ở phía Nam của Trái Đất. Đến năm 1911, khi một nhà thám hiểm người Na Uy có tên là Roald Engebreth Gravning Amundsen đã trở thành người đầu tiên đến với điểm cực nam và cắm lá cờ tổ quốc của mình ở đó. Ông cũng trở thành người đầu tiên thăm cả hai điểm cực của hành tinh.
Chúng ta cần phải lưu ý khái niệm Điểm cực nam và Điểm cực bắc so với các khu vực vòng cực. Nam Cực là lục địa duy nhất mà không có người bản địa sinh sống, những cư dân ở đây là những nhà nghiên cứu tìm ra các sinh vật mới, tìm những dữ liệu liên quan đến lịch sử, khí hậu của trái đất, và các dấu hiệu môi trường đang thay đổi.
Các nhà khoa học đã khám phá trong khoảng 200 năm trở lại đây, vào giữa thế kỷ trước đã có một hiệp ước được ký tên là hiệp ước Nam Cực, ở đây thì họ sẽ cấm tất cả hoạt động quân sự tại Nam Cực. Nam Cực chỉ được phát triển vì mục đích khoa học và hòa bình. Hiện nay, có 70 cơ sở nghiên cứu tại đây và con số cũng tiếp tục tăng lên. Vì Nam Cực không có người dân bản địa và những nhà nghiên cứu thì đến từ khắp nơi trên thế giới, nên ở đây được gọi là lục địa quốc tế.
Mỗi năm thì có khoảng 1.000 nhà khoa học tiến hành những nghiên cứu tại các trạm ở Nam Cực. Với điều kiện khắc nghiệt và ở khoảng cách xa so với những lục địa khác nên việc nghiên cứu khoa học tại Nam Cực rất tốn kém. Vì vậy nên các nhà khoa học ở chỉ mạo hiểm đến với Nam Cực nếu công việc nghiên cứu này không thể thực hiện được ở bất kỳ nơi nào trên Trái Đất.
Nói về cái sự khác biệt với cuộc sống ở Nam Cực thì đã có một câu chuyện như thế này. Trước đây, để làm việc tại Nam Cực thì bạn bắt buộc phải là những người đã nhổ răng khôn hoặc là đã được cắt ruột thừa. Thực tế là những cuộc phẫu thuật trên rất là khó thực hiện tại Nam Cực ở thời điểm đó. Do đó, để làm việc ở đây các thành viên của các đoàn nghiên cứu cần phải loại bỏ răng khôn và ruột thừa để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Chúng ta sẽ có thêm một số dấu mốc khác về sự hiện diện của con người đã làm việc tại Nam Cực. Vào năm 1978 thì một người Argentina là người đầu tiên trong lịch sử được sinh ra ở Nam Cực. Những thuyết âm mưu cho rằng đây là kế hoạch của chính phủ Argentina khi họ cử một người phụ nữ đã mang thai từ trước đến với Nam Cực. Sau đó đòi quyền đối với một phần lãnh thổ ở Nam Cực.
Từ năm 1978 cho đến năm 2020 thì mới chỉ có thêm 10 người khác được sinh ra ở Nam Cực. Vào năm 2013, đã có buổi hòa nhạc được tổ chức ở Nam Cực do ban nhạc Metallica thực hiện và đây là ban nhạc đầu tiên trên thế giới tổ chức những buổi lưu diễn của mình ở tất cả các châu lục. Điều đáng nói là để không làm ảnh hưởng đến hệ động vật ở Nam Cực, thì buổi hòa nhạc được tổ chức dưới một mái vàm đặc biệt để bảo vệ và khán giả phải nghe qua tai nghe.
Đến thời điểm hiện tại thì mỗi năm có khoảng 40.000 lượt khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến với Nam Cực trong những chuyến du ngoạn và khám phá khu vực này. Sự thật thú vị là ở Nam Cực không hề có một múi giờ nó cả, bởi vì ở điểm cực nam thì tất cả các kinh tuyến đều giao nhau. Bởi vậy nên nơi đây không có múi giờ và thêm một điều nữa, bất kể bạn nhìn theo hướng nào thì mọi hướng bạn nhìn đều là hướng băc.
Vì Nam Cực không có múi giờ nên những nhà khoa học làm việc ở Nam Cực thường lấy múi giờ quốc gia mà họ khởi hành nhưng điều này cũng gây ra một số vấn đề. Ví dụ như là có rất là nhiều trạm của các quốc gia khác nhau như Chile, Trung Quốc, Nga, Anh, Úc, Argentina,… Và nếu mỗi người đều sử dụng múi giờ riêng của mình thì rất khó để thống nhất trong việc trao đổi thông tin liên lạc.
Như đã nói, ở Nam Cực không hề có cư dân bản địa nhưng vẫn có hai cây ATM để phục vụ những người tới đây, và ATM đã xuất hiện ở tất cả các châu lục trên thế giới này.
Động vật ở Nam Cực nổi tiếng với loài chim cánh cụt, điều kiện sống khắc nghiệt với cái lạnh cắt da cắt thịt ở đây đã làm tối thiểu hóa số lượng các loài ăn thịt, và nơi đây thật sự trở thành thiên đường của các loài chim đặc biệt là chim cánh cụt. Theo thống kê thì có đến 7 loài chim cánh cụt khác nhau đang cùng sinh sống tại Nam Cực và những khu vực lân cận ở Nam Cực.
Nếu chim cánh cụt là kẻ ngự trị ở trên lục địa, trên những tảng băng thì cá voi sát thủ là loài bá chủ ở khu vực biển Nam Cực. Loài cá voi sát thủ ở đây sống thành từng đàn với khoảng 40 con một đàn. Bên cạnh những con mồi dưới nước thì ở mục tiêu của cá voi sát thủ còn là các loại chim cánh cụt, vốn rất dồi dào như đã nói trên. Và Nam Cực là châu lục duy nhất trên Trái Đất này mà không có loài bò sát sinh sống.
Đó là những sự thật thú vị về Nam Cực, nhưng còn có một điều thú vị hơn đó là ý tưởng táo bạo về việc khai thác băng ở Nam Cực. Chúng ta đã biết rằng UAE là một trong những quốc gia khô cằn nhất và khan hiếm nước nhất trên Trái Đất này do thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Nhưng UAE cũng là một trong những quốc gia giàu nhất trên hành tinh với những ý tưởng cực kỳ táo bạo.
Và ý tưởng cụ thể ở đây của họ chính là khai thác băng ở Nam Cực. Họ đã dùng một vệ tinh tìm một tảng băng trôi có kích thước là 2km x 500m ở Nam Cực. Sau đó buộc khối băng vào một sợi đa kim loại, nhằm ngăn tảng băng vỡ làm nhiều mảnh rồi dùng thuyền kéo về Vịnh Ba Tư. Họ tính toán rằng, một tảng băng bao nhiêu vậy có thể chứa đến 76 tỷ lít nước.
Việc kéo núi băng trôi từ Nam Cực về theo tính toán sẽ mất khoảng 10 tháng, bởi vì chặng đường từ Nam Cực đến khu vực Vịnh Ba Tư dài hơn 8.000km. Sau đó, tảng băng trôi này sẽ được đưa đến tiểu vương quốc Fujairah, 1 trong 7 tiểu vương quốc giàu có của UAE. Đó là một kế hoạch cực kỳ táo bạo.
Có những câu hỏi được đặt ra là để kéo một tảng băng trôi qua quãng đường dài như vậy thì có sợ băng tan hay không? Những người vẽ nên dự án này đã cho biết rằng có khoảng 80% thể tích của tảng băng chìm dưới nước, chỉ có một phần nổi ở bên trên. Cả tảng băng có màu trắng và ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ bị phản xạ ngược trở lại, nên việc băng tan chảy trên đường vận chuyển không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Ước tính thì lượng băng bị hao hụt chỉ là 30% trên tổng quãng đường di chuyển mà thôi. Và ngay cả khi chỉ còn 70% khối lượng thì tảng băng này có thể cung cấp hàng triệu lít nước ngọt cho các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, cũng như tạo ra những đám mây tự nhiên nhờ tỏa ra không khí mát
Sau khi mà tảng băng được kéo về Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, thì các công nhân sẽ triển khai đập các khối đá trên tảng băng này, rồi nghiền chúng thành nước ngọt, và cho vào các bể chứa khổng lồ, sau đó chuyển qua hệ thống nhà máy xử lý nước. Thậm chí, họ dự tính rằng dự án này có thể thu hút nhiều khách du lịch thành công. Khi đó, du khách sẽ đổ về để một xem cảnh tượng bất thường đó là băng ở bên ngoài Vịnh Ba Tư. Đúng là một ý tưởng cực kỳ táo bạo của các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Ý tưởng này đã được lên kế hoạch xây dựng từ năm 2017, 2018.