Bạn có biết được rằng, từ Việt Nam bạn có thể đi bộ đến nơi nào hay chưa? Chỉ sử dụng đôi chân của mình, hoàn toàn không sử dụng đến bất kỳ một phương tiện nào khác, không thuyền, không xe, không máy bay, không tàu hỏa và đó sẽ là một hành trình dài ra sao?
Về lý thuyết, từ Việt Nam chúng ta có thể đi bộ đến bất kỳ một điểm nào trên lục địa Á Âu và châu Phi mà không gặp phải những trở ngại không thể vượt qua như là biển cả hay đại dương rộng lớn. Để xác định điểm xa nhất mà bạn có thể đi bộ từ Việt Nam, thì hãy xem xét những điểm xa nhất trên các khu vực này. Về mặt lý thuyết, một trong những điểm xa nhất mà bạn có thể đi bộ từ Việt Nam chính là mũi phía tây của Châu Âu, cụ thể là Cabo da Roca ở Bồ Đào Nha.
Hành trình từ Hà Nội đến Cabo da Roca
Khoảng cách từ Hà Nội của chúng ta, từ Việt Nam của chúng ta đến Cabo da Roca là khoảng 13.000 cho đến 15.000 km tùy vào một hành trình nào đó cụ thể. Đây là một hành trình cực kỳ dài và đầy thách thức, trải qua nhiều quốc gia và địa hình khác nhau. Hình ảnh trên Google Map chỉ con đường ngắn nhất là băng qua phần của Trung Á là chủ yếu, còn hành trình dài hơn sẽ đi qua các quốc gia là Trung Quốc, Kazakhstan, Nga, Belarus, Ba Lan, Đức, Pháp, Tây Ban Nha và cuối cùng là Bồ Đào Nha. Đây cũng là một hành trình ít gian truân hơn dù dài hơn.
Dĩ nhiên việc thực hiện một chuyến đi như như vậy đòi hỏi phải có một sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng và khả năng vượt qua rất nhiều trở ngại về địa lý, thời tiết và cả pháp lý. Không giống như những chuyến đi bộ từ nam ra bắc hoặc từ bắc vào nam với những mục tiêu khác, thì chuyến đi bộ này dài hơn, khó hơn, vất vả hơn rất nhiều.
Một hành trình đi bộ từ Hà Nội, Việt Nam đến Cabo da Roca, Bồ Đào Nha sẽ đi qua những quốc gia nào, điều kiện ra sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể.
Đầu tiên, điểm khởi hành là Hà Nội. Hà Nội sẽ là điểm khởi hành của quãng đường dài khoảng 15.000 km và thời gian dự kiến để hoàn thành quãng đường này là 1 – 2 năm tùy thuộc vào tốc độ đi bộ và thời gian nghỉ ngơi cũng như sức khỏe của người tham gia vào chặng đường này.
Điểm kết thúc sẽ là Cabo da Roca nằm ở điểm cực tây của châu Âu, là một địa danh mang vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới, vì vị trí địa lý đặc biệt của nó, vị trí cực tây của châu Âu. Vị trí của nó cách Lisbon khoảng 40 km về phía tây bắc, khiến cho hành trình đến nơi này trở thành một cuộc phiêu lưu hấp dẫn và không thể bỏ lỡ khi tới với đất nước Bồ Đào Nha.
Cabo da Roca tọa lạc trên một vách đá, và vách đá này thì cao khoảng 140 m so với mực nước biển, nơi mà sóng biển của Đại Tây Dương sẽ đập mạnh vào bờ tạo ra một khung cảnh hùng vĩ và đầy sức sống. Tại Cabo da Roca có một tấm bia nổi tiếng ghi câu khắc của nhà thơ người Bồ Đào Nha Luis Camoes (1524 – 1580). Câu này dịch ra tiếng Việt: “Nơi đất liền kết thúc, đại dương bắt đầu“. Câu này không chỉ phản ánh vị trí địa lý đặc biệt của Cabo da Roca mà còn gợi lên cảm giác sự khám phá và một hành trình bất tận. Từ Hà Nội đi đến đây đúng là hành trình bất tận thật.
Ngọn hải đăng Cabo da Roca được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 18, là một biểu tượng quan trọng của khu vực. Với ánh sáng mạnh mẽ, ngọn hải đăng này đã giúp hàng ngàn tàu thuyền định hướng trên Đại Tây Dương trong suốt hàng thế kỷ. Nơi này không chỉ là điểm cực tây của châu Âu mà còn là nơi thiên nhiên, lịch sử và văn hóa hòa quyện tạo ra một bức tranh hoàn hảo. Và đây là những lộ trình chi tiết trên hành trình đó, Nhất Lộ Hướng Tây.
Đầu tiên để bắt đầu hành trình này để rời khỏi Việt Nam, chúng ta sẽ cần phải đi lên phía Bắc đi đến với Trung Quốc. Từ Hà Nội, chúng ta sẽ đi lên phía bắc qua các tỉnh như là Lạng Sơn hoặc là Lào Cai để đi sang biên giới Trung Quốc. Đây là một hành trình với địa hình là núi non, thung lũng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, đi vào mùa hè rất khắc nghiệt và mùa đông thì cũng rất lạnh lẽo.
Ở Trung Quốc chúng ta cần phải tiếp tục đi qua các thành phố như là Nam Ninh, Quảng Tây, Côn Minh, Vân Nam. Sau đó hướng về khu vực tây bắc để đến với Tân Cương. Đi bộ dọc Trung Quốc cũng là một hành trình đầy khó khăn, địa hình thì cực kỳ đa dạng từ đồng bằng, cao nguyên cho đến sa mạc Gobi. Khí hậu thay đổi từ ẩm ướt cho đến khô cằn.
Hành trình này có lẽ sẽ khiến nhiều người nhớ lại hành trình của Đường Tăng khi xưa.
Từ Trung Quốc, đi qua biên giới để bước vào Kazakhstan, qua các thành phố như là Almaty hay là thủ đô Astana. Ở đây là một nơi có địa hình đồng cỏ, có sa mạc, có cao nguyên. Nhìn chung thì địa hình băng phẳng, tuy nhiên điều kiện di chuyển thì lại khắc nghiệt với khí hậu lục địa khô.
Từ Kazakhstan, hành trình tiếp theo sẽ đưa chúng ta vào Nga, đi qua các khu vực như là Siberia, Ural và tiếp tục đi vào phần châu Âu của nước Nga. Nơi này có những rừng Taiga, có đồng cỏ, có núi Ural, khí hậu ở nơi này cực kỳ lạnh.
Đến với Châu Âu rồi thì từ Nga sẽ đi tiếp đến Belarus. Từ Nga vào Belarus và sẽ phải đi qua thủ đô Minsk, nơi này thì có đồng bằng, có rừng, có khí hậu ôn đới.
Tiếp tục sẽ là hành trình từ Belarus đi vào Ba Lan, trong đó đi qua thủ đô Warszawa, nơi này cũng có đồng bằng, có đồi núi thấp và khí hậu ôn đới.
Từ Ba Lan, người đi bộ sẽ hành quân sang nước Đức, qua các thành phố như là Berlin và tiếp tục hướng về phía tây. Đây là những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng và có khí hậu dễ chịu.
Để đi đến Bồ Đào Nha, từ Đức tiếp tục phải qua Pháp, đi về Pháp và tiếp tục di chuyển về phía tây nam của quốc gia này. Nơi này có đồng bằng và có cả những cao nguyên, phía nam của nước Pháp có khá nhiều núi.
Và phải vượt qua những trạng núi ấy để đi vào Tây Ban Nha và từ Tây Ban Nha tiếp tục hướng về phía tây, nơi mà Tây Ban Nha giáp với Bồ Đào Nha, nơi này thì có đồng bằng, cao nguyên và khí hậu ôn đới.
Từ Tây Ban Nha đi vào Bồ Đào Nha thì sẽ qua thành phố lớn Lisbon và cuối cùng đến với Cabo da Roca, địa hình là đồng bằng, đồi núi với khí hậu Địa Trung Hải.
Nói thì rất là nhanh qua các quốc gia kể trên, nhưng hành trình này dài đến 15.000 km, cần biết rằng chu vi của trái đất là 40.075 km và đi cũng mất 1 cho đến 2 năm thì mới hoàn thành được quãng đường 15.000 km này.
Những thách thức và sự chuẩn bị
15.000 km một hành trình đi bộ dài nhất từ Việt Nam được ước tính thì phải đi qua rất nhiều thách thức, cần rất nhiều sự chuẩn bị, đó là những thách thức liên quan đến khí hậu. Khí hậu thì thay đổi liên tục từ nhiệt đới ôn đới cho đến lục địa và Địa Trung Hải. Địa hình cũng đi qua nhiều loại khác nhau từ núi cao, sa mạc cho đến đồng bằng, rồi di chuyển qua cả những thành phố. Và tất nhiên, bạn cần có có thực phẩm, nước uống, nơi ở một cách đầy đủ chứ không phải bạ đâu ngủ đấy là được.
Điều này đòi hỏi một thể lực tốt, khả năng xử lý các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trên đường đi, nếu không thì người ta có thể bỏ cuộc. Và đừng quên rằng, việc đi qua bất kỳ một nước nào cũng cần có visa, cần những giấy tờ hợp pháp để bạn có thể di chuyển. Tất nhiên, đó chỉ là một cuộc hành trình ở trên lý thuyết mà thôi, còn thực tế thì chưa ai đi qua một hành trình như vậy cả vậy.
Người Việt Nam giữ kỷ lục đi xa nhất
Trong lịch sử Việt Nam, ai là người đang giữ kỷ lục về việc việc thực hiện một hành trình đi bộ dài nhất, và đâu là câu chuyện thú vị về những người Việt Nam đã đi bộ về phía tây.
Đầu tiên là người Việt Nam đang giữ kỷ lục đi bộ xa nhất đó là ông Nguyễn Viết Sinh. Trong vòng 6 năm, ông đã hoàn thành quãng đường tổng cộng là 41.025 km, tương đương với hơn một vòng Trái Đất qua xích đạo, ột một vòng Trái Đất có 40.075 km mà thôi.
Tại sao ông lại đi bộ dài như vậy? Ông Nguyễn Viết Sinh sinh ra và lớn lên trong một làng quê nghèo tại tỉnh Nghệ An, khi mà chiến tranh chống Mỹ diễn ra ác liệt ông đã gia nhập lực lượng bộ đội Trường Sơn, nơi mà những con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyết mạch của cuộc kháng chiến. Nhiệm vụ của ông là gùi hàng và dẫn quân đội qua những vùng hiểm trở từ miền bắc vào miền nam, cung cấp lương thực đạn dược và thuốc men cho chiến trường.
Trong những năm 1960 của thế kỷ trước, ông đã đi bộ tổng cộng quãng đường là 41.025 km tương đương với hơn một vòng Trái Đất. Ông mang trên lưng hơn 55 tấn hàng hóa, không chỉ bao gồm lương thực, đạn dược mà còn là sự sống còn của các chiến sĩ trên chiến trường. Năm 1967, ông được Bác Hồ ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu chuyện về ông Nguyễn Viết Sinh không chỉ là câu chuyện về kỷ lục của một người đi bộ mà còn là biểu tượng của tinh thần chiến đấu, lòng yêu nước, sự hy sinh cao cả, một hành trình đi bộ mang rất nhiều ý nghĩa.
Cũng có những câu chuyện thú vị khác về những người Việt Nam đã thực hiện một hành trình đi bộ, đó là câu chuyện cách đây hơn 10 năm. Vào tháng 12 năm 2013, một tờ báo của Pakistan đưa tin một người đàn ông không rõ quốc tịch nước nào bị cảnh sát Pakistan bắt giữ do đi vào lãnh thổ của nước này. Phải đến hơn 10 ngày sau, người đàn ông trên mới bắt đầu nói chuyện nhưng bằng một thứ tiếng kỳ lạ khiến cảnh sát không thể hiểu được.
Với mong muốn giúp đỡ người này tìm được gia đình, đồn cảnh sát ở Pakistan đã đăng tải một đoạn video đặc biệt và trong video ấy, anh này nói bằng thứ tiếng của mình. Sau đó nhân vật bí ẩn đã được xác định là một người dân tộc H’Mông ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang của Việt Nam. Anh tên là Vừ Già Pó.
Trong video, anh Vừ Già Pó cho biết cách đây hai năm anh đã rời khỏi làng quê của mình để sang Trung Quốc làm thuê, sau đó thì đã lưu lạc sang tận Pakistan. Con đường mà anh đi chạy dọc theo những mỏm đá, cây cối rậm rạp. Con đường đó đã giúp anh thoát khỏi những tên chủ người Trung Quốc độc ác, tuy nhiên cũng chính con đường ấy đã đưa anh đến nơi mà anh không hề hay biết.
Điều anh nghĩ là sẽ đi về nơi có chị vợ của mình và các con đang ngày ngày chờ đón. Thế là anh cứ đi về hướng mặt trời lặn, trông gần giống với đường trước đây mà anh đã vượt sang làm thuê. Bởi sự na ná giống ấy mà anh đã vô tình vượt qua dãy Himalaya hùng vĩ mà từ trước đến nay ít ai sống sót được nếu không có một đồng du dính túi, không mang theo đồ ăn, không mang theo thức uống, không mang theo quần áo.
Anh kể rằng, anh đi bộ dọc theo đường mòn có rất nhiều nhánh rẽ, nhưng cứ nhìn về hướng mặt trời lặn để không lạc đường về Trung Quốc nữa. Anh cũng không nhớ mình đã vượt qua bao nhiêu con suối, bao nhiêu cái đèo, hễ đi đến đâu thì anh lại xin đồ ăn nhà của người dân ở đó. May mắn gặp người tốt, người ta mời vào ăn uống đàng hoàng, chứ gặp người khó tính chỉ có ăn gậy và ăn gạch.
Thế rồi cuối cùng, 10 năm trước anh Vừ Già Pó đã được trở về với vợ của mình khi danh tính của anh đã được xác nhận tại Pakistan.
Một người bình thường sẽ đi được bao xa
Cuối cùng một người bình thường sẽ đi bộ được bao ra trong cuộc đời của mình? Theo một số nghiên cứu và ước tính, trung bình một người sẽ đi bộ khoảng 150.000 cho đến 200.000 km trong suốt cuộc đời của mình. Điều này dựa trên giả định rằng, một người đi bộ trung bình khoảng 5000 cho đến 7000 bước mỗi ngày tương đương với khoảng 4 đến 6 km mỗi ngày.
Nếu tính theo tuổi thọ trung bình là 70 cho đến 80 năm thì chúng ta sẽ ra con số này, tức là 150.000 cho đến 200.000 km. Dĩ nhiên con số thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như là lối sống, công việc và sức khỏe của từng người, cũng như là tuổi thọ của từng người.
Con người thật phi thường phải không nào!!! Bởi kể cả khi chúng ta không đặt quyết tâm, không đặt một hành trình nào đó thì trong suốt cuộc đời của mình, chúng ta có thể đi bộ đến 5 vòng quanh trái đất mà không hề hay biết.