Có một sự thật mà Kim Dung chưa hề tiết lộ cho bạn biết, đây cũng là một bí mật cực lớn của bộ truyện Thiên Long Bát Bộ nổi tiếng. Cho những ai chưa biết thì Thiên Long Bát Bộ chính là tác phẩm dài nhất trong các bộ truyện của Kim Dung với hơn 2.000.000 chữ, đồng thời cũng là đứa con tinh thần mà vị tác giả này hao tốn nhiều thời gian để sáng tác nhất.
Đồng thời là bộ truyện có cấu trúc phức tạp nhất, hệ thống nhân vật rộng lớn, phạm vi trải dài mênh mông từ Đại Tống đến Thổ Phồn, Tây Hạ, Đại Lý, Đại Liêu. Đến mức mà có thể gọi Thiên Long Bát Bộ là một cuốn Lục Quốc Diễn Nghĩa có bối cảnh võ hiệp. Đành rằng độ dài chữ cũng như sự đổ sộ của tác phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên một kiệt tác trong thế giới nghệ thuật. Nhưng điều khiến Thiên Long Bát Bộ trở nên đặc biệt hơn cả chính là nằm ở lập ý cao minh, lấy tinh thần nhân đạo sâu sắc làm chủ, chứa đựng tinh thần Phật Giáo hết sức rõ rệt.
Tinh thần Phật Giáo của Thiên Long Bát Bộ được biểu đạt ngay từ tựa đề tác phẩm Thiên Long Bát Bộ là cụm từ chỉ 8 bộ chúng sinh, đó là những loài giống người nhưng không phải người, thường đến nghe Phật thuyết giảng trong Kinh Đại Thừa. Trước khi phật giáo ra đời, người dân Ấn Độ đã thờ phụng tám loại thần linh đó rồi, về sau chúng được kết nạp vào đạo Phật trở thành các vị thần hộ trì thế gian, nhưng vẫn chưa thoát khỏi kiếp luân hồi.
Thế nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi biết rằng Kim Dung đã mượn tên của tám vị thần hộ pháp để ám chỉ những nhân vật trong cuốn tiểu thuyết. Qua đó ám chỉ Thiên Long Bát Bộ là tám loại hữu tình trong thần thoại Phật Giáo. Trước kia họ hung ác, sau được Phật chuyển hóa thành những nhân vật hộ trì Phật pháp, tám vị đó là: Thiên Chúng, Long Chúng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Khẩn Na La, Ca Lâu La, Ma Hầu La Già.
Xét về từng chữ, Thiên là bộ đứng đầu trong 8 bộ chúng sinh, còn gọi là Thiên chúng hay Thiên thần, tranh vẽ Tiêu Phong trên bìa sách Thiên Long Bát Bộ. Chữ Long nghĩa là rồng, là bộ đứng thứ hai trong 8 bộ là rồng còn được gọi là Long chúng hay là Long thần. Với hai chữ Thiên và Long chắc hẳn các fan cũng đã hiểu chúng tượng trưng cho hai nhân vật nào rồi đúng không, không ai khác ngoài hai nhân vật chính Kiều Phong và Đoàn Dự. Thế còn vì sao Kim Dung chỉ dùng hai chữ Thiên và Long? Dụng ý của ông là gì? Chúng ta sẽ cần tìm hiểu sâu hơn nữa trong phần tiếp theo của bài viết này.
Suốt một đời cống hiến hết mình cho văn chương, Kim Dung đã xây dựng nên một vũ trụ kiếm hiệp độc nhất vô nhị của thế giới mà con người ta có thể tìm thấy mọi thứ từ kiến thức về võ học, tôn giáo, trà đạo, cửu đạo, triết học, thơ ca, tâm lý, thiên văn, y học, tướng số, phong thủy, hội họa, lịch sử, nhưng thứ quý giá nhất Kim Dung mang đến cho độc giả chính là sự ngộ đạo.
Vì tác giả có tầm ảnh hưởng nhất đến văn học Trung Quốc hiện đại, vốn được biết đến là một người rất am hiểu về Phật Giáo. Xuyên suốt trong các tác phẩm của ông, tiếng nói của Phật Giáo trong tác phẩm vừa dịu dàng sâu lắng và thật hiển minh, quán xuyến từ đầu chí cuối tác phẩm. Ngay cả chính ông cũng quy y cửa Phật sau cái chết của cậu con trai trưởng 19 tuổi khi tự tử tại Trường đại học Columbia ở Mỹ.
Điều này quả thực là quá đột ngột đối với ông, giống như tiếng sét giữa trời quang khiến ông có một thắc mắc rất mãnh liệt. Vì sao phải tự tử? Vì sao bỗng nhiên lại chán sống? Ông thậm chí còn muốn tìm đến cõi âm và gặp mặt con trai Tra Truyền Hiệp để được giải đáp hết những vấn vương. Suốt một năm sau đó, ông vùi mình trong rất nhiều thư tịch, tìm tòi và tra cứu sự huyền bí của sinh và tử, cũng đã nghiên cứu tỉ mỉ về quyền quan tâm đến cái chết hay những bài luận dài ngoằng có nội dung thảo luận về cái chết.
Thế nhưng tất cả đều không thể giải đáp hết được những thắc mắc lớn trong lòng ông đối với vấn đề sự sống và cái chết của con người, đó là lý do ông cầu đến tôn giáo. Sự hiểu biết của Kim Dung rất rộng, ông đã đọc hết toàn bộ thư của Cơ Đốc Giáo. Trải qua nhiều lần suy ngẫm, ông nhận thấy nội dung giáo lý của đạo Cơ Đốc không phù hợp với suy nghĩ của mình. Quan niệm về sự sống và cái chết của phương Đông và phương Tây về bản chất là hoàn toàn khác nhau. Về sau khi ông lĩnh ngộ được khái niệm linh hồn của người đã mất không hề mất đi, thế nên ông đã chọn cách đi tìm đáp án trong thư tịch của Phật Giáo.
Qua những mẩu chuyện trên để thấy được vì sao Kim Dung lại đặt nhiều dấu ấn đến vậy trong Thiên Long Bát Bộ. Không chỉ là về nội dung của toàn bộ tác phẩm thấm đượm tinh thần Phật Giáo, mà nếu để ý thì chính cái tên truyện cũng đã bao hàm rất nhiều tầng nghĩa được tác giả gửi gắm ở trong đó.
Bạn là fan hâm mộ cuồng nhiệt của những Kiều Phong, Đoàn Dự, say đắm với những A Châu, A Cửu, Vương Ngữ Yên, Mộc Uyển Thanh, nhưng thật sự nếu bạn đã biết ý nghĩa thực sự của cái tên này chưa. Và bạn có tin không, Kim Dung đã xây dựng đủ các lớp nhân vật mô phỏng 8 vị thần hộ pháp trong phim.
Đầu tiên là Khẩn Na La, đây là vị thần biến hóa có lúc nửa người nửa ngựa, nhưng có lúc lại nửa người nửa chim, hình dáng giống người mà không phải là người khiến cho ai gặp cũng phải đầy nghi ngờ. Nhìn chung rất khó nắm bắt được tâm lý của Khẩn Na La, điều này chẳng phải rất dễ liên tưởng đến nhân vật A Tử cô gái điêu ngoa khôn lỏi và có tâm lý khó đoán bậc nhất Thiên Long Bát Bộ hay sao. Cô gái này lúc thì độc ác điêu ngoa, không từ thủ đoạn kể cả lợi dụng Du Thản Chi, nhưng lại có một trái tim cực kỳ si tình mãi hướng về tỷ phu Kiều Phong.
Vị hộ pháp thứ hai là Càn Thát Bà, Càn Thát Bà trong tiếng Phạn cũng có nghĩa là biến hóa khôn lường, đây là vị thần hiền lành nhất cả đời không ăn thịt uống rượu, chỉ lấy hương thơm làm thức ăn và luôn tỏa ra một mùi hương đặc biệt trên thân thể. Nếu để tìm một nhân vật lương thiện phù hợp nhất với cái tên này thì đó chính là A Châu, một cô gái có khả năng dị dung biến ảo nhưng vì mùi thơm trên cơ thể nên dễ dàng bị Đoàn Dự nhận biết
Đối lập hoàn toàn với Càn Thác Bà thì đó chính là Quỷ Dạ Xoa, loài này thường đi theo bầy đàn mặt mũi dữ tợn hung ác tàn bạo, nhưng chúng không phải chỉ hoàn toàn có mặt xấu. Đó cũng chính là ngụ ý của Kim Dung khi tạo ra Tứ Đại Ác Nhân. Ông từng đề cập Dạ Xoa mà chúng ta nói đến hiện nay đều chỉ là ác quỷ, nhưng trong kinh Phật rất nhiều Dạ Xoa còn tốt. Nhiệm vụ của Dạ Xoa Bát Đại Tướng là duy hộ cảnh giới của chúng sinh.
Khi tạo ra Tứ Đại Ác Nhân, Kim Dung với mong muốn bày tỏ một chân lý ai nấy cũng đều có mặt tốt, từ đại ác nhân có vẻ ngoài hung ác không điều ác nào không làm, nhưng ẩn bên trong cũng có nỗi đau sâu thẳm từ tận đáy lòng. Ngay cả ác nhân bại hoại nhất là Vân Trung Hạc cũng từng cứu mạng Vương Ngữ Yên.
Nhân vật tiếp theo có lẽ là một trong những nam nhân bị ghét nhất trong Thiên Long Bát Bộ, chính là Mộ Dung Phục. Và cũng là không ai khác khi Mộ Dung Phục chính là hình ảnh chân thực nhất của A Tu La, một vị hộ pháp có tính khí tàn bạo, cố chấp và đố kỵ, bất chấp việc bản thân đã sở hữu được quyền lực rất lớn, đồng thời năng lực cũng có thừa nhưng A Tu La luôn hèn mọn luôn tìm cách trục lợi cho riêng mình, đồng thời hắn vô cùng đa nghi. Cũng chính bản thân tính đa nghi đã nhiều lần làm hại Mộ Dung Phục đánh mất Vương Ngữ Yên mặc kệ nàng luôn một lòng hướng về hắn.
Không phải tự nhiên Mộ Dung Phục và Tiêu Phong cùng được xưng là Bắc Kiều Phong – Nam Mộ Dung, dẫu cho A Tu La Mộ Dung Phục được xếp ngang hàng với Đế Thích Tiêu Phong nhưng y mãi mãi là kẻ thất bại. Đây chính là đạo lý “tà không thể thắng chính”
Một nhân vật tiếp theo đó là Cưu Ma Trí, người rất phù hợp với hình ảnh của hộ pháp Ca Lâu La, được biết thì Ca Lâu La có mối thù không đội trời chung với Thần Long, chính Thần Long đã làm hại mẹ của Ca Lâu La, cũng gần như thế Cưu Ma Trí luôn đối đầu với Thiên Long Tự của Đại Lý.
Theo giải thích trong kinh Phật thì Thần Rắn hay Ma Hầu La Già được mô tả là vì ngu si nên thường tự chuốc lấy rắc rối, tuy vậy cũng nhờ thế mà hắn cứu vãn được tiền căn, thoát khỏi kiếp luân hồi đồng thời thay da đổi thịt. Nếu thế thì còn ai khác phù hợp hơn Hư Trúc nữa chứ, từ gã tiểu tăng ngu ngơ, thân phận thấp kém, nhưng nhờ vào sự thật thà mà phá giải được Chân Lung Kỳ Trận, trở thành cao thủ võ lâm, chưởng môn đời thứ ba của Tiêu Dao Phái, thậm chí còn trở thành phò mã.
Đã có Hư Trúc thì hai người huynh đệ còn lại của anh ta cũng phải xuất hiện đó là Đoàn Dự và Kiều Phong. Đầu tiên vị công tử Đại Lý Đoàn Dự chính là Long Chúng trong truyền thuyết. Trong Ấn Độ Giáo, Long chính là Naga. Đoàn Dự là nhân vật có thật trong lịch sử, là con trai duy nhất của Đoàn Diên Khánh, chính tông của nhà Đại Lý, là thái tử chân truyền, là vị vua thứ 16 của vương quốc Đại Lý, cũng chính là trở về nguyên bản loài Rồng.
Thế nên, việc anh chàng được mặc định một suất tương ứng với Long Chúng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Các hoàng đế trong suốt chiều dài lịch sử của Đại Lý đều xuất thân ở Thiên Long Tự, hơn nữa Long Chúng bản tính lương thiện, luôn hướng Phật ngay từ khi còn nhỏ, điều này cũng rất đúng khi ứng vào tính cách của Đoàn Dự.
Trong khi đó vị anh hùng võ lâm Kiều Phong mang đến hình ảnh một kẻ đứng đầu khí độ ngút ngàn oai phong lẫm liệt, phong thái của người trời giống hệt như Thiên Chúng trong kinh Phật. Luận về võ công Kiều Phong với một Hàng Long Thập Bát Chưởng của mình đã đủ để trấn áp quần hùng tại Tụ Hiền Trang. Đánh cho Mộ Dung Phục, Du Thản Chi cùng Đinh Xuân Thu khiếp đảm.
Khi Tiêu Phong lần đầu tiên xuất hiện, uy vũ của chàng đã khiến Đoàn Dự chấn động tâm thần, không kiềm được nảy lòng ngưỡng mộ.
Một đại hán ngồi ở phía tây nghe thế quay đầu lại nhìn, đôi mắt lạnh lùng sáng quắc lướt qua mặt chàng. Đoàn Dự thấy người đó thân thể thật là cao lớn, chừng trên dưới ba mươi, mặc áo vải màu tro cũ kỹ đã sờn rách, mày rậm mắt to, mũi cao miệng rộng, khuôn mặt vuông vức hình chữ quốc, tuy nhuốm vẻ phong sương nhưng đầy vẻ uy nghiêm.
Đoàn Dự trong bụng tấm tắc khen thầm: “Quả là một đại hán hiên ngang! Hẳn đây là một tráng sĩ bi ca khẳng khái của nước Yên nước Triệu nơi miền bắc chứ Giang Nam hay Đại Lý không thể có được người như thế này. Bao Bất Đồng tự mình huênh hoang anh khí ngất trời nhưng phải người như thế này mới xứng đáng bốn chữ đó”.
Tiêu Phong thỏa mãn tất cả những tiêu chí hào quang nhân hậu vĩ đại của một bậc chư Thiên, cũng không thoát khỏi số kiếp bi thương. Tương truyền, Thiên Chúng sẽ phải trải qua 5 điều bi ai, và thử hỏi trong toàn bộ võ hiệp Kim Dung có nhân vật nào khổ hơn Kiều Phong hay không. Cha mẹ bị sát hại, bị Cái Bang khai trừ, bị bằng hữu tuyệt giao, giết lầm người thương nhất A Châu, sau cùng là mang danh kẻ phản bội Khiết Đan. Số phận của Kiều Phong chỉ có thể dùng cái chết để định đoạt. Cái chết vừa là sự dâng hiến cho hòa bình, vừa là cách để Kiều Phong kết thúc sự đau khổ.
Theo kinh Phật trong tám loại thần, chỉ có Thiên được hưởng phúc vi diệu và lòng có thần niệm màu nhiệm nhất, còn 6 loài còn lại tuy có tài biến hóa nhưng tâm chưa đủ tốt. Đó là lý do Kim Dung chọn Thiên và Long đứng đầu 8 bộ chúng sinh, dẫn đến gọi tắt là Thiên Long Bát Bộ.
Trong toàn bộ tác phẩm ,hai nhân vật tương ứng là Tiêu Phong và Đoàn Dự cũng là hai nhân vật chính số 1 số 2 ăn khớp với thứ hạng của Thiên và Long.