Trong toàn bộ vũ trụ kiếm hiệp của mình, có một nhân vật mà bản thân Kim Dung cực kỳ tâm đắc đồng thời cũng được coi là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng, đó chính là Kiều Phong. Thế nhưng nếu phải chọn nhân vật nhân vật có số phận nghiệt ngã nhất thì Kiều Phong số 2 không ai dám đứng số 1.
Một người được xem là anh hùng của Trung Nguyên, là Nam Viện Đại Vương của Liêu triều Khiết Đan, là bang chủ Cái Bang của Tống triều Hán Tộc, thành danh với tuyệt học Hàng Long Thập Bát Chưởng, được cả giang hồ kính nể về tài nghệ võ công lẫn nghĩa khí, là tình lang của nha hoàng Mộ Dung gia A Châu, là đại ca của bộ ba hiệp khách Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc, là một trong những nhân vật được mọi người yêu thích nhất.
Thế nhưng, cuối cùng chàng phải chọn cái chết để hóa giải những thâm thù sắc tộc, là con cờ phá thế trong kế hoạch của Mộ Dung Bát, là nạn nhân của nạn Tống Liêu phân tranh. Vì là một người có quê hương ở Khiết Đan.
Vậy tại sao Khiết Đan, đất nước sản sinh ra vị anh hùng cái thế như Kiều Phong lại bị dân Bắc Tống căm ghét đến vậy, bất chấp việc Kiều Phong lớn lên và được nuôi dạy ở Trung Nguyên. Đằng sau sự căm ghét đó là một giai đoạn lịch sử có thật, câu chuyện về Khiết Đan, một vương triều từng rất hùng mạnh, một cái tên thần bí mà xa xôi.
Có một câu hỏi thế này, làm thế nào để Kim Dung có thể sáng tạo ra vô số những bí kíp võ công, những môn phái danh bất hư truyền trong những cuốn tiểu thuyết trứ danh của mình. Chắc chắn rằng, ông vẫn phải dựa vào những điều có thật ngoài đời để làm nên bối cảnh cho những bộ truyện của mình. Một điều dễ dàng nhận thấy nhất chính là những quốc gia có thật, những sự kiện có thật, những nhân vật có thật trong lịch sử và tô điểm đôi chút để đưa chúng vào trong những cuốn tiểu thuyết.
Đơn cử như trong Thiên Long Bát Bộ, phim lấy bối cảnh thời đại Bắc Tống. Xuyên suốt hơn 33 năm đó cụ Kim xây dựng khá rõ nét quan hệ bang giao và xung đột giữa các quốc gia Tống, Liêu, Tây Hạ, Thổ Phồn, Đại Lý. Những quốc gia trên đều là những quốc gia có thật trong lịch sử và được nhà văn Kim Dung đưa vào một cách khéo léo để làm bối cảnh cho những câu chuyện của mình. Thậm chí, tình hình bang giao giữa Đại Việt ta và các quốc gia này ở thời kỳ đó cũng rất đặc sắc.
Thiên Long Bát Bộ là tác phẩm dùng triết lý Phật giáo để miêu tả những ân oán tình thù trong nhân gian. Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ phức tạp giữa nhiều nhân vật đến từ nhiều nước khác nhau: Kiều Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc. Với tác phẩm này, Kim Dung muốn nói đến mối quan hệ nhân quả giữa chính bản thân các nhân vật với gia đình, xã hội, dân tộc, đất nước.
Tác giả Kim Dung viết Thiên Long Bát Bộ lấy bối cảnh lịch sử Trung Hoa xảy ra vào thời Liêu, Tống, Tây Hạ, tức thời điểm này xảy ra trước bộ Anh Hùng Xạ Điêu khoảng hơn 100 năm. Câu chuyện Dương Quá, Cô Long xảy ra vào lúc Thiết Mộc Chân đang nổi loạn, khi ấy hoàng triều Bắc Tống có kinh độ đặt tại thành phố phía bắc Biện Kinh, là quốc gia lớn nhất nhưng cũng tồn tại nhiều điểm bất ổn. Vì không còn giữ được sức mạnh vốn có, cùng với sự trỗi dậy của các quốc gia láng giềng thân cận đã tác động mạnh mẽ đến chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Tống
Ngay từ những năm đầu thành lập dưới thời Tống Thái Tổ, nhà Tống đã phải tiến hành xen kẽ các biện pháp chiến tranh và ngoại giao với nhà Liêu của người Khiết Đan ở phía đông bắc và Tây Hạ của người Đảng Hạng ở phía tây bắc.
Nhà Tống chiến tranh với vương quốc Đại Việt 2 lần, lần đầu vào năm 981 và lần thứ hai kéo dài từ năm 1075 đến năm 1077. Tổn thất to lớn mà cả hai bên phải gánh chịu đã buộc tướng Đại Việt là Lý Thường Kiệt phải chọn giải pháp hòa bình, lợi dụng điều này đại ca của Kiều Phong định cất quân đánh Bắc Tống. Chính vì điều này, dân chúng của Bắc Tống rất ghét người Khiết Đan.
Khiết Đan nghĩa là thép gió, hàm ý cực kỳ rắn chắc bền vững. Họ có gốc ban đầu chỉ là dân tộc thiểu số miền bắc Trung Quốc, tuy ít nhưng họ có binh hùng ngựa khỏe, giỏi bắn cung, kiêu dũng thiện chiến, hung hãn có tiếng. Một thủ lĩnh bộ lạc tên là Gia Luật A Bảo Cơ (Yelü Abaoji) thống nhất các bộ lạc, dựng nên nước Khiến Đan, tới năm 947, đổi quốc hiệu là Đại Liêu.
Trong thời kỳ hưng thịnh nhất, vương triều Đại Liêu hùng bá nửa dải giang sơn Trung Hoa, chiếm giữ phía bắc hơn 200 năm. Cương vực của họ rộng mênh mông, phía bắc tới tận hồ Baikal, miền đông thì tiến sát Sakhalin, miền tây vượt qua dải Altai, còn ở miền nam thì tiến quân tới Hà Bắc.
Vào thời gian này con đường tơ lụa từ Trung Nguyên – Trung Hoa sang phương Tây bị cắt đứt, các nước thuộc vùng Trung Tây Á Âu đều ngỡ rằng Khiết Đan thống trị ở Trung Hòa. Là một tộc người hiếu chiến, người Khiết Đan đã tấn công Bắc Tống nhiều lần, họ khao khát lãnh thổ nhà Tống ở Trung Nguyên, nhiều phen khiến Tống Triều khốn đốn, hình thành thế Bắc Nam đối đầu trên đất Trung Hoa.
Huyền Thoại về Dương Gia Tướng cũng xuất phát trong thời điểm này, đó là khi quân đội triều Tống dưới sự thống lĩnh của Dương Gia Tướng chống lại quân Khiết Đan hùng mạnh. Điều này đã tạo ra nút thắt cho câu chuyện Kiều Phong đã phải dùng tính mạng của mình để đổi lấy hòa bình cho bách tính. Có lẽ vì là một người mang dòng máu Khiết Đan thuần chủng nên Kiều Phong mới có thể được xem như là một nhân tài võ học nghìn năm có một, được người trong võ lâm kính nể tôn làm bang chủ Cái Bang.
Mang trên mình thân phận bang chủ Cái Bang, Kiều Phong luôn tự nhủ bản thân lúc nào cũng phải có nghĩa vụ với đất nước, tiêu diệt quân xâm lược Khiết Đan, chống lại quân Tây Hạ và mang tới ấm no cho con dân nước Tống. Thế nhưng, nghiệt ngã thay đó cũng là lý do khiến cho cái lý tưởng của Kiều Phong trở thành tấn bi kịch muôn đời. Uông bang chủ từng bí mật viết một lá di thư và trao lại cho phó bang chủ tức là Mã Đại Nguyên, hàm ý của ông cho rằng Kiều Phong là Liêu tộc nguồn gốc mọi rợ xâm lăng. Nếu giao cả Cái Bang cho hắn, một ngày hắn nhận ra sự thật há là nuôi ong tay áo hay sao.
Đây, lá thư này là nguồn cơn mọi sự vinh nhục trong suốt cuộc đời Kiều Phong. Ông bị Toàn Quán Thanh cùng Mã Ôn Thị vu cáo ông đã sát hại Mã phó bang chủ, đồng thời tố cáo Kiều Phong có nguồn gốc là người Khiết Đan. Hẳn đến đây thì ai cũng biết chuyện gì sẽ xảy ra rồi đấy, một môn phái hàng đầu võ lâm như Cái Bang làm sao có thể lại chấp nhận bang chủ của mình là người Khiết Đan cơ chứ.
Tống, Hề, Trần, Ngô – Tứ đại lão trưởng vì nghe theo Toán Quán Thanh liền bị ban quy truy xử, Kiều Phong nghĩ công lao to lớn của họ trước đây xây dựng Cái Bang, liền chịu thay họ hình phạt “Tam đao lục động“, đồng thời cũng chính thức để lộ thân phận Khiết Đan của Kiều Phong. Sau biến cố, từ bỏ chức vị bang chủ Cái Bang, Kiều Phong đổi họ Kiều theo họ của phụ thân Tiêu Viễn Sơn năm xưa, ông lên đường đi tìm câu trả lời cho cuộc đời mình.
Trong thời điểm tối tăm nhất của cuộc đời, A Châu như một ngọn đuốc thắp lên những tia sáng hi vọng đầy tích cực dành cho Tiêu Phong.
Làm người Khiết Đan thì có gì là xấu xa, làm người Tống thì có gì là cao quý. Người Khiết Đan hay người Tống thì vẫn có kẻ tốt người xấu, ngài buồn phiền làm chi.
Tuy là nhân vật chính và được yêu thích nhất của Thiên Long Bát Bộ, thế nhưng Kiều Phong không được tác giả giới thiệu ngay từ đầu, mà thay vào đó Đoàn Dự chàng công tử đào hoa của Đại Lý mới là nhân vật được nhắc đến nhiều nhất. Đoàn Dự cũng là có thật trong chính sử, là vị vua thứ 17 của vương quốc Đại Lý, cũng là vị hoàng đế Đại Lý tại vị lâu nhất. Quốc gia mà Đoàn Dự làm vua là một vương quốc của người Bạch đã từng tồn tại năm 937 cho đến năm 1253, có một phần lãnh thổ thuộc phía Tây Bắc Bộ, Việt Nam.
Phải tới khi Đoàn công tử trôi dạt xuống Giang Nam, bắt gặp một gã hán tử mặt vung tay lớn, ánh mắt sắc như dao cạo, đang ngồi uống rượu chịu ở tửu lầu, đó là Kiều Phong. Một sự khác biệt về ý đồ rất sâu sắc đến từ Kim Dung, nổi bật một Kiều Phong anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất. Nhưng xem ra chẳng có nơi nào để Kiều Phong có chốn dung thân.
Ở Tống, Kiều Phong bị coi là tên Khiết Đan mọi rợ, nhưng về Khiết Đan thì lại mang danh tên nô tài bất trung chống lệnh vua. Khi tiêu phong trở lại Khiết Đan cũng là lúc vua định xâm lược nam triều Đại Tống. Tiêu Phong được phong chức Nam Viện đại nguyên soái, cầm đầu quân lính tấn công nam triều. Với Tiêu Phong thà chết còn hơn là trở mặt với những huynh đệ anh em của mình, đồng thời không muốn thấy cảnh thường dân vô tội bị tàn sát, Tiêu Phong treo ấn từ quan.
Thế nhưng, điều đó không ngăn cản được tham vọng của vua Khiết Đan. Đội quân do nhà vua lãnh đạo lúc này cũng đã tràn đến Nhạn Môn Quan, chuẩn bị đánh vào Đại Tống. Viên tướng canh cửa Nhạn Môn Quan của nhà Tống sợ hãi không chịu mở cửa quan cho quần hùng Trung Nguyên rút chạy. Khi đó quân Đại Lý của Đoàn Dự phối hợp cùng quân Linh Thứu Cung do Hư Trúc dẫn đầu đã đứng chờ sẵn tại Nhạn Môn Quan.
Hư Trúc vốn chỉ là tiểu hòa thượng Thiếu Lâm, có ngoại hình xấu trai nhưng tâm tính hiền lành, tốt bụng. Hư Trúc đã vô tình giải được một bàn cờ vây tên gọi là Trân Lung kỳ trận, 30 năm nay chưa ai giải được. Vì thế nên đã được Vô Nhai Tử – chưởng môn của phái Tiêu Dao truyền 70 năm công lực cả đời của ông. Sau trở thành cao thủ võ lâm, chưởng môn 2 phái lớn là Tiêu Dao và Cung Linh Thứu. Cuối cùng trở thành phò mã nước Tây Hạ.
khi Hư Trúc và Đoàn Dự xông vào trận bắt được vua Khiết Đan, Tiêu Phong yêu cầu sẽ thả Gia Luật Hồng Cơ nếu ông hứa không được đánh Tống nữa. Sau đó vua Khiết Đan rút quân và hứa nếu ông còn sống thì quân Khiết Đan sẽ không bao giờ đánh Tống. Tiêu Phong là một người Khiết Đan lại đi phản lại vua Khiết Đan, thêm một tội danh đổ lên đầu Tiêu Phong. Nhân dân bình an, đó cũng là ước nguyện cuối cùng của Kiều Phong trước khi anh quyết định tự tử ngay tại Nhạn Môn Quan như một cách thể hiện bản lĩnh khí khái anh hùng của mình, đồng thời tạ lỗi với Gia Luật Hồng Cơ. Cửa Nhạn Môn Quan lại nhiều thêm một lần bi kịch.
Cả đời Tiêu Phong là tượng trưng cho sự nhân nghĩa, cho lòng ái quốc trung quân. Ông chết đi để mang lại hòa bình cho hai nước Tống Liêu.