Thái giám hay hoạn quan là những người phục vụ cho hoàng đế, phi tần ở trong cung, nhiệm vụ của những người này là hầu hạ chủ nhân, lo việc sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Những thái giám có chức cao hơn sẽ đảm nhiệm nhiều công việc quan trọng, trong đó cao nhất là theo dõi truyền đạt các quyết định chiếu chỉ của hoàng đế.
Trước khi vào cung, họ đều phải trải qua quá trình tịnh thân đau đớn, khiến họ không còn khả năng sinh con, một lòng trung thành với chủ nhân của mình. Biên niên sử còn ghi chép lại các hoàng đế Trung Quốc sử dụng những người đàn ông tịnh thân như vậy làm người hầu từ thế kỷ thứ 8 TCN. Còn các sử gia ngày nay ghi nhận, thái giám bắt đầu giữ vai trò quan trọng dưới triều của Hán Hoàn Đế giữa thế kỷ thứ 2.
Hệ thống thái giám chính thức được loại bỏ vào ngày mùng 5 tháng 11 năm 1924, thời điểm mà hoàng đế Phổ Nghi không còn ở trong Tử Cấm Thành.
Nhìn chung, có 4 cách để đàn ông Trung Quốc thời xưa trở thành thái giám. Một là bị gia đình ép buộc, bán cho triều đình lúc còn nhỏ; hai là nghèo đói không còn lựa chọn nào khác; ba là tự nguyện với hy vọng có cuộc sống sung sướng hơn; và bốn là các phạm nhân, thay vì chịu án tử thì đổi lại thành “hoạn quan”.
Bản thân những câu chuyện hậu trường với thái giám luôn khiến hậu thế quan tâm, bởi thân thế và hành tung của họ ẩn chứa nhiều bí ẩn và tính chất công việc luôn tiếp xúc với gần hoàng đế, phi tần.
Một trong những điều khiến nhiều người tò mò và cũng rất bất ngờ đó chính là việc mặc dù mất đi khả năng sinh sản nhưng đa phần các thái giám trong cung vẫn lấy được vợ và rất muốn lấy vợ, thậm chí còn có người sở hữu năm thê bảy thiếp chẳng khác gì nam nhân bình thường.
Làm thái giám.. Nhưng đặc biệt thích lấy vợ
Lý do cho sự việc này là gì? Đầu tiên là việc lấy vợ giúp thái giám củng cố địa vị xã hội của bản thân. Trong thời kỳ phong kiến ngày xưa, đặc biệt là tại Trung Quốc, lấy vợ là điều mà mọi nam nhân đều phải làm.
Trong triều đình, thái giám là người có địa vị và có thân phận đặc biệt, vì vậy, những người này muốn kết hôn để củng cố thêm địa vị xã hội của mình. Các thái giám cho rằng, việc lấy nhiều vợ cũng chứng tỏ quyền lực, sự giàu có cũng như tầm quan trọng của bản thân trong triều đình.
Thứ hai là có cơ hội để được đích thân hoàng đế ban hôn. Thái giám là một người rất thân cận với hoàng đế, họ hiểu rõ về cuộc đời, gia đình và cả tâm ý của hoàng đế. Vì vậy, nếu làm việc hiệu quả họ sẽ được đích thân hoàng đế ban thưởng và trọng dụng. Ban hôn cũng là một trong những phần thưởng mà thái giám có thể nhận sau khi hoàn thành công việc của mình.
Hoàng đế sẽ chỉ hôn cho thái giám với một cung nữ bất kỳ trong cung để kết thành phu thê, do đó dù không thể có con nhưng các thái giám vẫn có thể lấy được một người vợ xinh đẹp và ngoan ngoãn.
Thứ ba là muốn có bạn đời ở tuổi xế chiều. Dù khiếm khuyết về mặt cơ thể nhưng họ vẫn có nhu cầu lấy vợ để cảm thấy được an ủi về mặt tâm lý giống như một người đàn ông bình thường. Hơn nữa sau khi phục vụ trong triều đình, các thái giám thời xưa sẽ được hoàng đế cho về quê để dưỡng già.
Có người về quê sau vài chục năm làm việc trong triều nên bị thất lạc người thân, thậm chí gia đình không còn ai sống. Do đó họ cần tìm một người để nâng khăn sửa túi cùng chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, tránh cảnh cô đơn hiu quạnh lúc về già.
Thích lấy vợ là một chuyện, nhưng lấy ai và ai lấy lại là một lẽ khác. Bản thân thái giám chỉ quanh quẩn trong cung, những người phụ nữ duy nhất hàng ngày họ tiếp xúc loanh quanh cũng chỉ có cung tần mỹ nữ. Vậy nên, mới xảy ra những chuyện dở khóc dở cười liên quan đến những câu chuyện nam nữ của thái giám.
Những bí mật tình yêu của thái giám nơi hậu cung
Dưới thời phong kiến Trung Quốc tồn tại một số chế độ hà khắc đối với những kẻ hầu người hạ trong cung cấm. Trong chế độ đó, nam không phải là đàn ông hoàn chỉnh, nữ không thể lấy chồng, âm dương mất cân bằng, xã hội xuất hiện nhiều hiện tượng bất thường.
Và như một sự bù đắp cho khuyết tật của xã hội, những con người đau khổ là thái giám và cung nữ đã tìm đến với nhau rồi thành vợ thành chồng.
Theo sử sách ghi chép lại, thời nhà Minh là thời kỳ hoạn quan có quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Do vậy họ cũng có nhiều bổng lộc, đây là một trong những lý do mà rất nhiều kỹ nữ ở kinh thành bấy giờ tình nguyện qua lại với các thái giám.
Trong ghi chép của cuốn “Hậu cung“, thái giám và cung nữ ở cùng nhau được gọi là “đối thực” – một cách gọi mang hương vị của việc “góp gạo nấu cơm chung“. Thực tế này từ thời nhà Hán đã xuất hiện. Nhưng tới thời vua Vạn Lịch của triều Minh thì câu chuyện “đối thực” càng trở nên phổ biến và công khai.
Ở thời vua Vạn Lịch, nếu cung nữ nào chưa có bạn trai hay thái giám nào chưa có bạn gái thì coi như đã bị ế. Họ thậm chí còn công khai khoác vai nhau giữa chốn ban ngày như những đôi vợ chồng bình thường khác. Tình yêu “đối thực” rất thực tế mối quan hệ giữa thái giám và cung nữ không chỉ dừng lại ở quan hệ luyến ái mà còn phát triển thành quan hệ vợ chồng, thậm chí là có những câu chuyện rất lãng mạn.
Đã yêu nhau thành vợ thành chồng thì cũng phải có tên gọi cho rõ ràng. Trong Tử Cấm Thành, Thái giám gọi câu “Nương tử ơi!“, cung nữ gọi câu “Phu quân ơi!” đương nhiên là chuyện cấm kỵ, nên họ luôn có ám hiệu riêng. Thái giám làm chồng của cung nữ, được gọi là “Thái Hộ“, cách xưng hô này nghe có vẻ như vị công công này là món ăn của một cung nữ nào đó.
Nhưng sau này ám hiệu đã trở nên công khai, đến cả Hoàng đế cũng biết, thậm chí còn có xu hướng chấp nhận cả sự thực này, khi gặp cung nữ nào đó còn có thể hỏi “Bạn trai của ngươi là ai?” hoặc hỏi thái giám “Bạn gái của ngươi là ai?“.
Thái giám và cung nữ cũng không cần phải sợ hãi, giấu giếm, họ thừa nhận rất thẳng thắn. Dù sao thì sự kết hợp giữa hai thân phận đau khổ ấy cũng không làm tổn hại tới ai, có thể nhắm mắt làm ngơ.
Đương nhiên, cũng có một số Hoàng đế không ưa chuyện tình cảm giữa thái giám và cung nữ. Chu Nguyên Chương là một ví dụ điển hình. Ông thậm chí còn đưa ra hình phạt lột da với những thái giám nào có quan hệ luyến ái.
Ở thời của Hoàng đế Vạn Lịch mặc dù chuyện “đối thực” rất phổ biến nhưng chính Vạn Lịch cũng không chấp nhận chuyện này. Chỉ cần phát hiện ra có hiện tượng “đối thực” thì những người liên quan đều chịu cực hình.
Tuy nhiên, nhu cầu mang tính bản năng của con người không phải cứ dùng cực hình là có thể ngăn cấm được. Vì thế chuyện “đối thực” giữa thái giám và cung nữ vẫn tồn tại và phát triển rộng rãi.
Không chỉ là chuyện thái giám và cung nữ, hậu cung Trung Hoa cổ đại còn tồn tại câu chuyện phi tần địa vị cao sang lại muốn thân mật với những thái giám xuất thân hèn kém. Trong các bộ phim cung đấu, người ta thấy rằng thái giám là một quân cờ quan trọng của các phi tần.
Họ muốn tranh sủng ái, với ưu thế lớn mạnh là họ có kết nối thông tin trong cung đông đảo, làm việc nhạy bén, sẽ giúp các chủ tử đắc lực trong việc tranh sủng với các phi tần khác. Hơn nữa, các thái giám hầu hạ các hoàng đế vì vậy hiểu rõ được sở thích, điều cấm kỵ của hoàng đế.
Các phi tần rất muốn biết được những thông tin quý báu này để có thể tranh thủ được sự sủng ái lấy lòng được các hoàng đế. Nếu phi tần được đắc sủng, quyền lợi địa vị ngày càng cao thì các thái giám cũng sẽ được hưởng cùng, thuyền lên thì nước lên.
Một lý do quan trọng nữa khiến các phi tần luôn rất muốn gần gũi với các thái giám đặc biệt là các thái giám hầu thân cận của hoàng đế đó là vì các thái giám này có được sự tín nhiệm rất cao của người đứng trên vạn người.
Nhờ vậy khi thân thiết với các thái giám, phi tần có thể được các thái giám nói tốt trước mặt hoàng đế, những thái giám này sẽ tạo điều kiện cho phi tần đó gặp gỡ hoàng đế. Đặc biệt hơn là trong lúc thực hiện công việc để hoàng đế lật thẻ thị tầm, họ có thể dùng mánh khóe giúp các phi tần được lật thẻ mà đắc sủng.
Vì vậy có rất nhiều phi tần hậu cung đã cố gắng bỏ thật nhiều tiền bạc để có thể thân thiết với các thái giám, như vậy họ mới được các thái giám tranh thủ giúp đỡ.
Có thể nói rằng, dù trong cung các thái giám thường được biết đến với thân phận thấp hèn, nhưng thực tế họ cũng có rất nhiều quyền lực ngầm, được đấu tranh vì hạnh phúc của cá nhân khiến những người phụ nữ từ những người có địa vị cao sang như phi tần tới những cung nữ thấp hèn trong hậu cung theo đuổi. Điều mà có lẽ là không nhiều người biết được và không nhiều người nhận ra khi chúng ta nói đến câu chuyện của các thái giám.
Xem thêm: