Liên bang Đông Dương đã từng rộng lớn ra sao? Và tại sao Liên bang Đông Dương lại từng bao gồm cả một phần của Trung Quốc? Không phải là chuyện đùa nhưng chúng ta vẫn thường nói rằng nếu như Việt Nam, Campuchia và Lào tạo ra một liên bang thì đó sẽ là liên bang VKL.
Liên bang Đông Dương thực sự đã từng tồn tại, còn gọi là Đông Dương thuộc Pháp hay là Đông Pháp. Đây là lãnh thổ nằm dưới quyền cai trị của thực dân Pháp trong vòng hơn 67 năm. Từ năm 1887 đến năm 1954, tại khu vực tương ứng với bây giờ là lãnh thổ của nước ta, lãnh thổ của Lào, lãnh thổ của Campuchia và đất đai của huyện Trạm Giang thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc. Vậy tại sao Liên bang Đông Dương này lại có cơ hội để hình thành và phát triển.
Chính trị của Liên bang Đông Dương
Quay trở lại thời gian vào khoảng thế kỷ thứ 19, triều đình phong kiến nhà Nguyễn tại Việt Nam nước ta đã bắt đầu suy yếu. Nhân cơ hội ấy, vào năm 1858 liên quân Pháp và Tây Ban Nha đã nổ súng tấn công vào Đà Nẵng mở đầu cho cuộc xâm lăng Đông Dương của thực dân Pháp. Gần 30 năm sau, liên bang Đông Dương đã chính thức được thành lập theo sắc lệnh của tổng thống nước Cộng hòa Pháp.
Lúc đầu, liên bang Đông Dương có bốn xứ gồm thuộc địa Nam Kỳ và ba xứ bảo hộ gồm có Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Cao Miên tức là Campuchia ngày nay. Một thời gian sau kết nạp thêm Lào, và Đông Dương thuộc pháp lúc này có năm xứ. Đến năm 1900, Pháp ghép thêm vùng Quảng Châu Loan là vùng đất mà Pháp chiếm được của Trung Quốc vào Liên bang Đông Dương như vậy, đến lúc này có tất cả sáu xứ thuộc Liên bang Đông Dương.
Về quy chế tồn tại, liên bang Đông Dương là một chế độ nửa thuộc, địa nửa phong kiến và các vị trí quan trọng nhất đều là người Pháp. Lúc đầu liên bang Đông Dương đặt thủ phủ tại Sài Gòn sau lại chuyển ra Hà Nội. Đứng đầu liên bang là một toàn quyền, sau này lại gọi là một cao ủy của chính phủ nước bảo hộ chính là nước Pháp.
Một số chính quyền địa phương được đặt dưới quyền các ông vua địa phương, các ông vua ở Lào, ông vua ở Campuchia, ông vua ở Việt Nam, nhưng thực tế chỉ là những ông vua bù nhìn mà thôi vì quyền lực vẫn nằm trong tay các quan chức thực dân Pháp.
Liên bang Đông Dương thực chất đã bị người Nhật lật đổ vào năm 1945 sau khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Tuy nhiên sau đó quân Nhật lại thua quân đồng minh và Liên bang Đông Dương chỉ thực sự tan rã khi Pháp bại trận ở Điện Biên Phủ và hiệp ước Genève được ký kết vào năm 1954.
Địa lý của Liên bang Đông Dương
Vậy Liên bang Đông Dương đã từng lớn như thế nào? Liên bang Đông Dương từng có diện tích lên đến 737.000 km2, và đây chính là lãnh thổ thuộc địa lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Đông Ấn Hà Lan chính là Indonesia trong thời gian tồn tại. Với diện tích là 737.000 km2 thì Việt Nam chúng ta cũng đóng góp đến hơn một nửa diện tích này.
Địa hình của Liên bang Đông Dương bao gồm một phần dãy núi kéo dài từ cao nguyên Tây Tạng giáp với Trung Quốc ở phía bắc, xen kẽ với những vùng đồng bằng được tạo ra bởi các hệ thống sông. Liên bang Đông Dương cũng giáp với biển Đông, giáp với Xiêm tức là Thái Lan bây giờ và giáp với vịnh Thái Lan.
Dân số của Liên bang Đông Dương
Dân số của Liên bang Đông Dương đã có những sự thay đổi chóng mặt vào nửa đầu thế kỷ 20. Nếu như vào năm 1921, theo thống kê dân số của Liên bang Đông Dương chỉ là gần 19 triệu người thì đến năm 1943 dân số của Liên bang Đông Dương đã là 25 triệu người.
Vào đầu thế kỉ 20, thành phần cư dân của Liên bang Đông Dương chủ yếu gồm có người Việt, người Khmer, người Thái, người Chăm và các dân tộc thiểu số khác, trong đó người Việt vẫn là đông nhất với 15 triệu người, kế đến là người Khmer với 1,3 triệu người, người Thái 1,1 triệu và người Chăm 100.000, số dân tộc thiểu số ước khoảng 500.000 người. Ngoài số này, còn có khoảng 300.000 người Hoa và các dân tộc châu Á khác, 15.000 người Âu và 40.000 người Âu lai Á. Tính tổng cộng, dân số của Liên bang Đông Dương vào khoảng 18.370.000 người, mật độ trung bình 24 người trên một km².
Lúc bấy giờ, người Pháp đã quản lý cư dân Liên bang Đông Dương như thế nào? Trên pháp lý, người dân của Đông Dương được chia thành ba hạng. Đứng đầu là công dân Pháp gồm những người Pháp chính gốc và một số người bản xứ nhưng được nhập quốc tịch Pháp. Đứng thứ nhì là thuộc dân Pháp là dân Nam Kỳ và dân chúng của ba thành phố gồm có Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội. Hạng ba mới là dân bảo hộ tức là đại đa số dân chúng của Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Lào và Campuchia.
Không giống như ở Algérie tức là ở Bắc Phi, sự định cư của người Pháp ở Đông Dương không xảy ra quy mô lớn, có nghĩa là không có quá nhiều người Pháp tại Đông Dương. Đến tận năm 1940, chỉ có khoảng 34.000 thường dân Pháp sống ở Đông Dương cùng với một số ít nhân viên quân đội Pháp và nhân viên chính phủ. Có nhiều lý do chính khiến cho việc định cư của Pháp tại Đông Dương không phát triển theo cách tương tự ở Bắc Phi thuộc Pháp.
Cùng thời điểm bấy giờ, Bắc Phi thuộc Pháp có khoảng hơn 1 triệu người dân là người Pháp. Vì Đông Dương chỉ được coi là một thuộc địa kinh tế của Pháp chứ không phải là một thuộc địa định cư. Thuộc địa kinh tế đơn thuần là khai thác những giá trị về kinh tế, còn thuộc địa định cư một phần nào đó để giúp chính quốc Pháp khỏi bị quá đông đúc và Đông Dương cũng rất xa so với chính quốc Pháp.
Thế nhưng, những ảnh hưởng của người Pháp về ngôn ngữ, về văn hóa là rất dễ nhìn thấy. Tiếng Pháp chính là ngôn ngữ hàng đầu của Đông Dương trong giáo dục, trong chính trị, trong thương mại và trong truyền thông. Cùng với đó, người Pháp cũng thúc đẩy sử dụng chữ quốc ngữ và khai tử chữ Nho. Tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi ở các khu vực thành thị và đã trở thành ngôn ngữ chính của giới thượng lưu có học thức.
Văn hóa Pháp có tác động sâu rộng nhất đến vùng Nam Kỳ và Bắc kỳ, trong khi đó ở khu vực ngày nay là Campuchia, Lào và Trung Kỳ phải chịu những tác động tương đối ngắn hạn. Tuy nhiên, hầu hết người dân bản địa vẫn sử dụng ngôn ngữ của chính họ, ngôn ngữ bản địa ví dụ người Việt vẫn sử dụng tiếng Việt ngay trong thời kỳ thuộc địa. Sau thời kỳ thuộc địa, một số vùng vẫn còn sử dụng tiếng Pháp.
Kinh tế của Liên bang Đông Dương
Về mặt kinh tế của Liên bang Đông Dương thời bấy giờ, lợi nhuận của Đông Dương sẽ phải trao lại cho nước Pháp. Nói tóm lại là chúng cướp bóc thuộc địa. Hay lượng nông phẩm lớn nhất của Đông Dương chính là lúa gạo, cho đến bây giờ thì Việt Nam chúng ta vẫn nằm trong top những quốc gia xuất khẩu lúa gạo hàng đầu trên hành tinh.
Kỹ nghệ lớn nhất ở Liên bang Đông Dương với sự tham gia của khoảng 50.000 công nhân là ngành khai thác than đá, chủ yếu ở Hà Tu và Hòn Gai cũng như Cẩm Phả thuộc Quảng Ninh bây giờ. Chính quyền bảo hộ của thực dân Pháp còn dành độc quyền việc bán thuốc phiện, bán rượu và bán muối, những ngành nghề quan trọng. Riêng việc phân phối bán lẻ, người Pháp sẽ nhường cho phần tư nhân, mà đa số ở đây lại không phải là người Việt mà là người Hoa, những người vốn rất nhanh nhạy trong việc buôn bán, điều này đã để lại những hệ lụy cho đến tận sau này.
Vì sao Liên bang Đông Dương gồm một phần Trung Quốc?
Phần này được gọi là Quảng Châu Loan, đây là một vùng đất ở miền nam của Trung Quốc, ven bờ đông của bán đảo Lôi Châu thuộc tỉnh Quảng Đông. Vùng đất này rất nhỏ ,chỉ rộng khoảng 1300km2. Đây là thuộc địa của Pháp từ năm 1898 và vùng đất này hình thành trong một nỗ lực thực dân hóa Trung Hoa do các cường quốc phương Tây tiến hành thời kỳ cuối nhà thanh lúc nhà thanh suy yếu
Từ tháng giêng năm 1900, theo những thỏa thuận trước đó việc chiếm đóng của Pháp chuyển thành việc thuê lãnh thổ với thời hạn là 99 năm và vùng đất này trở thành tô giới mang tên Quảng Châu Loan với trung tâm hành chính có tên là Fort Bayard. Với việc chiếm giữ lãnh thổ này Pháp đã tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình từ Đông Dương lên vùng Tây Nam của Trung Quốc tức là ảnh hưởng tại Vân Nam tại Tứ Xuyên và tại Quảng Đông.
Pháp muốn trở thành đối trọng ảnh hưởng với Anh, khi đó Anh đã có được Hồng Kông, hay là Bồ Đào Nha. Bồ Đào Nha đã có được Ma Cao, đây đều là những vị trí trọng yếu của Trung Quốc. và Pháp muốn sử dụng vùng Quảng Châu Loan để vận chuyển khoáng sản khai thác từ những khu vực đặc quyền của họ, mở rộng mạng lưới đường sắt Hà Nội, Côn Minh đến Vân Nam và phần còn lại của Trung Quốc.
Ban đầu, Pháp muốn xây dựng Quảng Châu Loan trở thành một thương cảng như cái cách mà người Anh làm tại Hồng Kông và người Bồ Đào Nha làm tại Ma Cao, nhưng họ đã nhận ra sự thất bại của dự án này bởi vì khu vực này rất kém phát triển do sự nghèo đói của những vùng đất bao quanh, và rất khó để kêu gọi cư dân đến đây định cư. Và sự hiện diện của Pháp chỉ mang một tính tương đối mà thôi.
Hơn thế nữa tình hình tại Trung Quốc lúc này cũng rất bất ổn, thế là năm 1925 Pháp đã lên kế hoạch biến tô giới này trở thành một quân cảng. Nhưng rồi họ lại thiếu tiền do phải tập trung vào việc trang bị vũ khí chống Đức nên Pháp lại phải trì hoãn kế hoạch, mãi sau này kế hoạch biến Quảng Châu Loan trở thành một quân cảng mới được tiến hành. Nhưng kế hoạch này được tiến hành bởi người Trung Quốc chứ không phải là một người Pháp và bây giờ nơi này trở thành một quân cảng lớn của Trung Quốc với tên gọi là cảng Trạm Giang.
Với những thay đổi của lịch sử thì không cần hết thời hạn 99 năm mà Pháp thuê vùng đất này, ngay từ giữa thế kỷ 20 vùng đất này đã trở về với người Trung Quốc và Fort Bayard ngày nay được đổi thành Trạm Giang, một phần của Liên bang Đông Dương trước đây thuộc Pháp