• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
No Result
View All Result
Trang chủ Khám phá Tại sao

Vì sao lượng oxy trong khí quyển Trái Đất cần duy trì mức 20,9%?

11 tháng trước
trong Tại sao
Thời gian đọc: 12 phút
0 0
A A
0
Sự sống của con người và nhiều loài sinh vật khác trên Trái đất không thể tách rời oxy. (Ảnh: Baidu)

Sự sống của con người và nhiều loài sinh vật khác trên Trái đất không thể tách rời oxy. (Ảnh: Baidu)

1
CHIA SẺ
19
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Loài người và nhiều sinh vật khác đã quen sống trong bầu không khí với hàm lượng oxy trong khí quyển Trái Đất luôn ở mức 20,9 – 21%. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu nồng độ oxy tăng lên hoặc giảm nhanh đột ngột?

Nội dung bài viết

  1. Oxy của Trái đất đến từ đâu?
  2. Vì sao hàm lượng oxy trên Trái đất là 20,9%?
  3. Làm sao để duy trì hàm lượng oxy ở mức 20,9%?

Trong bầu khí quyển của Trái đất, khí nitơ chiếm tỷ lệ lên tới 78%, còn lại là khí CO2, CO, hơi nước và các vi lượng. Do đó, tiêu chuẩn nồng độ khí oxy trong không khí sẽ là 20,9%-21%.

Oxy của Trái đất đến từ đâu?

Trái đất của chúng ta đã tồn tại khoảng 4,6 tỷ năm. Trong suốt khoảng thời gian dài như vậy, Trái đất không ngừng phát triển và thay đổi, cho tới nay, nó đã từng trải qua 5 cuộc Đại Tuyệt chủng hàng loạt đáng sợ. Con người đã có mặt trên Trái đất được khoảng 200.000 năm, thậm chí là lâu hơn nữa. Xét về sâu xa, loài người sở dĩ có thể sinh tồn trên Trái đất là nhờ vào môi trường tự nhiên của hành tinh này.

Vì sao lượng oxy trong khí quyển Trái đất cần duy trì mức 20,9% - Ảnh 1
Sự sống của con người và nhiều loài sinh vật khác trên Trái đất không thể tách rời oxy. (Ảnh: Baidu)

Sự sống của con người và nhiều loài sinh vật khác trên Trái đất không thể tách rời oxy. Trên thực tế, trong nửa đầu lịch sử của Trái đất, nó hoàn toàn không có oxy. Cho tới khi “Sự kiện oxy hóa vĩ đại“ xảy ra và tạo ra oxy trên toàn cầu, các loài sinh vật từ đơn bào tới đa bào bậc cao, cũng như động vật và thậm chí là loài người có cơ hội để bắt đầu sự sống.

Vào thời điểm diễn ra sự kiện đó, sự nhảy vọt về nồng độ oxy chủ yếu là do vi khuẩn xyano, còn gọi là tảo lam – loài vi khuẩn quang hợp thở ra oxy. Môi trường sống cùng với hàm lượng oxy dồi dào đã góp phần kích thích sự phát triển kích thước của nhiều loài động, thực vật. Lượng oxy hấp thụ cao kết hợp với không khí trong lành đã cho giúp chúng khỏe mạnh và to lớn hơn nhiều so với hiện tại.

Bằng chứng là vào năm 2012, 2 nhà cổ sinh vật học Matthew Clappen và Jared Carr tại Đại học California, Santa Cruz đã công bố nghiên cứu của họ về sự thay đổi chiều dài cánh cũng như kích thước của hơn 10.500 hóa thạch côn trùng trong 320 triệu năm qua. Họ phát hiện ra rằng trong 150 triệu năm đầu tiên, kích thước cơ thể của chúng có mối tương quan nhất định với nồng độ oxy tại thời điểm đó. Ở môi trường có hàm lượng oxy cao, côn trùng có xu hướng tăng kích thước cơ thể lớn hơn. Không chỉ có các loài côn trùng, nhiều loài sinh vật và động, thực vật ở thuở sơ khai ấy có kích thước khổng lồ.

Vì sao lượng oxy trong khí quyển Trái đất cần duy trì mức 20,9% - Ảnh 2
Trong môi trường hàm lượng oxy cao của Trái đất thuở sơ khai, nhiều loài côn trùng có kích thước rất lớn. (Ảnh: Baidu)

Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng dần biến mất theo thời gian và các loài sinh vật, động, thực vật cũng trở nên nhỏ hơn. Điều này đã phần nào chứng minh rằng hàm lượng oxy có ảnh hưởng tới các loài. Và chúng ta vẫn biết rằng, nếu không có oxy trên Trái đất thì không có sinh vật nào có thể tồn tại. Nếu hàm lượng oxy trở nên loãng hơn thì sự tồn tại của các loài sinh vật, cũng như loài người cũng sẽ bị hạn chế. Đó là lý do tại sao hàm lượng oxy trong bầu khí quyển của Trái đất cần được kiểm soát.

Vì sao hàm lượng oxy trên Trái đất là 20,9%?

Hàm lượng oxy trong khí quyển Trái đất chiếm khoảng 21%. Trong đó, một nửa lượng oxy là do cây cối, thực vật sinh ra trong quá trình quang hợp. Nửa còn lại được tạo ra bởi đại dương, các sinh vật biển siêu nhỏ gọi là sinh vật phù du.

Loài người và nhiều loại sinh vật, động, thực vật đều đã hoàn toàn thích nghi với hàm lượng oxy 20,9% trong bầu khí quyển của Trái đất. Nhờ có sự thích nghi này nên nền văn minh của loài người mới có được sự phát triển ổn định như bây giờ. Vì vậy, một số nhà khoa học đã đặt ra câu hỏi rằng hàm lượng oxy trên Trái đất có nhiều thì tốt hay không? Sự sống trên Trái đất sẽ thay đổi thế nào nếu như nồng độ oxy cao hơn con số 21%?

Vì sao lượng oxy trong khí quyển Trái đất cần duy trì mức 20,9% - Ảnh 3
Oxy nguyên chất chỉ thực sự tốt với con người nếu dùng trong thời gian ngắn. (Ảnh: Baidu)

Nếu hàm lượng oxy trong khí quyển Trái đất được đẩy lên 100% thì trước hết chắc chắn hệ thống hô hấp của con người sẽ được hưởng lợi. Bằng chứng là trên thế giới, có rất nhiều đơn vị cung cấp khí oxy nguyên chất cho khách hàng. Nhiều khách hàng sau khi sử dụng các dịch vụ này đều có kết quả tích cực như: giảm các triệu chứng choáng váng, đau đầu, cơ thể khỏe mạnh hơn.

Thế nhưng, oxy nguyên chất chỉ thực sự tốt khi sử dụng trong thời gian ngắn. Nếu như con người hít thở bầu không khí 100% oxy nguyên chất trong một thời gian dài thì chúng ta có thể sẽ bị nhiễm độc. Cụ thể, sau khi hít quá nhiều và quá lâu oxy nguyên chất thì con người sẽ cảm thấy tức ngực. Sau đó, con người sẽ cảm thấy chóng mặt, nhức đầu, phổi và não bị tổn thương cho đến khi mất dần nhận thức và chết.

Hơn nữa, chúng ta cần nhớ rằng oxy là nguyên tố chính xuất hiện trong các đám cháy. Do đó, hàm lượng oxy trong bầu khí quyển của Trái đất quá lớn sẽ khiến cho các đám cháy càng thêm dữ dội. Thậm chí, ai đó chỉ cần đốt 1 que diêm cũng có thể gây ra một vụ hỏa hoạn có tầm ảnh hưởng nghiêm trọng trên Trái đất.

Vì sao lượng oxy trong khí quyển Trái đất cần duy trì mức 20,9% - Ảnh 4
Hàm lượng oxy lớn sẽ biến các loài côn trùng thành khổng lồ. (Ảnh: Baidu)

Ngoài ra, hàm lượng oxy là 100% sẽ tác động lớn tới các loài côn trùng. Bởi theo nghiên cứu của 2 nhà cổ sinh vật học Matthew Clappen và Jared Carr thì các loại côn trùng đã từng có kích thước khổng lồ ở thời điểm hơn 300 triệu năm trước. Nguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn về kích thước của chúng là do hàm lượng oxy thời điểm đó lên tới 35%. Vậy nếu hàm lượng oxy lên tới 100% thì cơ thể của các loài côn trùng có thể sẽ lớn đến mức nào và hãy thử tưởng tượng xem thế giới sẽ ra sao nếu như chúng trở thành khổng lồ. Chắc chắn rằng nguy cơ về một cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt mới sẽ xảy ra chỉ trong một thời gian ngắn sau đó.

Nhưng nếu hàm lượng oxy trong khí quyển Trái đất giảm xuống dưới 20,9% thì sao? Trong cuốn “Khủng hoảng oxy” của tác giả Roddy Newman (Mỹ), so với thời tiền sử, hàm lượng oxy trong khí quyển của Trái đất đã giảm 1/3 và dừng lại ở mức 20,9%. Nguyên nhân khiến cho hàm lượng oxy bị giảm đi là do cách đây 10.000 năm, diện tích rừng bao phủ Trái đất nhiều gấp 2 bây giờ. Điều này cũng có nghĩa là lượng oxy hiện nay chỉ bằng ½ so với thời điểm đó.

Hàm lượng oxy ở biển cũng bị giảm như vậy. Theo báo cáo của NASA, lượng thực vật đơn bào sản xuất oxy đã giảm chỉ còn khoảng 70% so với cách đây 30 năm. Còn thống kê của Liên Hiệp Quốc cho thấy, có gần 150 vùng chết do chất thải công nghiệp và nông nghiệp được đưa ra biển. Những chất thải ở những vùng này khiến cho hàm lượng oxy ở biển giảm xuống đến mức không sinh vật biển nào có thể sống sót. Thiếu oxy ở biển còn gây ra hiện tượng đột biến gene, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các sinh vật biển.

Vì sao lượng oxy trong khí quyển Trái đất cần duy trì mức 20,9% - Ảnh 5
Dù hàm lượng oxy trong bầu khí quyển tăng hoặc giảm quá nhiều đều khiến thế giới bị đe dọa. (Ảnh: Baidu)

Về việc nếu hàm lượng oxy trong khí quyển ngày càng giảm xuống sâu dưới mức 20,9%, giáo sư Ervin Laszlo, cố vấn người Mỹ của Liên Hiệp Quốc về các khoa học hệ thống và triết học cho rằng sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Bởi khi hàm lượng oxy quá thấp thì các tế bào và nội tạng sẽ bị thiếu oxy khiến cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu, hoạt động kém. Các rối loạn sinh lý xảy ra khi tỷ lệ oxy trong không khí giảm xuống còn 16-17%. Khi hàm lượng oxy trong không khí là 7-8%, có thể gây ra một kết cục chết người.

Nếu như hàm lượng oxy giảm xuống mức 0% thì các công trình kiến trúc từ bê tông có thể sụp đổ ngay tức khắc. Nguyên nhân là oxy đóng vai trò như một chất liên kết đặc biệt cho bê tông. Việc không còn oxy còn khiến cho bầu trời trở nên tối đen như mực. Trong khi tất cả những điều trên xảy ra, lớp vỏ trái đất cũng hoàn toàn vỡ vụn bởi nó được tạo thành từ 45% oxy. Do đó, lớp vỏ này sẽ tiếp tục vỡ cho tới khi không còn gì.

Như vậy, dù hàm lượng không khí nhiều hơn hay ít hơn 20,9% thì chắc chắn thế giới của chúng ta, đặc biệt là loài người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Làm sao để duy trì hàm lượng oxy ở mức 20,9%?

Trải qua hàng triệu năm, hàm lượng oxy trong không khí đã tạm dừng lại ở mức 20,9%. Hàm lượng oxy này là mức lý tưởng cho các loài sinh vật trên Trái đất. Sự cân bằng của oxy và các khí khác được bảo đảm bởi vòng tuần hoàn của tự nhiên, đó là: động vật thải ra CO2, thực vật sử dụng nó và giải phóng ra oxy.

Tuy nhiên, thảm thực vật của chúng ta đang ngày càng mất đi. Ước tính có tới 13 triệu ha rừng (tương đương với diện tích của Hy Lạp) biến mất mỗi năm. Chính con người đã chặt cây cối để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp đang ngày một tăng của mình. Và nếu như sự biến mất của cây cối không thể ngăn chặn thì trong tương lai loài người sẽ không thể tồn tại vì không khí không còn thích hợp cho việc hô hấp. Để sống sót, cách tốt nhất mà loài người có thể làm được là mang theo mặt nạ dưỡng khí để lọc oxy còn sót lại trong không khí.

Hơn nữa, sự cân bằng của oxy và các khí khác trong bầu khí quyển đã tạo nên tầng ozone ở độ cao 8-30km so với mặt đất. Đồng thời, nó còn bảo vệ sự sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của Mặt trời.

Đáng tiếc, một nghiên cứu do đại học Princeton, New Jersey, Mỹ đã công bố trên tạp chí Science thì lượng oxy trong khí quyển Trái đất đã giảm 0,7% trong vòng 800.000 năm qua. Các nhà nghiên cứu đã đo lường lượng oxy của lõi băng ở Greenland và Nam Cực. Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, đây là những khu vực còn lưu giữ vô số bong bóng khí đại diện cho bầu khí quyển Trái Đất trong hàng triệu năm qua. Bằng cách phân tích tỷ lệ oxy của đồng vị nito trong các lõi băng này, họ đã xác định được tỷ lệ giảm của nồng độ oxy cụ thể như trên.

Vì sao lượng oxy trong khí quyển Trái đất cần duy trì mức 20,9% - Ảnh 6
Để gìn giữ hàm lượng oxy thích hợp cho loài người và các sinh vật khác trên Trái đất sinh tồn, chúng ta cần hạn chế chặt cây xanh, giảm thiểu đốt nhiên liệu hóa thạch… (Ảnh: Baidu)

Đáng chú ý, giáo sư Daniel Stolper, trưởng nhóm nghiên cứu còn cho biết thêm, trong 200 năm qua, giai đoạn công nghiệp hóa của xã hội loài người là giai đoạn có nhiều sự bất thường nhất. Hàm lượng ôxy trong khí quyển đã giảm nhanh chóng 0,1% do việc đốt nhiên liệu hóa thạch, tiêu thụ khí ôxy và tạo ra carbon dioxide.

Hàng năm, loài người đốt 7 tỉ tấn nhiên liệu hóa thạch đã gây ảnh hưởng đến hàm lượng ôxy tự do trong khí quyển. Với tốc độ quang hợp hiện nay, có thể sẽ mất khoảng 2.000 năm để tạo ra hàm lượng oxy lý tưởng trong bầu khí quyển của Trái đất.

Từ đây, có thể thấy, sự cân bằng của hàm lượng oxy trong bầu khí quyển của Trái đất sẽ không bao giờ là vĩnh viễn. Nếu như loài người không sớm nhận thức và thay đổi thì viễn cảnh của cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt chính là kết cục đang chờ đợi chúng ta.

5/5 - (7 bình chọn)
Nguồn bài viết: Tổ Quốc
Từ khóa: Jared Carrkhí oxylượng oxy trong khí quyểnMatthew Clappennồng độ oxy giảm đột ngộtOxy của Trái đấtOxy nguyên chấtSự kiện oxy hóa vĩ đại
Chủ đề:
ShareTweetPin1
Bài trước

TOP 9 “thị trấn ma” bỏ hoang lớn nhất thế giới, biệt thự không ai dám ở miễn phí

Bài tiếp theo

Top 10 sinh vật “đáng sợ” trong rừng nhiệt đới Amazon, rắn và nhện lớn nhất thế giới đã có mặt tại đây!

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Tại sao trên dãy Himalaya lại có hóa thạch của loài cá? - ảnh 1
Tại sao

Tại sao trên dãy Himalaya lại có hóa thạch của loài cá?

07/02/2023
2
Thời gian có thực sự tồn tại không và tại sao có nhà khoa học phủ nhận thời gian? - Ảnh 2
Tại sao

Thời gian có thực sự tồn tại không và tại sao có nhà khoa học phủ nhận thời gian?

12/11/2022
8
Vì sao đế chế Ottoman hùng mạnh sụp đổ - ảnh 2
Tại sao

Vì sao đế chế Ottoman hùng mạnh sụp đổ?

24/09/2022
9
Vì sao quân đội Mỹ nắm giữ bằng chứng về UFO nhưng không dám công bố - ảnh 1
Tại sao

Vì sao quân đội Mỹ nắm giữ bằng chứng về UFO nhưng không dám công bố?

13/09/2022
1
Tại sao nước biển lại mặn - ảnh 1
Tại sao

Tại sao nước biển lại mặn?

06/09/2022
1
Tại sao cổ nhân Trung Hoa đặt châu báu vào miệng người đã khuất?
Tại sao

Tại sao cổ nhân Trung Hoa đặt châu báu vào miệng người đã khuất?

05/09/2022
0
Vì sao châu Phi nhiều nắng nhưng lại khó làm điện mặt trời - ảnh 2
Tại sao

Vì sao châu Phi nhiều nắng nhưng lại khó làm điện mặt trời?

03/09/2022
2
Tại sao vết cắn của chó Pitbull đáng sợ hơn những giống chó khác?
Tại sao

Tại sao vết cắn của chó Pitbull đáng sợ hơn những giống chó khác?

02/09/2022
10
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1
Tại sao

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới.
Tại sao

Vì sao đập thủy điện Tam Hiệp chưa bao giờ hoạt động hết công suất, dù đã sử dụng hơn 10 năm?

24/08/2022
2
Load More
Bài tiếp theo
Top 10 sinh vật “đáng sợ” trong rừng nhiệt đới Amazon, rắn và nhện lớn nhất thế giới đã có mặt tại đây!

Top 10 sinh vật “đáng sợ” trong rừng nhiệt đới Amazon, rắn và nhện lớn nhất thế giới đã có mặt tại đây!

Có gì trong 8 loại cà phê đắt nhất thế giới, giá tới 100 USD/tách?

Có gì trong 8 loại cà phê đắt nhất thế giới, giá tới 100 USD/tách?

Linh miêu Canada sở hữu bộ lông đóm và đôi tai đặc trưng của chi Linh miêu

TOP 8 loài mèo hoang dã hung dữ nhất thế giới, loài linh miêu hung dữ hơn chúng ta tưởng rất nhiều

Bình luận

Tiêu điểm.

Tại sao vết cắn của chó Pitbull đáng sợ hơn những giống chó khác?

Tại sao vết cắn của chó Pitbull đáng sợ hơn những giống chó khác?

02/09/2022
10
Top 10 vị thần Ai Cập cổ đại được sùng bái nhất - ảnh 8

Top 10 vị thần Ai Cập cổ đại được sùng bái nhất

28/08/2022
11
Vượn cáo bay Sunda

Top 10 loài động vật kỳ lạ hiện còn sinh sống trên Trái đất

27/08/2022
39
Hoạn quan mê tiền cực độ, giàu có nhất lịch sử Trung Quốc - ảnh 1

Hoạn quan mê tiền cực độ, giàu có nhất lịch sử Trung Quốc

29/08/2022
4
Thay đổi thói quen con người không dễ, nhưng Ford đã làm được.

Henry Ford đã khiến thế giới chuyển từ ngựa sang ô tô bằng cách nào?

20/08/2022
4
Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời?

Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời?

15/09/2022
3
Lời nguyền của kim tự tháp Ai Cập - ảnh 4

Bật mí về: Lời nguyền của kim tự tháp Ai Cập

09/09/2022
84
Biến chủng mới đáng lo ngại xuất hiện ngày càng nhiều. (Ảnh: KXAN).

Phát hiện biến chủng Covid-19 mới đáng lo ngại

04/09/2022
4
Tại sao nước biển lại mặn - ảnh 1

Tại sao nước biển lại mặn?

06/09/2022
1
Hòn đảo ma giữa biển khơi Nhật Bản trở thành di sản văn hóa thế giới của UNESCO - ảnh 5

“Hòn đảo ma” giữa biển khơi Nhật Bản trở thành di sản văn hóa thế giới của UNESCO

04/09/2022
5
Trí tuệ nhân tạo AI có cảm xúc giống con người

Trí tuệ nhân tạo AI có cảm xúc giống con người

23/08/2022
7

Bài viết xem nhiều.

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của Kẻ hủy diệt

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của “Kẻ hủy diệt”

21/09/2022
967
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

22/09/2022
354
Giật mình phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 7

Giật mình với phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập

21/09/2022
247
Khám phá Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Khám phá kim tự tháp Ai Cập cổ đại với những điều ít biết

31/08/2022
189
Lịch sử ngôn ngữ lập trình

Lịch sử ngôn ngữ lập trình

31/08/2022
137
Chó Husky. Ảnh: Internet

Top 10 giống chó nguy hiểm bị “cấm” trên thế giới

24/08/2022
136
Trường Bình Công Chúa. Ảnh minh họa

Cuộc đời bi thảm của Trường Bình Công Chúa

26/08/2022
131
Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

02/09/2022
123
Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

30/09/2022
119
Một vòng thế giới: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In