• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
No Result
View All Result
Trang chủ Khám phá Tại sao

Vì sao châu Phi nhiều nắng nhưng lại khó làm điện mặt trời?

5 tháng trước
trong Tại sao
Thời gian đọc: 6 phút
0 0
A A
0
Vì sao châu Phi nhiều nắng nhưng lại khó làm điện mặt trời - ảnh 2

Tình trạng sa mạc hóa và khan hiếm nước khiến các quốc gia ở châu Phi khó làm điện mặt trời.

0
CHIA SẺ
2
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Sa mạc Sahara nói chung và khu vực phía bắc châu Phi nói riêng là một trong những nơi có nguồn năng lượng chưa khai thác lớn nhất hành tinh. Lượng ánh nắng ở đây có khả năng cung cấp năng lượng cho toàn thế giới.

Nội dung bài viết

  1. Chi phí xây mạng lưới lớn
  2. Hao hụt truyền tải điện cao áp
  3. Băn khoăn vì bất ổn khu vực
  4. Cần một lượng nước khổng lồ

Một tấm pin mặt trời diện tích 1 mét vuông đặt ở Algeria có thể tạo ra từ 5 đến 7 kW điện mỗi ngày, gấp ba lần so với ở Đức. Nhân lên 1000km2 thì mỗi ngày có 5 đến 7 tỉ kW giờ năng lượng được tạo ra, gần như đáp ứng được toàn bộ nhu cầu điện của châu Âu. Và chỉ cần nhân lên mười lần là đã đủ cấp điện cho toàn thế giới.

Trên đây là những con số ấn tượng được nhắc đi nhắc lại thường xuyên. Phép tính nháp này có vẻ đã mở ra một tầm nhìn mới cho cả nhân loại. Rất nhiều dự án được đưa ra để biến những bài toán đơn giản trên thành hiện thực, nhưng thực tế mọi chuyện lại không dễ dàng như vậy.

Vì sao châu Phi nhiều nắng nhưng lại khó làm điện mặt trời - ảnh 1
Trang trại điện mặt trời.

Chi phí xây mạng lưới lớn

Hiện nay chỉ có hai đường truyền nối Bắc Phi với châu Âu, dẫn điện từ Maroc tới Tây Ban Nha. Mỗi đường truyền có thể tải 700 mW. Người ta dự định xây thêm đường truyền thứ ba trước năm 2030, nâng tổng công suất lên 2100 mW.

Nếu muốn truyền tải đủ điện tới châu Âu, tạm bỏ qua hao hụt truyền tải và vấn đề lưu trữ năng lượng, thì cần thêm từ 592 đến 831 đường truyền tương tự. Nhưng chúng không đơn giản chỉ là những sợi cáp chăng từ nước này sang nước khác, mà là những cơ sở hạ tầng hết sức tốn kém và phức tạp. Đường truyền thứ ba hòa vào mạng lưới của Maroc và Tây Ban Nha dự kiến sẽ tiêu tốn 150 triệu USD. Nhân với 592 thì ta cần khoảng 8,9 tỉ USD. Nhưng đây mới chỉ là đường dẫn ngắn nhất, rẻ nhất nối Bắc Phi với châu Âu thôi. Để xây dựng một mạng lưới thực thụ thì người ta cần những đường truyền dài hơn thế để nối Tunisia với bắc Ý, Libya tới Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nơi khác nữa.

Hao hụt truyền tải điện cao áp

Desertec từng là một dự án do Đức dẫn dắt với số vốn lên tới nửa nghìn tỉ USD để đầu tư vào việc xây dựng trạm điện và cơ sở hạ tầng truyền tải khắp Bắc Phi và Trung Đông. Dự án này nhằm đi vào truyền tải dòng điện cao áp xoay chiều trên khoảng cách ngắn (như từ Maroc tới Tây Ban Nha), và dòng điện cao áp một chiều trên khoảng cách xa hơn.

Vì sao châu Phi nhiều nắng nhưng lại khó làm điện mặt trời - ảnh 3

Trên mỗi cây số, điện cao áp một chiều bị hao hụt ít hơn so với điện cao áp xoay chiều. Tuy nhiên, để chuyển đổi mạng lưới điện xoay chiều trong khu vực thành những đường dây cáp truyền tải điện xoay chiều trên khoảng cách xa thì lại cần đến các máy biến áp và bộ chuyển đổi rất tốn kém. Các đường truyền từ Maroc sang Tây Ban Nha chỉ kéo dài 28 cây số nên đây không phải vấn đề lớn, nhưng để truyền tải điện áp cao một chiều từ Tunisia đến Ý mà không hao hụt nhiều thì lại là một bài toán khó.

Băn khoăn vì bất ổn khu vực

Nhiều nhà đầu tư rất do dự khi bỏ tiền vào các quốc gia bất ổn ở Bắc Phi. Không nói đâu xa, năm 2013 đã từng có một cuộc tấn công vào một nhà máy khí đốt của British Petroleum ở Algeria. Nhà máy này là một nguồn tài nguyên kinh tế quan trọng với quốc gia này, nhưng lại nằm biệt lập giữa một sa mạc rộng lớn. Khu vực đó được biết đến là gốc rễ trung chuyển của tổ chức Al Qaeda ở Bắc Phi. Vì thế nó rất dễ trở thành mục tiêu tấn công hấp dẫn mà lại khó bảo vệ. Cũng chính vì thế, một số nước như Đức thay vì đầu tư vào các trạm điện ở Bắc Phi thì lại tự sản xuất quang điện trong nước. Đến năm 2020, quang điện đã chiếm 10% sản lượng điện của nước này.

Vì sao châu Phi nhiều nắng nhưng lại khó làm điện mặt trời - ảnh 2
Tình trạng sa mạc hóa và khan hiếm nước khiến các quốc gia ở châu Phi khó làm điện mặt trời.

Cần một lượng nước khổng lồ

Mọi thứ trở nên khó khăn hơn khi tính đến lượng nước mà các trạm điện cần dùng để làm mát, chạy tuabin hơi nước và làm vệ sinh các tấm gương mặt trời.

Nhà máy điện mặt trời Ouarzazate ở Maroc sử dụng 2,5 đến 3 tỷ lít nước mỗi năm, được lấy từ một con đập cách đó 12 cây số. Maroc vốn dễ bị hạn hán, nên nếu chỉ vì đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của châu Âu mà phải lấy đi nguồn nước của các trang trại nuôi sống người dân Maroc thì sẽ là một điều vô cùng khó khăn. Trong khi đó, Bắc Phi là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới bởi biến đổi khí hậu, với tình trạng sa mạc hóa và khan hiếm nước đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Các dự án năng lượng mặt trời nhìn bề ngoài có vẻ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho khu vực Bắc Phi, nhưng thực ra lại lấy đi không ít tài nguyên của các quốc gia vốn chịu nhiều thiệt thòi về mặt địa lý này.

5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa: ánh nắngchâu phiđiện mặt trờilý do châu phi không làm điện mặt trờinăng lượng mặt trờitấm pin mặt trờitrang trại điện mặt trời
ShareTweetPin
Bài trước

Poison Garden – Khu vườn chết chóc nhất thế giới

Bài tiếp theo

Một bộ tộc tuyệt chủng sau cái chết của “người đàn ông cô độc nhất thế giới”

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Thời gian có thực sự tồn tại không và tại sao có nhà khoa học phủ nhận thời gian? - Ảnh 2
Tại sao

Thời gian có thực sự tồn tại không và tại sao có nhà khoa học phủ nhận thời gian?

12/11/2022
6
Vì sao đế chế Ottoman hùng mạnh sụp đổ - ảnh 2
Tại sao

Vì sao đế chế Ottoman hùng mạnh sụp đổ?

24/09/2022
9
Vì sao quân đội Mỹ nắm giữ bằng chứng về UFO nhưng không dám công bố - ảnh 1
Tại sao

Vì sao quân đội Mỹ nắm giữ bằng chứng về UFO nhưng không dám công bố?

13/09/2022
0
Tại sao nước biển lại mặn - ảnh 1
Tại sao

Tại sao nước biển lại mặn?

06/09/2022
0
Tại sao cổ nhân Trung Hoa đặt châu báu vào miệng người đã khuất?
Tại sao

Tại sao cổ nhân Trung Hoa đặt châu báu vào miệng người đã khuất?

05/09/2022
0
Tại sao vết cắn của chó Pitbull đáng sợ hơn những giống chó khác?
Tại sao

Tại sao vết cắn của chó Pitbull đáng sợ hơn những giống chó khác?

02/09/2022
10
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1
Tại sao

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới.
Tại sao

Vì sao đập thủy điện Tam Hiệp chưa bao giờ hoạt động hết công suất, dù đã sử dụng hơn 10 năm?

24/08/2022
2
Đường di chuyển của cơn bão số 2/2022.
Tại sao

Vì sao đường di chuyển của các cơn bão thường tuân theo một quy luật nhất định?

24/08/2022
3
Ăn dứa bị rát là do chất bromelain có trong dứa.
Tại sao

Vì sao ăn dứa lại hay rát lưỡi?

22/08/2022
1
Load More
Bài tiếp theo
Một bộ tộc tuyệt chủng sau cái chết của người đàn ông cô độc nhất thế giới - ảnh 1

Một bộ tộc tuyệt chủng sau cái chết của "người đàn ông cô độc nhất thế giới"

Loại tàu ngầm bí ẩn của Nga mà phương Tây luôn khao khát - ảnh 1

Loại tàu ngầm lặn sâu của Nga mà phương Tây luôn "khao khát"

Trung Quốc phát triển tàu viên đạn 400 km/h

Trung Quốc phát triển tàu viên đạn 400 km/h

Bình luận

Tiêu điểm.

Trong công cuộc biến những thứ không phải vàng thành vàng, một nhà giả kim đã tìm ra phốt pho.

23 phát minh “tình cờ và bất ngờ” nhưng đã thay đổi cả thế giới

17/08/2022
3
màn hình oled

Màn hình chơi game OLED linh hoạt đầu tiên trên thế giới

26/08/2022
2
Ngôi làng kỳ lạ ở Dubai: Ngày hiện ra, đêm biến mất khiến các nhà khoa học bối rối - ảnh 1

Ngôi làng kỳ lạ ở Dubai: Ngày hiện ra, đêm biến mất khiến các nhà khoa học bối rối

28/08/2022
3
Những nền văn minh cổ xưa tại Châu Phi mà có thể bạn chưa từng biết tới - ảnh 1

Những nền văn minh cổ xưa tại Châu Phi mà có thể bạn chưa từng biết tới!

20/09/2022
2
Những loài động vật có thể tự do thay đổi giới tính nếu muốn - ảnh 2

Những loài động vật có thể tự do thay đổi giới tính nếu muốn

30/09/2022
2
Mỗi giây, Tambora phun khoảng 300-500 triệu kg magma. (Ảnh minh họa).

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

12/08/2022
7
Bát trận đồ là trận pháp cho thấy tài dụng binh bậc thầy của Gia Cát Lượng.

Trận pháp độc đáo của Gia Cát Lượng giúp chống 100.000 quân: Chỉ 1 người có thể giải mã?

22/08/2022
4
Cấy chip vào cơ thể để mở khóa ô tô

Cấy chip vào cơ thể để mở khóa ô tô

22/08/2022
8
Mô phỏng mặt đất sao Hỏa. Ảnh: iStock

Kế hoạch biến không khí và đất sao Hỏa thành sắt

03/09/2022
9
Podcast trên Twitter

Twitter chính thức thêm Podcast vào nền tảng của mình

26/08/2022
2
Những bí mật kim tự tháp Ai Cập cổ đại ít người biết

Những bí mật kim tự tháp Ai Cập cổ đại ít người biết

29/08/2022
30

Bài viết xem nhiều.

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của Kẻ hủy diệt

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của “Kẻ hủy diệt”

21/09/2022
966
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

22/09/2022
353
Giật mình phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 7

Giật mình với phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập

21/09/2022
245
Khám phá Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Khám phá kim tự tháp Ai Cập cổ đại với những điều ít biết

31/08/2022
188
Lịch sử ngôn ngữ lập trình

Lịch sử ngôn ngữ lập trình

31/08/2022
134
Chó Husky. Ảnh: Internet

Top 10 giống chó nguy hiểm bị “cấm” trên thế giới

24/08/2022
133
Trường Bình Công Chúa. Ảnh minh họa

Cuộc đời bi thảm của Trường Bình Công Chúa

26/08/2022
128
Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

02/09/2022
120
Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

30/09/2022
118
Một vòng thế giới: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In