• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
No Result
View All Result
Trang chủ Khám phá Khám phá khoa học

Trung Quốc tìm thấy quặng kim loại quý hơn cả đất hiếm, nhưng chưa thể khai thác

10 tháng trước
trong Khám phá khoa học
Thời gian đọc: 6 phút
0 0
A A
0
Beryli là kim loại quý hơn cả đất hiếm. (Ảnh: theodoregray)

Beryli là kim loại quý hơn cả đất hiếm. (Ảnh: theodoregray)

1
CHIA SẺ
4
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Thứ gì có giá trị vượt xa cả đất hiếm, “kim loại quý” đang đi đầu trong những cuộc đối thoại toàn cầu hiện nay?

Đó là beryli, kim loại kiềm thổ và có màu xám. Beryli xuất hiện tự nhiên ở trong lớp vỏ Trái Đất, không khí, đất và nước. Tuy nhiên, Beryli không có nhiều trong vũ trụ vì nó chỉ được tạo ra trong những vụ nổ sao siêu mới.

Thế nhưng sở dĩ việc tìm thấy quặng beryli có ý nghĩa rất quan trọng, thậm chí được ví như kho báu, bởi vì nó được ứng dụng trong một loạt những ứng dụng điện tử. Ngoài ra, theo các chuyên gia, beryli sẽ trở thành vật liệu mới hàng không vũ trụ trong tương lai.

Tìm thấy “kho báu” ở Tân Cương, nhưng chưa thể khai thác?

Trong những năm qua, các nhóm khảo sát của Trung Quốc đã tìm thấy nhiều mỏ kim loại quý hiếm. Trong số đó, các nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một trong những nguyên tố hiếm nhất là beryli.

Trung Quốc tìm thấy quặng kim loại quý hơn cả đất hiếm, nhưng chưa thể khai thác - ảnh 1
Beryli là kim loại quý hơn cả đất hiếm. (Ảnh: theodoregray)

Kim loại có độc tính cao này là nguyên liệu thô không thể thiếu trong các ngành công nghiệp sản xuất tên lửa, hàng không, luyện kim, đồng thời là nguyên liệu tuyệt vời cho các vệ tinh.

Dù không phải là đất hiếm nhưng do sự khan hiếm cùng đặc tính khiến beryli trở thành kim loại được nhiều quốc gia trên thế giới săn lùng. Hiện nay, trên thế giới chỉ có ba quốc gia là Mỹ, Trung Quốc và Kazakhstan hiện đang khai thác và chế biến quặng beryli có khả năng thương mai.

Theo các chuyên gia, beryli phần lớn được tìm thấy trong quặng và ước tính trữ lượng trên thế giới chỉ khoảng 400.000 tấn. Thực tế trữ lượng beryli được tìm thấy ở Trung Quốc là khoảng 21.000 tấn. Trong đó, trữ lượng beryli được phát hiện ở Tân Cương, khu tự trị phía Tây Bắc Trung Quốc, vượt quá 4.000 tấn.

Phát hiện mới này sẽ biến mỏ beryli ở Tân Cương trở thành mỏ lớn nhất thế giới. Điều này có thể đảm bảo thuận lợi cho quốc gia này trong cuộc đua vào vũ trụ, đồng thời sản xuất nhiều loại vũ khí cao cấp khác nhau.

Trung Quốc tìm thấy quặng kim loại quý hơn cả đất hiếm, nhưng chưa thể khai thác - ảnh 2
Mỏ quặng beryli được tìm thấy ở Tân Cương. (Ảnh: Xinhua)

Tuy nhiên, mỏ beryli được phát hiện ở Tân Cương sẽ không dễ dàng được khai thác để làm vật liệu dự trữ cho hàng không vũ trụ trong tương lai.

Nguyên nhân là do chi phí khai thác rất đắt đỏ. Ngoài ra, việc khai thác quặng beryli cũng giống như đất hiếm, đòi hỏi phải sử dụng một lượng lớn các chất hóa học, thậm chí là nguyên tố phóng xạ. Điều này sẽ gây ra không ít thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường xung quanh.

Hơn nữa, nơi tìm thấy quặng beryli nằm ở Hòa Điền, Tân Cương. Đây cũng là nơi xuất xứ của ngọc Hòa Điền, loại ngọc bích nổi tiếng của Trung Quốc. Tuy nhiên, do khai thác lâu năm nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hòa Điền rất nghiêm trọng.

Do đó, để bảo vệ môi trường địa phương, các mỏ beryli mới được tìm thấy sẽ không được khai thác trong thời gian tới.

Mặt khác, với bài học nhãn tiền về khai thác đất hiếm trong quá khứ, các nhà chức trách cần phối hợp với các chuyên gia để đưa ra phương án khai thác hợp lý nhất đối với các mỏ beryli trong tương lai.

Vì sao beryli lại quý hơn cả đất hiếm?

Beryli là nguyên tố thứ 4 trong bảng tuần hoàn hóa học. Có lẽ không nhiều người biết đến kim loại nhẹ này, nhưng nó lại một nguyên liệu thiết yếu trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao.

Trung Quốc tìm thấy quặng kim loại quý hơn cả đất hiếm, nhưng chưa thể khai thác - ảnh 3
Beryli là một kim loại kiềm thổ.

Beryli không tan trong nước dù ở nhiệt độ cao do có lớp oxit bền bảo vệ. Tuy nhiên, beryli có thể tan trong dung dịch kiềm mạnh hoặc kiềm nóng chảy để tạo berilat.

Khác với các kim loại như magie, canxi, beryli và cả các muối của nó đều có độc tính, gây hại cho cơ thể người, thậm chí có khả năng gây ung thư. Chính vì vậy, theo các chuyên gia, cần phải hết sức cẩn thận khi tiếp xúc với những vật dụng có chứa beryli.

Do được đào thải rất chậm ra khỏi cơ thể con người nên beryli có thể gây ra những tổn thương nội tạng, thậm chí là ung thư.

Trong số 6 nguyên tố thuộc kim loại kiềm thổ, bao gồm: beryli (Be), magie (Mg), canxi (Ca), stronti (Sr), bari (Ba), radium (Ra), beryli được gọi là kim loại hiếm nhẹ.

Trung Quốc tìm thấy quặng kim loại quý hơn cả đất hiếm, nhưng chưa thể khai thác - ảnh 4
Các nhà nghiên cứu tìm thấy mỏ quặng beryli khổng lồ ở Tân Cương. (Ảnh: Shutterstock)

Chỉ với hàm lượng beryli nhỏ nhưng lại có tác dụng rất lớn. Kim loại này được sử dụng trong hàng không vũ trụ, nhà máy điện hạt nhân… Đặc biệt, do có đặc tính ổn định nên beryli có thể được sử dụng để làm tên lửa.

Theo các chuyên gia, nếu sử dụng vật liệu truyền thống, trọng lượng của tên lửa sẽ tăng thêm 500kg. Đây quả là một trở ngại, bởi đối với thiết bị hàng không vũ trụ, trọng lượng cần được tính toán kỹ lưỡng.

Trên thực tế, trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, những kim loại thường được sử dụng là nhôm và titan. Trong khi đó, mật độ của beryli tuy nhỏ hơn nhiều hai kim loại này nhưng lại có độ bền gấp 4 lần thép. Do đó, sử dụng beryli để thay thế nhôm và titan có thể làm giảm trọng lượng của tên lửa một cách hiệu quả.

Ngoài ra, beryli cho tia X đi qua, đồng thời các neutron được giải phóng khi kim loại này bị bắn phá bằng những hạt alpha từ các nguồn phóng xạ. Do đó, beryli là nguồn nhiên liệu quan trọng trong công nghiệp hạt nhân.

Để bảo vệ môi trường xung quanh khỏi bị neutron tấn công, hầu hết các lò phản ứng hạt nhân đều có một lớp bao bọc bên ngoài. Lớp bọc này có chứa beryli nhằm ngăn các hạt thừa không bị thất thoát ra ngoài và gây nguy hiểm.

Trên thực tế, một trong những dự án khoa học tốn kém nhất trong lịch sử cũng sử dụng beryli như một nguyên liệu quan trọng. Cụ thể, kính viễn vọng không gian James Webb trị giá 10 tỷ USD của NASA được cho là cũng sẽ có 18 phần lục giác làm từ beryli trong các gương của nó. Vì siêu kính viễn vọng này tiếp xúc với nhiệt độ -240 độ C, nên các gương của nó phải được làm bằng beryli, vật liệu có khả năng chịu được nhiệt độ rất thấp.

5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa: chi phí khai thác berylikim loại beryliKim loại có độc tính caokim loại kiềm thổkim loại quý hơn đất hiếmmỏ kim loại berylinguyên tố thuộc kim loại kiềm thổquặng kim loại beryli
Chủ đề:
ShareTweetPin1
Bài trước

Đế quốc Babylon vì sao bị hủy diệt trong phút chốc?

Bài tiếp theo

Lễ Vu Lan báo hiếu và ý nghĩa bông hồng cài ngực áo

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Vị trí đặc biệt của những chú mèo đối với người Ai Cập cổ đại - Ảnh 1
Khám phá khoa học

Vị trí đặc biệt của những chú mèo đối với người Ai Cập cổ đại

21/05/2023
4
Người Ai Cập cổ đại ướp xác không phải để bảo quản thi thể mà vì mục đích hoàn toàn khác này - Ảnh 1
Khám phá khoa học

Người Ai Cập cổ đại ướp xác không phải để bảo quản thi thể mà vì mục đích hoàn toàn khác này

07/02/2023
4
Khung cảnh thực sự xung quanh các kỳ quan bậc nhất thế giới - ảnh 6
Khám phá khoa học

Khung cảnh thực sự xung quanh các kỳ quan bậc nhất thế giới

07/10/2022
0
Sở hữu Ngọa Long - Phượng Sồ, vì sao Lưu Bị vẫn tuột tay thiên hạ - ảnh 5
Khám phá khoa học

Sở hữu Ngọa Long – Phượng Sồ, vì sao Lưu Bị vẫn “tuột tay” thiên hạ?

07/10/2022
0
10 điều quái gở khó tin mà người cổ đại từng cho là bình thường trong quá khứ - ảnh 3
Khám phá khoa học

10 điều quái gở khó tin mà người cổ đại từng cho là bình thường trong quá khứ

07/10/2022
5
Bí kíp "thao túng tâm lý" giúp bạn thuyết phục được người khác - ảnh 1
Khám phá khoa học

Bí kíp “thao túng tâm lý” giúp bạn thuyết phục được người khác

07/10/2022
5
Phát hiện đại dương thứ 6 trên Trái đất sở hữu thể tích gấp 3 lần tất cả các đại dương cộng lại - ảnh 1
Khám phá khoa học

Phát hiện “đại dương thứ 6” trên Trái đất sở hữu thể tích gấp 3 lần tất cả các đại dương cộng lại?

04/10/2022
4
Giải mã bí ẩn về chủng tộc của người Ai Cập cổ đại - ảnh 1
Khám phá khoa học

Giải mã bí ẩn về chủng tộc của người Ai Cập cổ đại

03/10/2022
7
Kim tự tháp Khufu được xây dựng như thế nào? Các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra sự thật - ảnh 1
Khám phá khoa học

Kim tự tháp Khufu được xây dựng như thế nào? Các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra sự thật!

03/10/2022
10
Sốc khi bộ não bị đánh cắp của nhà bác học Einstein nằm trong... lọ xốt mayonnaise
Khám phá khoa học

Sốc khi bộ não bị đánh cắp của nhà bác học Einstein nằm trong… lọ xốt mayonnaise

01/10/2022
7
Load More
Bài tiếp theo
Đóa hồng đỏ cài trên ngực áo.

Lễ Vu Lan báo hiếu và ý nghĩa bông hồng cài ngực áo

Chiêm ngưỡng 7 món tráng miệng đắt giá nhất thế giới

Chiêm ngưỡng 7 món tráng miệng đắt giá nhất thế giới

Trái đất "ốm yếu" vì biến đổi khí hậu tạo cơ hội thuận lợi cho các dịch bệnh "bùng nổ" - (Ảnh: NEWS MEDICAL LIFE SCIENCE)

Nghiên cứu gây sốc: 277 dịch bệnh có thể bùng nổ vì sai lầm khó ngờ của chúng ta

Bình luận

Tiêu điểm.

Giải mã cách đặt tên đường ở Hà Nội - ảnh 7

Giải mã cách đặt tên đường ở Hà Nội: Sự thật bất ngờ không phải ai cũng biết!

27/09/2022
3
Thí nghiệm của Pharaoh Ai Cập - ảnh 3

Thí nghiệm của Pharaoh Ai Cập: Không dạy trẻ sơ sinh nói chuyện, liệu chúng có thể tạo ra ngôn ngữ mới không?

21/09/2022
1
Nhiệm vụ của Lucy: Khám phá bí mật về viên nang thời gian của Hệ Mặt trời - ảnh 4

Nhiệm vụ của Lucy: Khám phá bí mật về “viên nang thời gian” của Hệ Mặt trời

01/09/2022
4
Chết cười với những định nghĩa khó đỡ nhất về VỢ - ảnh 1

Chết cười với những định nghĩa về VỢ ‘khó đỡ’ nhất

05/09/2022
2
Trung Quốc phát triển tàu viên đạn 400 km/h

Trung Quốc phát triển tàu viên đạn 400 km/h

04/09/2022
2
Liên tiếp tìm thấy 2 siêu Trái đất nữa, 1 trong số đó nằm trong vùng vàng sự sống - ảnh 1

Liên tiếp tìm thấy 2 siêu Trái đất mới, 1 trong số đó nằm trong “vùng vàng sự sống”!

09/09/2022
1
Quá trình xây dựng Kim tự Tháp Ai Cập - ảnh 4

Giải mã bí mật: Quá trình xây dựng Kim tự Tháp Ai Cập

26/08/2022
6
Lost Colony: Thuộc địa đã mất Roanoke và sự kiện hàng trăm người bốc hơi - ảnh 1

Lost Colony: Thuộc địa đã mất Roanoke và sự kiện hàng trăm người “bốc hơi”

02/09/2022
3
Những hiện tượng thiên văn hiếm gặp nhất thế giới

Những hiện tượng thiên văn hiếm gặp nhất thế giới

14/08/2022
7
Đội quân đất nung được phát hiện trong khu mộ của Tần Thủy Hoàng

Bí ẩn về lăng mộ Tần Thủy Hoàng

06/09/2022
7
Tái tạo hình ảnh loài Plesiosaurs với chiếc cổ dài vô tận (Ảnh: Dotted Yeti).

Bí ẩn hơn một thế kỷ về loài “thằn lằn đầu rắn” có thể được giải đáp?

29/08/2022
106

Bài viết xem nhiều.

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của Kẻ hủy diệt

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của “Kẻ hủy diệt”

21/09/2022
967
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

22/09/2022
354
Giật mình phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 7

Giật mình với phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập

21/09/2022
247
Khám phá Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Khám phá kim tự tháp Ai Cập cổ đại với những điều ít biết

31/08/2022
189
Lịch sử ngôn ngữ lập trình

Lịch sử ngôn ngữ lập trình

31/08/2022
137
Chó Husky. Ảnh: Internet

Top 10 giống chó nguy hiểm bị “cấm” trên thế giới

24/08/2022
136
Trường Bình Công Chúa. Ảnh minh họa

Cuộc đời bi thảm của Trường Bình Công Chúa

26/08/2022
131
Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

02/09/2022
123
Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

30/09/2022
119
Một vòng thế giới: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In