• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
No Result
View All Result
Trang chủ Đời sống Bệnh ung thư

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

6 tháng trước
trong Bệnh ung thư
Thời gian đọc: 10 phút
0 0
A A
0
Dược sĩ người Trung Quốc Hon Lik - người phát minh ra thuốc lá điện tử hiện đại​.

Dược sĩ người Trung Quốc Hon Lik - người phát minh ra thuốc lá điện tử hiện đại​.

0
CHIA SẺ
0
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Thuốc lá điện tử là gì? Thuốc lá điện tử có hại không? 2 trong số rất nhiều câu hỏi liên quan tới loại thuốc lá mới đang phổ biến hiện nay.

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn. Và đó thật ra cũng chỉ là 1 trong số rất nhiều điều “bí ẩn” nằm bên trong thiết bị được cho là “không độc” như thuốc lá truyền thống này. Vậy còn gì nữa? Bên dưới đây là những gì mà các nhà khoa học đã biết được về thiết bị đầy bí ẩn này.

Thuốc lá điện tử đến từ đâu?

Nội dung bài viết

  1. Nước
  2. Propylene Glycol
  3. Glycerin
  4. Chất tạo mùi
  5. Khi làm nóng và bay hơi: Formaldehyde, Acrolein, Acetaldehyde
  6. Các hạt nhỏ và kim loại
Dược sĩ người Trung Quốc Hon Lik - người phát minh ra thuốc lá điện tử hiện đại​.
Dược sĩ người Trung Quốc Hon Lik – người phát minh ra thuốc lá điện tử hiện đại​.

Hồi năm 1963, một người Mỹ mang tên Herbert A. Gilbert đã được cấp bằng sáng chế cho “thuốc lá không khói, không sử dụng cây thuốc lá”. Tuy nhiên, thuốc lá điện tử mà người ta sử dụng ngày nay được phát phát minh bởi một dược sĩ người Trung Quốc tên là Hon Lik.

Hon cho biết xuất phát từ thói quen hút thuốc của chính bản thân ông và cái chết do ung thư phổi của cha ông, Hon đã phát triển và được cấp bằng phát minh chiếc thuốc lá điện tử đầu tiên vào năm 2003. Và khi đó công ty của ông bắt đầu giới thiệu nó tại thị trường Trung Quốc, vài năm tiếp theo là các nước khác trên thế giới.

Thuốc lá điện tử hoạt động như thế nào?

Cách hoạt động của thuốc lá điện tử.
Cách hoạt động của thuốc lá điện tử.

Một viên pin lithium nhỏ được tích hợp bên trong một mô đun có thể tùy biến (còn gọi là mod), sẽ cung cấp năng lượng cho một bộ vòi phun. Thành phần này sẽ làm nóng dung dinh mà người ta gọi là “tinh dầu” (thường là nicotin hòa tan trong propylene glycol, có thêm hương liệu và chất tạo màu).

Dung dịch này khi nóng lên sẽ biến thành hơi, sau đó người hút hút vào và thở ra như hút thuốc lá thật. Người bán thường gọi dung dịch này là “tinh dầu thuốc lá điện tử” hoặc “juices” bởi nó có nhiều hương vị trái cây khác nhau, nồng độ nicotine trong đó từ 0mg tới 26mg.

Thuốc lá điện tử có hại không?

Thuốc lá điện tử không có động tác "đốt" như thuốc lá truyền thống.
Thuốc lá điện tử không có động tác “đốt” như thuốc lá truyền thống.

Thuốc lá điện tử không có động tác “đốt” như thuốc lá truyền thống, do đó cũng không có sự cháy, do đó nhiều người tin rằng nó không độc như thuốc lá điếu. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu được tiến hành trên lượng nicotine hấp thụ khi sử dụng thuốc lá điện tử. Theo nhà thần kinh học phân tử Crystal Dilworth tại Đại học California, Mỹ thì có thể thuốc lá điện tử chứa ít chất gây ung thư hơn thuốc lá truyền thống, nhưng nó vẫn chứa nicotine và do đó vẫn gây nghiện, và có thể chứa một số chất độc hại khác đi kè theo hơi khói.

Giáo sư Suzaynn Schick tại UC San Francisco cũng đồng ý với quan điểm về lượng nicotine trong thuốc lá điện tử. Bà đã tiến hành một nghiên cứu về lượng nicotine trong “tinh dầu” và quá trình nó chuyển thành hơi khói do người hút hút vào, đồng thời xem xét ảnh hưởng của nó tới những người không hút. Bà cho biết: “Tôi phát hiện rằng khi bạn thải nicotine ra phòng, nó sẽ phản ứng với các loại khí thông thường trong không khí và có thể hình thành nên chất gây ung thư”.

Vậy ngoài nicotine ra, chúng ta vẫn còn nhiều mối quan tâm về những chất chứa trong cái mà người bán gọi là “tinh dầu”. Và thật ra, các nhà khoa học đã tiến hành một số nghiên cứu về các hóa chất khác có chứa trong đó.

Ngoài nicotine, “tinh dầu” thuốc lá điện tử còn chứa những gì?

Quá trình vô chai tinh dầu tại một nhà máy ở Trung Quốc​.
Quá trình vô chai tinh dầu tại một nhà máy ở Trung Quốc​.

Cho tới hiện tại, thuốc lá điện tử và “tinh dầu” vẫn được lưu hành ở nhiều nước mà không được kiểm soát. Người ta gần như không thể biết toàn bộ những thứ bên trong tinh dầu thuốc lá, nguyên nhân là có rất nhiều chủng loại, nhiều xuất xứ và có cả những người chơi pha trộn nhiều loại lại với nhau. Tại Tây Ban Nha và Xứ Wales, chính quyền đã cấm hút thuốc lá điện tử tại một số khu vực công cộng. Chính phủ Pháp cũng đang xem xét điều này. Trong khi đó, cơ quan phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) dự kiến sẽ giới hạn việc bán, tiếp thị và hút thuốc lá điện tử ở nơi công cộng.

Có thể, thuốc lá điện tử an toàn hơn thuốc lá điếu. Vậy an toàn hơn bao nhiêu? Vẫn còn quá nhiều màn sương che mờ vấn đề. Và bên dưới đây là những gì mà các nhà khoa học đã biết có chứa trong tinh dầu thuốc lá điện tử.

Hiện đang có hàng trăm loại mùi "tinh dầu" thuốc lá khác nhau.
Hiện đang có hàng trăm loại mùi “tinh dầu” thuốc lá khác nhau.

Nước

Nhiều loại “tinh dầu thuốc lá” có chứa nước (H2O). Lượng nước này sẽ được làm nóng lên bằng một cuộn dây kim loại, hóa thành các hạt nước nhỏ hơn lẫn trong khói để người hút hút vào.

Propylene Glycol

Một loại cồn (alcohol) không màu, không mùi, không vị, thường được dùng làm chất chống đông, giảm nhiệt độ đóng băng của nước. Đây thường được xem là một loại chất an toàn trong sử dụng trong thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm. Nó cũng thường được dùng trong các máy tạo khói hoặc sương mù nhân tạo trên sân khấu,… Tuy nhiên, nó có thể gây kích ứng phổi và mắt, có thể gây hại cho những người bị bệnh phổi mãn tính như hen suyễn, nghẽn khí kinh niên,…

Glycerin

Một hóa chất không màu, không mùi và có vị hơi ngọt. Tương tự như Propylene Glycol, FDA xem đây là một loại hóa chất an toàn, có thể dùng trong thực phẩm, thuốc. Tuy nhiên, theo tiến sĩ dược khoa Maciej Goniewicz, người chuyên nghiên cứu về thuốc lá và thuốc điện tử tại Viện ung thư Roswell Park thì mặc dù Propylene Glycol và Glycerin đều được coi là an toàn, nhưng chúng ta vẫn chưa biết được điều gì sẽ xảy ra nếu người ta hút một lượng lớn các loại hóa chất này trong thời gian dài. Đây vẫn là điều còn chưa biết được.

Chất tạo mùi

Hiện đang có hàng trăm loại mùi “tinh dầu” thuốc lá khác nhau, bao gồm những loại nghe tên có vẻ rất “thiên nhiên” như cherry, táo, cam hoặc “ngọt ngào” như bánh kem, chocolate,… hoặc thậm chí là mùi thuốc lá thật. Tiến sĩ Goniewicz cho biết: “Nhiều loại hóa chất tạo mùi này cũng được sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên vẫn còn một vấn đề chưa xác định được là khi chúng ta ăn chúng, chúng ta có thể vẫn an toàn, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu hít chúng”?

Mặt khác, các hãng sản xuất cũng không công bố thành phần chi tiết của các chất tạo mùi này với lý do đó là “bí mật thương mại”. Tuy nhiên theo nghiên cứu tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard mới đây thì 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl – một chất gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Khi làm nóng và bay hơi: Formaldehyde, Acrolein, Acetaldehyde

Chính các hương liệu sẽ che dấu mùi thật sự Formaldehyde tạo ra trong lúc hút.
Chính các hương liệu sẽ che dấu mùi thật sự Formaldehyde tạo ra trong lúc hút.

Một số hóa chất độc lại được hình thành khi làm nóng “tinh dầu”, chuyển thành dạng hơi và lẫn vào trong khói mà người hút hít vào. Theo giáo sư Benowitz tại Đại học Dược California, một trong số những loại chất này có thể kích ứng, gây viêm mạch máu,… thuốc lá thường cũng có sự xuất hiện của các loại chất này nhưng với nồng độ cao hơn nhiều. Các loại hóa chất thường thấy khi đốt tinh dầu thuốc lá điện tử bao gồm:

  • Formaldehyde: một chất có thể gây ung thư
  • Acetaldehyde: một chất cũng có thể gây ung thư
  • Acrolein: hình thành trong quá trình nung nóng glycerin, có thể gây tổn thương phổi, góp phần tạo nên bệnh tim mạch ở những người hút thuốc.

Nồng độ cả 3 chất này đều tăng tỷ lệ thuận với nhiệt độ của tinh dầu khi nung nóng. Và theo giáo sư Benowitz, người dùng thường bị cám dỗ bởi nhiệt độ do họ muốn có nhiều nicotine hơn để phê hơn, họ sẽ cần tăng điện áp của pin lên, tăng nhiệt độ lên để đốt được nhiều hơn. Mặt khác, chính các hương liệu sẽ che dấu mùi thật sự Formaldehyde tạo ra trong lúc hút.

Các hạt nhỏ và kim loại

Trong thuốc lá điện tử cũng có thể chứa các hạt bụi nhỏ (Particulates). Thuốc lá truyền thống cũng có chứa các hạt bụi nhỏ này và đã có trường hợp có thể gây hại cho người hút gây ra các tổn thương mạch máu, viêm, các hiệu ứng thần kinh,… Mật độ các hạt bụi trong thuốc lá điện tử là tương tự như thuốc lá thật nhưng cho tới nay, chưa có đủ nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mức độ an toàn/nguy hiểm của việc hút các hạt bụi do thuốc lá điện tử tạo ra.

Các loại kim loại độc như thiếc, nickel, catmi, chì và thủy ngân cũng có thể xuất hiện trong hơi khói của thuốc lá điện tử.

Vậy cuối cùng thuốc lá điện tử có độc hại không?

Thuốc lá điện tử không phải là sản phẩm sẽ giúp bạn cai được thuốc lá.
Thuốc lá điện tử không phải là sản phẩm sẽ giúp bạn cai được thuốc lá.

Theo giáo sư Benowitz: “thuốc lá điện tử đều có liên quan tới việc hút thuốc thường. Dựa trên những gì chúng ta biết được tính tới hiện tại thì nó ít nguy hiểm hơn thuốc thường”. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng hiện vẫn còn quá ít nghiên cứu về tác động của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe của người hút và người không hút. Cuối cùng, các chuyên gia đều nhấn mạnh rằng: “Đây không phải là một sản phẩm dành cho những người không hút thuốc. Nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc thì đừng thử nó. Không có lý do nào để thử thuốc lá điện tử bởi nó có chứa nicotine và cũng sẽ gây nghiện. Đồng thời, nó cũng không phải là sản phẩm sẽ giúp bạn cai được thuốc lá”.

Đánh giá bài viết
Từ khóa: chất độc gây ung thư phổiHon Likhút thuốc lánicotinethói quen hút thuốcthuốc lá điện tửthuốc lá điện tử có hại khôngthuốc lá điện tử vapethuốc lá truyền thốngtinh dầu thuốc látinh dầu thuốc lá điện tửung thư phổiviêm phổi tắc nghẽn
Chủ đề: Bệnh ung thư phổi
ShareTweetPin
Bài trước

Liệu trình độ công nghệ hiện tại của con người có thể đốt cháy sao Mộc không?

Bài tiếp theo

Kim tự tháp ai cập có mấy mặt?

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

WHO chính thức công nhận 9 thực phẩm gây ung thư đầu bảng - ảnh 3
Bệnh ung thư

WHO chính thức công nhận 9 thực phẩm gây ung thư đầu bảng

30/09/2022
2
Dấu hiệu sớm của bệnh ung thư máu - ảnh 2
Bệnh ung thư

Dấu hiệu sớm của bệnh ung thư máu

26/09/2022
1
Dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng.
Bệnh ung thư

Bệnh ung thư vòm họng và phương pháp điều trị

21/09/2022
12
Người mắc bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì - ảnh 5
Bệnh ung thư

Người mắc bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì?

13/09/2022
1
Bệnh Ung thư phổi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Bệnh ung thư

Bệnh Ung thư phổi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

23/08/2022
5
Bệnh ung thư tuyến giáp: Nguyên nhân và biến chứng thường gặp
Bệnh ung thư

Bệnh ung thư tuyến giáp: Nguyên nhân và biến chứng thường gặp

22/08/2022
2
Bệnh ung thư não là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Bệnh ung thư

Bệnh ung thư não là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

19/08/2022
0
Việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính gây ung thư thực quản. (Ảnh: Medscape).
Bệnh ung thư

Những thủ phạm gây ung thư thực quản bạn không ngờ tới

16/08/2022
1
Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư buồng trứng
Bệnh ung thư

15 dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư sớm bạn cần biết

15/08/2022
4
Bệnh ung thư máu là gì?
Bệnh ung thư

Bệnh ung thư máu là gì? Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị

26/09/2022
9
Load More
Bài tiếp theo
Kim tự tháp ai cập có mấy mặt?

Kim tự tháp ai cập có mấy mặt?

AI của Tesla nhầm xe ngựa với xe tải

AI của Tesla nhầm xe ngựa với xe tải

TikTok theo dõi các lần gõ phím của người dùng

TikTok theo dõi các lần gõ phím của người dùng

Bình luận

Tiêu điểm.

Đĩa lòng xào dưa thơm ngon bắt mắt.

Lòng xào dưa là món ăn ”khoái khẩu” nhưng nhóm người nào tuyệt đối không nên đụng đũa?

20/08/2022
6
Thay đổi thói quen con người không dễ, nhưng Ford đã làm được.

Henry Ford đã khiến thế giới chuyển từ ngựa sang ô tô bằng cách nào?

20/08/2022
4
Tại sao cổ nhân Trung Hoa đặt châu báu vào miệng người đã khuất?

Tại sao cổ nhân Trung Hoa đặt châu báu vào miệng người đã khuất?

05/09/2022
0
5 Lợi Ích Của Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Kinh Doanh - ảnh 2

5 Lợi Ích Của Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Kinh Doanh

14/09/2022
6
Một nhà nghiên cứu tìm kiếm dấu hiệu của bệnh sốt rét, Zika và các mầm bệnh khác trên một con dơi ở Uganda. (Ảnh: National Geographic)

Virus từ động vật lây sang người tiến hóa như thế nào?

12/08/2022
4
Giải Nobel của Trung Quốc trao cho 3 nhà khoa học, mỗi người 1 triệu USD

“Giải Nobel của Trung Quốc” trao cho 3 nhà khoa học, mỗi người 1 triệu USD

05/09/2022
0
Baldwin IV - vị vua hủi vĩ đại của Jerusalem (cảnh trong bộ phim Kingdom of Heaven).

Vua hủi Jerusalem – vị anh hùng gây khiếp sợ trong lịch sử

15/09/2022
18
Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới.

Vì sao đập thủy điện Tam Hiệp chưa bao giờ hoạt động hết công suất, dù đã sử dụng hơn 10 năm?

24/08/2022
2
Dược sĩ người Trung Quốc Hon Lik - người phát minh ra thuốc lá điện tử hiện đại​.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

22/08/2022
0
Vì sao quân đội Mỹ nắm giữ bằng chứng về UFO nhưng không dám công bố - ảnh 1

Vì sao quân đội Mỹ nắm giữ bằng chứng về UFO nhưng không dám công bố?

13/09/2022
0
10 kỳ quan thế giới cổ đại sẽ trông ra sao nếu chưa từng sụp đổ mà vẫn tồn tại đến ngày nay? - Ảnh 1

10 kỳ quan thế giới cổ đại sẽ trông ra sao nếu chưa từng sụp đổ mà vẫn tồn tại đến ngày nay?

24/08/2022
2

Bài viết xem nhiều.

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của Kẻ hủy diệt

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của “Kẻ hủy diệt”

21/09/2022
966
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

22/09/2022
353
Giật mình phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 7

Giật mình với phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập

21/09/2022
245
Khám phá Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Khám phá kim tự tháp Ai Cập cổ đại với những điều ít biết

31/08/2022
188
Lịch sử ngôn ngữ lập trình

Lịch sử ngôn ngữ lập trình

31/08/2022
134
Chó Husky. Ảnh: Internet

Top 10 giống chó nguy hiểm bị “cấm” trên thế giới

24/08/2022
133
Trường Bình Công Chúa. Ảnh minh họa

Cuộc đời bi thảm của Trường Bình Công Chúa

26/08/2022
130
Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

02/09/2022
121
Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

30/09/2022
118
Một vòng thế giới: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In