• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
No Result
View All Result
Trang chủ Đời sống Y học - Sức khỏe

Thế giới thoát được “đại dịch kép” như thế nào?

4 tháng trước
trong Y học - Sức khỏe
Thời gian đọc: 7 phút
0 0
A A
0
Thế giới thoát được đại dịch kép như thế nào - ảnh 2

Các nghiên cứu chỉ ra trường hợp vừa nhiễm cúm vừa mắc Covid-19 là rất hiếm. (Ảnh: New York Times).

0
CHIA SẺ
1
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Các nhà khoa học khám phá ra một lý thuyết giải thích vì sao dịch Covid-19 và cúm không bao giờ xảy ra cùng một lúc, dù trước đây chuyên gia y tế công cộng từng lo sợ thế giới sẽ phải đối mặt với thứ gọi là “đại dịch kép”.

Họ cho rằng khẩu trang, giãn cách và các hạn chế khác chỉ là một phần nguyên nhân khiến dịch cúm và các bệnh đường hô hấp khác biến mất trong lúc Covid-19 hoành hành.

Thay vào đó, việc tiếp xúc với một loại virus đường hô hấp có thể khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể ở trong tình trạng cảnh giác cao độ. Hệ miễn dịch sẽ ngăn không cho những virus khác xâm nhập vào đường hô hấp.

Hiện tượng sinh học này, được gọi là “viral interference” (tạm dịch: Sự tương tác giữa các virus), có thể giới hạn số lượng virus đường hô hấp lưu hành trong một khu vực tại bất kỳ thời điểm nào.

“Tôi không nghĩ chúng ta sẽ chứng kiến bệnh cúm và Covid-19 đạt đỉnh cùng một lúc”, tiến sĩ Ellen Foxman, nhà miễn dịch học tại Trường Y Yale, cho biết.

Ở cấp độ cá nhân, bà nói một số người có thể bị nhiễm hai đến ba loại virus cùng một lúc. Nhưng ở cấp độ cộng đồng, theo lý thuyết này, một loại virus có xu hướng trội hơn những virus khác.

Tuy nhiên, nghiên cứu về sự tương tác giữa các virus vẫn còn mới và các nhà khoa học đang vật lộn để tìm hiểu cách thức hoạt động, theo New York Times.

Số ca mắc cúm thấp “lạ thường”

Trước khi Covid-19 trở thành mối đe dọa toàn cầu, cúm là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây triệu chứng nặng phổ biến nhất mỗi năm ở Mỹ. Trong mùa 2018-2019, bệnh cúm khiến 13 triệu người phải đi khám bệnh, 380.000 ca nhập viện và 28.000 ca tử vong.

Mùa cúm 2019-2020 kết thúc trước khi Covid-19 bắt đầu hoành hành khắp thế giới, vì vậy vẫn chưa rõ hai loại virus này ảnh hưởng đến nhau như thế nào. Nhiều chuyên gia lo ngại các loại virus sẽ gây ra đại dịch kép vào năm tới.

Những lo lắng đó đã không thành hiện thực. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), mặc dù tiêm chủng chậm chạp, số ca mắc vẫn thấp lạ thường trong suốt mùa cúm 2020-2021 khi Covid-19 đang lây lan rộng.

Thế giới thoát được đại dịch kép như thế nào - ảnh 1
Đeo khẩu trang chỉ là một phần giúp số người nhiễm cúm giảm. (Ảnh: AFP).

Chỉ 0,2% số mẫu xét nghiệm dương tính với cúm tháng 9/2020-5/2021, so với khoảng 30% trong những mùa gần đó. Số ca nhập viện thấp kỷ lục kể từ khi CDC thu thập dữ liệu vào năm 2005.

Nhiều chuyên gia cho rằng điều này là nhờ khẩu trang, giãn cách và hạn chế di chuyển, đặc biệt là trẻ nhỏ và người lớn tuổi – nhóm có nguy cơ diễn tiến nặng khi mắc cúm. Số lượng ca mắc cúm đã tăng lên một năm sau đó, vào mùa 2021-2022, nhưng các con số vẫn thấp hơn mức trung bình trước đại dịch.

Covid-19 vẫn tiếp tục là dịch thống trị trong mùa đông, phổ biến hơn nhiều so với cúm, virus hợp bào hô hấp, rhinovirus hoặc virus cảm lạnh thông thường.

Mới là những lý thuyết ban đầu

Quan điểm cho rằng có sự tác động lẫn nhau giữa các loại virus lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1960. Tiêm vaccine phòng bệnh bại liệt, có chứa một phần virus bại liệt, làm giảm đáng kể số ca nhiễm trùng đường hô hấp.

Ý tưởng này một lần nữa được nêu ra vào năm 2009. Châu Âu đã chuẩn bị sẵn trường hợp số ca mắc cúm H1N1 gia tăng vào cuối mùa hè năm đó, nhưng khi trường học mở cửa trở lại, bệnh do rhinovirus gây ra đã làm gián đoạn điều này.

Năm ngoái, một nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu vai trò của phản ứng miễn dịch trong việc chống lại virus cúm.

Sau khi tiêm vaccine có chứa chủng virus đã suy yếu cho nhóm trẻ em, họ ghi nhận một chuỗi phản ứng miễn dịch phức tạp, nhưng lớp phòng vệ đầu tiên đến từ interferon. Nhóm nghiên cứu phát hiện những đứa trẻ đã có mức interferon cao có ít lượng virus cúm hơn nhiều so với trẻ có mức interferon thấp.

Những lần nhiễm virus trước đây đã tạo cơ hội cho hệ thống miễn dịch của trẻ em chống lại virus cúm.

Điều này có thể giải thích một phần lý do trẻ em, nhóm có xu hướng mắc bệnh đường hô hấp nhiều hơn người lớn, ít nhiễm virus SARS-CoV-2.

Tiến sĩ Guy Boivin – nhà virus học và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Laval, Canada – cho biết cúm cũng có thể ngăn ngừa mắc Covid-19 ở người lớn.

Các nghiên cứu chỉ ra trường hợp vừa nhiễm cúm vừa mắc Covid-19 là rất hiếm. Ông lưu ý nếu cá nhân đó đang nhiễm virus cúm, họ có khả năng xét nghiệm dương tính với Covid-19 ít hơn gần 60%.

Thế giới thoát được đại dịch kép như thế nào - ảnh 2
Các nghiên cứu chỉ ra trường hợp vừa nhiễm cúm vừa mắc Covid-19 là rất hiếm. (Ảnh: New York Times).

Những tiến bộ trong công nghệ đã giúp cho việc chỉ ra cơ sở sinh học của sự tương tác này là khả thi. Nhóm của tiến sĩ Foxman đã sử dụng mô hình đường thở của con người để chứng minh nhiễm rhinovirus sẽ kích thích interferon chống lại virus SARS-CoV-2.

Nghiên cứu của tiến sĩ Pablo Murcia, nhà virus học tại Trung tâm Nghiên cứu Virus MRC ở Đại học Glasgow, cũng có kết quả tương tự.

Nhưng tiến sĩ Murcia cũng phát hiện ra một điểm khác trong lý thuyết tương tác của virus: Nhiễm virus corona dường như không ngăn chặn nhiễm các loại virus khác. Điều đó có thể liên quan đến cách virus SARS-CoV-2 giỏi né tránh các “lớp rào phòng vệ” ban đầu của hệ thống miễn dịch, ông nói.

So với cúm, virus SARS-CoV-2 có xu hướng kích hoạt interferon ít hơn. Phát hiện này cho thấy trong một quần thể nhất định, virus nào xuất hiện trước khá quan trọng.

Tuy nhiên, virus vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi khả năng tiến hóa, các biện pháp hạn chế áp dụng trong xã hội và mô hình tiêm chủng. Do đó, tác động từ sự tương tác giữa các loại virus với nhau sẽ rõ ràng hơn cho đến khi Covid-19 biến thành bệnh đặc hiệu.

Nhìn vào các virus corona khác gây cảm lạnh thông thường, một số nghiên cứu dự đoán SARS-CoV-2 sẽ trở thành bệnh truyền nhiễm mùa đông theo mùa, trùng với mùa cúm. Nhưng Covid-19 cho thấy bản thân nó khác xa so với “những người anh em” khác.

Jeffrey Townsend – nhà thống kê sinh học tại Trường Y tế Công cộng Yale, người đã nghiên cứu về virus corona và theo dõi virus này theo mùa – cho biết: “Đây là ví dụ thú vị khiến nhiều người ngại ngần khi đưa ra những kết luận khái quát về nhiều loại virus”.

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

Nhiều người còn tin rằng đại dịch cúm Tây Ban Nha sẽ diệt vong loài người, hoàn tất điều mà cuộc thế chiến vừa kết thúc chưa làm được. Tháng 9 năm 1918, Chiến...
9 dịch bệnh quái quỷ trong lịch sử nhân loại - ảnh 9

9 dịch bệnh quái quỷ trong lịch sử nhân loại

Nhảy múa điên loạn đến chết hay cười không vì lý do nào… là những dịch bệnh quái quỷ trong lịch sử nhân loại. 1. Đại dịch viêm não Lethargica Nhiều dịch bệnh quái...
Dịch cúm cà chua tại Ấn Độ nguy hiểm thế nào?

Dịch cúm cà chua tại Ấn Độ nguy hiểm thế nào?

Bệnh cúm cà chua chưa có vaccine và thuốc điều trị, triệu chứng gần giống với bệnh chân tay miệng. Ấn Độ báo cáo các ca nhiễm virus lạ được gọi là cúm cà...
5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa: đại dịch Covid-19đại dịch cúmđại dịch képEllen FoxmanGuy Boivinhiện tượng viral interferencePablo Murciasự tương tác giữa các virusvirus gây bệnh đường hô hấp
ShareTweetPin
Bài trước

Bir Tawil: Mảnh đất không quốc gia nào muốn sở hữu, nhưng lại có tới 3 “quốc vương”

Bài tiếp theo

Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Cách ngừa đồng nhiễm cúm và Covid-19 thời điểm giao mùa - ảnh 1
Y học - Sức khỏe

Cách ngừa đồng nhiễm cúm và Covid-19 thời điểm giao mùa

07/10/2022
2
Vì sao chúng ta dễ buồn chán vào cuối thu, đầu đông - ảnh 1
Y học - Sức khỏe

Vì sao chúng ta dễ buồn chán vào cuối thu, đầu đông?

04/10/2022
3
TP.HCM phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên
Y học - Sức khỏe

TP.HCM phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên

04/10/2022
3
Adenovirus lây nhiễm cho trẻ nhỏ như thế nào - ảnh 1
Y học - Sức khỏe

Adenovirus lây nhiễm cho trẻ nhỏ như thế nào?

21/09/2022
9
Phân biệt dấu hiệu mắc Adenovirus với bệnh cảm cúm thông thường - ảnh 1
Y học - Sức khỏe

Phân biệt dấu hiệu mắc Adenovirus với bệnh cảm cúm thông thường

18/09/2022
6
Ca nhiễm virus Adeno tăng bất thường, 6 trẻ em tử vong
Y học - Sức khỏe

Ca nhiễm virus Adeno tăng bất thường, 6 trẻ em tử vong

16/09/2022
1
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn cũng giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường - ảnh 1
Y học - Sức khỏe

Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn cũng giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

02/09/2022
2
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu - ảnh 3
Y học - Sức khỏe

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

26/08/2022
3
Tác hại của chế độ ăn kiêng toàn thịt gà để giảm cân - Ảnh 3
Y học - Sức khỏe

Tác hại của chế độ ăn kiêng toàn thịt gà để giảm cân

25/08/2022
5
Dịch cúm cà chua tại Ấn Độ nguy hiểm thế nào?
Y học - Sức khỏe

Dịch cúm cà chua tại Ấn Độ nguy hiểm thế nào?

25/08/2022
3
Load More
Bài tiếp theo
Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?

Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?

Giải mã dự án bom dơi tuyệt mật của Mỹ trong Thế chiến II - ảnh 1

Giải mã dự án bom dơi tuyệt mật của Mỹ trong Thế chiến II

Quá trình hình thành và tiến hóa của sự sống trên Trái đất - ảnh 2

Quá trình hình thành và tiến hóa của sự sống trên Trái đất

Bình luận

Tiêu điểm.

Ca truyền máu đầu tiên trên thế giới diễn ra thế nào - ảnh 1

Ca truyền máu đầu tiên trên thế giới diễn ra thế nào?

01/10/2022
1
Thời gian có thực sự tồn tại không và tại sao có nhà khoa học phủ nhận thời gian? - Ảnh 2

Thời gian có thực sự tồn tại không và tại sao có nhà khoa học phủ nhận thời gian?

12/11/2022
6
Quần thể 3 kim tự tháp Khufu, Khafre và Menkaure.

Truyền thuyết về kim tự tháp Ai Cập và người khổng lồ

17/08/2022
16
Cái chết của những cây cổ thụ nghìn năm - ảnh 2

Cái chết của những cây cổ thụ nghìn năm

28/08/2022
2
Virus Adeno là gì - ảnh 2

Virus Adeno là gì?

07/10/2022
12
Bức ảnh rõ nhất về UFO được công bố sau 32 năm - ảnh 1

Bức ảnh rõ nhất về UFO được công bố sau 32 năm

30/08/2022
1
Linh miêu Canada sở hữu bộ lông đóm và đôi tai đặc trưng của chi Linh miêu

TOP 8 loài mèo hoang dã hung dữ nhất thế giới, loài linh miêu hung dữ hơn chúng ta tưởng rất nhiều

27/08/2022
42
Người ngoài hành tinh có thể sở hữu khả năng giao tiếp xuyên không gian.

Người ngoài hành tinh có thể nói chuyện xuyên không gian bằng vật lý lượng tử

11/08/2022
3
Thư viện không có nổi một cuốn sách nhưng vô số người tìm đến để được nghe và lắng nghe - ảnh 2

Thư viện không có nổi một cuốn sách nhưng vô số người tìm đến để được nghe và lắng nghe

02/09/2022
2
Tại sao cổ nhân Trung Hoa đặt châu báu vào miệng người đã khuất?

Tại sao cổ nhân Trung Hoa đặt châu báu vào miệng người đã khuất?

05/09/2022
0
Podcast trên Twitter

Twitter chính thức thêm Podcast vào nền tảng của mình

26/08/2022
2

Bài viết xem nhiều.

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của Kẻ hủy diệt

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của “Kẻ hủy diệt”

21/09/2022
966
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

22/09/2022
353
Giật mình phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 7

Giật mình với phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập

21/09/2022
245
Khám phá Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Khám phá kim tự tháp Ai Cập cổ đại với những điều ít biết

31/08/2022
188
Lịch sử ngôn ngữ lập trình

Lịch sử ngôn ngữ lập trình

31/08/2022
134
Chó Husky. Ảnh: Internet

Top 10 giống chó nguy hiểm bị “cấm” trên thế giới

24/08/2022
133
Trường Bình Công Chúa. Ảnh minh họa

Cuộc đời bi thảm của Trường Bình Công Chúa

26/08/2022
128
Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

02/09/2022
120
Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

30/09/2022
118
Một vòng thế giới: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In