• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
No Result
View All Result
Trang chủ Đời sống Môi trường Thảm họa

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Điều gì đã xảy ra vào năm 1816 khi Trái đất "không có mùa hè"?

6 tháng trước
trong Thảm họa
Thời gian đọc: 5 phút
0 0
A A
0
Mỗi giây, Tambora phun khoảng 300-500 triệu kg magma. (Ảnh minh họa).

Mỗi giây, Tambora phun khoảng 300-500 triệu kg magma. (Ảnh minh họa).

0
CHIA SẺ
7
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Tambora là một núi lửa trên đảo Sumbawa, Indonesia. Ngọn núi lửa này có độ cao 2.772m so với mặt nước biển. Tambora phun trào năm 1815 được đánh dấu là lần phun trào núi lửa mạnh nhất trong lịch sử hiện đại.

Theo ước tính, có khoảng 10.000 người chết trực tiếp do vụ phun trào và khoảng 70.000 người chết do hậu quả khí hậu mà nó để lại.

Trước khi phun trào, núi Tambora có độ cao khoảng 4.300m nhưng sau đó chiều cao nó chỉ còn khoảng 2.850m.

Thảm kịch 72 giờ

Không ai có thể ngờ, thảm họa núi lửa lớn nhất trong lịch sử hiện đại lại chỉ xảy ra vỏn vẹn… 3 ngày.

Mỗi giây, Tambora phun khoảng 300-500 triệu kg magma. (Ảnh minh họa).
Mỗi giây, Tambora phun khoảng 300-500 triệu kg magma. (Ảnh minh họa).

“Thức giấc” lúc 7 giờ tối ngày 10/4/1815, núi Tambora bắt đầu phun trào và trở thành thảm họa khiến hàng chục nghìn người chết.

Ước tính, Tambora phun khoảng 300-500 triệu kg magma (mắc-ma) mỗi giây! Tiếng nổ của nó có thể được nghe thấy từ tận Sumatra, cách địa điểm phun trào khoảng 2.600km.

Tầm ảnh hưởng của vụ phun trào núi lửa năm 1815.
Tầm ảnh hưởng của vụ phun trào núi lửa năm 1815.

Sức phá hủy khủng khiếp của Tambora

Vụ phun trào núi Tambora được ước tính có sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, mạnh hơn 14 lần bom Sa hoàng. Theo chỉ số nổ núi lửa, vụ nổ Tambora được xác định nằm ở thang 7, nghĩa là cực kỳ nguy hiểm. Ước tính đã có hơn 140 tỷ tấn mắc ma được phun ra từ thảm họa tự nhiên này.

Núi lửa tạo nên một cột bụi cao đến 43km và phân tán bụi ra bầu khí quyển và bao quanh Trái Đất.

Những dòng sông nham thạch nóng thoát ra khỏi miệng núi có độ cao khoảng 4.000m, khiến cho 10.000 người chết do không kịp di tản.

Núi lửa phun ra một lượng tro, bụi, nham thạch và khí có tổng thể tích vào khoảng 50 tỷ m khối. Một lượng khí sulphur dioxide (SO2) khổng lồ cũng bay vào khí quyển.

Đám mây bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7 độ C.
Đám mây bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7 độ C.

Đám mây bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7 độ C. Một năm sau đó, nhiều khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ không có mùa hè.

Đám bụi này đã che phủ Mặt Trời và khiến cho năm 1816 trở thành năm lạnh lẽo xếp thứ 2 trong lịch sử. Vụ mùa thất thu và đói kém xảy ra triển miên khắp châu Âu và Bắc Mỹ.

Thậm chí, dòng sông Pennsylvania còn đóng băng giữa tháng 8 mùa hè. Vì thế, người ta đã gọi năm 1816 định mệnh ấy là “năm không có mùa hè”.

Năm 1920, nhà khí hậu học người Mỹ William J Humphreys lần đầu tiên đưa ra lời giải thích chi tiết cho hiện tượng này. Ông cho rằng vụ phun trào đã thổi tro bụi vào tầng bình lưu.

Sau đó, gió đã góp phần thổi tung tro bụi ra toàn thế giới. Đám mây bụi này tạo ra một mặt phẳng, có tác dụng phản chiếu lại nhiệt lượng từ Mặt Trời. Bằng chứng là tuyết màu nâu đỏ đã rơi ở Hungary và Italy, được cho là do tro núi lửa lẫn trong khí quyển.

Núi Tambora ngày nay.
Núi Tambora ngày nay.

Sương giá khiến mùa màng tại Canada và vùng New England của Mỹ thất bát. Châu Âu cũng khốn đốn vì sự suy giảm nhiệt độ.

Còn tại Trung Quốc, gió mùa đến quá mạnh, gây lũ lụt trầm trọng.

Ở Ấn Độ, những cơn gió ẩm không xuất hiện, gây hạn hán trầm trọng, rồi kế đến là lũ lụt, khiến dịch bệnh lan truyền, vi khuẩn tả đột biến thành dạng khác, có khả năng thích nghi cao hơn. Sự kiện này chính là nguyên nhân mà khuẩn tả có thể đe dọa loài người đến tận ngày hôm nay.

Tại Bắc Cực, nhiệt độ bất ngờ lại ấm lên, khiến băng giá tại đây tan chảy, tạo thành lối thông Tây Bắc (Northwest Passage) giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Sau thảm họa, mùa màng và môi trường bị phá hủy, con số người chết vì thiếu lương thực lên tới 82.000 người.

Để lại hậu quả nặng nề, song vụ phun trào của núi lửa Tambora cũng góp phần tạo nên những dấu ấn trong khoa học và nghệ thuật.

Bức tranh của Joseph Mallord William Turner miêu tả thảm họa núi lửa Tambora.
Bức tranh của Joseph Mallord William Turner miêu tả thảm họa núi lửa Tambora.

Hậu quả của núi lửa Tambora cũng để lại dấu ấn trong khoa học và nghệ thuật.

Giới khoa học cho rằng đám mây bụi từ núi lửa Tambora là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhiều bức tranh tả cảnh hoàng hôn khá lạ lùng của Joseph Mallord William Turner (1775-1851), một danh họa nổi tiếng người Anh.

Tại châu Âu, giá yến mạch – được dùng làm thức ăn cho ngựa đã tăng vọt khiến nhà phát minh người Đức Karl Drais tạo ra một dạng phương tiện giao thông không cần sức ngựa, là xe đẩy chân. Đây là phát minh được coi là “tổ tiên” của xe đạp ngày nay.

5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa: dòng sông nham thạchkhí độckhói bụi núi lửanham thạchnúi lửa phun tràonúi lửa tamborathảm họa núi lửathảm họa núi lửa nặng nề nhất
ShareTweetPin
Bài trước

Đêm nay, Việt Nam đón siêu trăng đánh cắp mưa sao băng độc đáo

Bài tiếp theo

Bí ẩn những căn nhà bằng gạch trổ nhiều lỗ trên sa mạc: Biết tác dụng ai cũng bất ngờ!

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Những thảm họa lở tuyết kinh hoàng nhất trong lịch sử - ảnh 3
Thảm họa

Những thảm họa lở tuyết kinh hoàng nhất trong lịch sử

07/10/2022
0
Siêu bão Noru càn quét khiến 5 người Philippines thiệt mạng - ảnh 1
Thảm họa

Siêu bão Noru càn quét khiến 5 người Philippines thiệt mạng

26/09/2022
2
Động đất lời nguyền tấn công Mexico, cảnh báo sóng thần dọc Thái Bình Dương - ảnh 2
Thảm họa

“Động đất lời nguyền” tấn công Mexico, cảnh báo sóng thần dọc Thái Bình Dương

20/09/2022
0
Load More
Bài tiếp theo
Trên những vùng đất trống trải của hoang mạc ở Sinai có nhiều căn nhà nhỏ bằng gạch khiến nhiều du khách băn khoăn vì sao chúng lại được dựng lên. (Ảnh: Alamy).

Bí ẩn những căn nhà bằng gạch trổ nhiều lỗ trên sa mạc: Biết tác dụng ai cũng bất ngờ!

Chim có độc Pitohui. (Ảnh Science News for Students).

Loài chim duy nhất trên thế giới có độc, chạm vào lông cũng có thể mất mạng

Bệnh ung thư máu là gì?

Bệnh ung thư máu là gì? Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị

Bình luận

Tiêu điểm.

Đội quân đất nung được phát hiện trong khu mộ của Tần Thủy Hoàng

Bí ẩn về lăng mộ Tần Thủy Hoàng

06/09/2022
7
Bệnh ung thư não là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh ung thư não là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

19/08/2022
0
Chatbot ngày càng phát triển

Công nghệ phát triển cùng nỗi lo ngại với Chatbot AI

24/08/2022
2
Kiến trúc kim tự tháp Shimao rộng hơn 80.000 ha ở tỉnh Thiểm Tây. (Ảnh: South China Morning Post).

Phát hiện mới tại kim tự tháp Shimao rộng ngang 10 sân bóng đá

20/09/2022
3
Bệnh trầm cảm - Những điều cần biết và giải pháp đơn giản để phòng chống - ảnh 6

Bệnh trầm cảm – Những điều cần biết và giải pháp đơn giản để phòng chống

29/08/2022
2
Theo tính toán, có tới 96% vật liệu được sử dụng ở 2/3 dưới của tháp.

Công trình kiến trúc kim tự tháp Ai Cập là hình chóp gì?

06/09/2022
16
Atlantis được miêu tả là nền văn minh phát triển vượt bậc, được tạo nên bởi con người và vị thần Poseidon

Tìm thấy vật thể lạ dài 8km dưới đáy biển nghi là dấu tích của một thành phố cổ đại

26/08/2022
10
ra mắt iPhone 14

iPhone 14 sẽ được Apple cho ra mắt vào ngày 7/9 sắp tới

25/08/2022
1
Sự thật về kim tự tháp Ai Cập mọc bên dòng sông ma

Sự thật về kim tự tháp Ai Cập mọc bên dòng sông “ma”

02/09/2022
6
Ngắm loạt ảnh chất như nước cất về những giọt nước, cứ ngỡ như xem các tác phẩm điêu khắc vậy - Ảnh 1

Ngắm loạt ảnh “chất như nước cất” về những giọt nước, cứ ngỡ như xem các tác phẩm điêu khắc vậy

03/09/2022
14
Kim Tự Tháp Ai Cập cao bao nhiêu mét? - ảnh 3

Công trình Kim Tự Tháp Ai Cập cao bao nhiêu mét?

02/09/2022
34

Bài viết xem nhiều.

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của Kẻ hủy diệt

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của “Kẻ hủy diệt”

21/09/2022
966
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

22/09/2022
353
Giật mình phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 7

Giật mình với phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập

21/09/2022
245
Khám phá Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Khám phá kim tự tháp Ai Cập cổ đại với những điều ít biết

31/08/2022
188
Lịch sử ngôn ngữ lập trình

Lịch sử ngôn ngữ lập trình

31/08/2022
134
Chó Husky. Ảnh: Internet

Top 10 giống chó nguy hiểm bị “cấm” trên thế giới

24/08/2022
133
Trường Bình Công Chúa. Ảnh minh họa

Cuộc đời bi thảm của Trường Bình Công Chúa

26/08/2022
128
Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

02/09/2022
120
Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

30/09/2022
118
Một vòng thế giới: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In