• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
No Result
View All Result
Trang chủ Khám phá Khám phá khoa học

Sở hữu Ngọa Long – Phượng Sồ, vì sao Lưu Bị vẫn “tuột tay” thiên hạ?

6 tháng trước
trong Khám phá khoa học
Thời gian đọc: 13 phút
0 0
A A
0
Sở hữu Ngọa Long - Phượng Sồ, vì sao Lưu Bị vẫn tuột tay thiên hạ - ảnh 5

Tài năng Bàng Thống không thua Khổng Minh, song ông tự thấy chí hướng và tư tưởng của Gia Cát Lượng xứng đáng để mình hy sinh. Ảnh: Sohu

1
CHIA SẺ
0
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

“Ngọa Long – Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ” là câu nói nổi tiếng thời Tam Quốc. Lưu Bị “kiêm đắc Long Phượng”, song thiên hạ vẫn tuột khỏi tay Thục Hán.

Nội dung bài viết

  1. Tam Quốc tứ đại danh sĩ
  2. Khổng Minh tiến cử Bàng Thống, sau lại muốn phế Bàng Thống
  3. Ngọa Long – Phượng Sồ mâu thuẫn, Lưu Bị tiến thoái lưỡng nan
  4. Nhìn thấu Lưu Bị, Bàng Thống lấy cái chết để “nhượng hiền”
  5. Ngọa Long học Phượng Sồ, thiên hạ về tay Tư Mã gia

Bộ tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung mô tả Gia Cát Lượng và Bàng Thống là hai mưu sĩ hàng đầu, mệnh danh “Long Phượng”.

Ẩn sĩ thời Tam Quốc Tư Mã Huy từng tán dương hai người – “Ngọa Long (Gia Cát Lượng) – Phượng Sồ (Bàng Thống), được một trong hai người, có thể an định thiên hạ”.

Như vậy, Lưu Bị một tay sở hữu “cả Long lẫn Phượng”, cớ sao thiên hạ vẫn tuột khỏi tay Thục Hán?

Tam Quốc tứ đại danh sĩ

Sở hữu Ngọa Long - Phượng Sồ, vì sao Lưu Bị vẫn tuột tay thiên hạ - ảnh 1
“Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung mô tả Gia Cát Lượng và Bàng Thống là hai bậc kỳ tài số 1 Tam Quốc. Ảnh: Sohu

Trong “Tam Quốc diễn nghĩa” tồn tại một mối quan hệ liên đới “không bình thường” giữa 4 vị danh sĩ: Trình Dục, Từ Thứ, Gia Cát Lượng và Bàng Thống.

Bốn nhân vật này được đánh giá là “có phần giống như bạn đồng môn”, nhưng sự đồng điệu của họ được cho là chỉ giới hạn trong phạm vi tư tưởng triết học: từ Pháp gia đến Nho gia, cho tới Pháp – Nho kết hợp.

Cùng là những bậc kỳ tài, nhưng giữa họ lại có sự so sánh chênh lệch rõ rệt.

Thứ nhất là phạm trù thời gian. Một số nghiên cứu bình luận rằng, tiêu chuẩn của “cao nhân” là khả năng nhìn xa trông rộng, điềm tĩnh, không vội vàng “lạc vào hồng trần”.

Theo đó, thứ tự “xuất sơn” của 4 nhân vật trên lần lượt là Trình Dục, Từ Thứ, Gia Cát Lượng.

Bàng Thống là người có xuất phát điểm muộn nhất.

Thứ hai là phạm trù không gian. Cũng theo đánh giá trên, tiêu chuẩn so sánh chính là năng lực quản lý dựa trên phạm vi. Vì vậy mới có cách nói: nhân tài mười dặm, trăm dặm, nghìn dặm.

Chiến công “đầu tay” của bộ tứ này cũng giống như vậy. Trình Dục lấy được huyện Đông A, Từ Thứ lấy Phàn Thành, Gia Cát Lượng chiếm được Kinh Châu.

Bàng Thống ra tay lấy cả Tây Xuyên.

Tuy nhiên, trên thực tế, thành tựu cả đời của Trình Dục, Khổng Minh lại vượt xa so với Từ Thứ, Bàng Thống. Nguyên nhân còn xuất phát từ phạm trù so sánh thứ 3 – chính trị.

Hai phạm trù so sánh đầu tiên đều dựa trên cơ sở năng lực và tư tưởng tinh thần của bản thân nhân vật.

Nhưng trong “thực chiến” luôn tồn tại những người thông minh chấp nhận đi ngược lại đạo lý trung – hiếu – tín – nghĩa để đạt mục đích.

Trình Dục, Khổng Minh là những mưu sĩ có “đầu óc chính trị” sáng suốt hơn so với đám Từ, Bàng. Đây cũng là nguyên nhân giúp họ có sự nghiệp xán lạn hơn 2 người còn lại.

Sở hữu Ngọa Long - Phượng Sồ, vì sao Lưu Bị vẫn tuột tay thiên hạ - ảnh 2
Tam Quốc có câu “Ngọa Long – Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ”. Ảnh: Sohu

Theo những đánh giá hiện đại, Bàng Thống ngay từ đầu đã “toàn tâm toàn ý” trung thành với Lưu Bị.

Ông gia nhập Đông Ngô nhằm mục đích “nội ứng ngoại hợp” với Khổng Minh, Từ Thứ, giúp liên minh Lưu Bị – Tôn Quyền giành thắng lợi tại Xích Bích, qua đó xoay chuyển cục diện đối với Lưu Bị, trước đó vốn rất tệ hại.

Sau khi kết thúc đại chiến Xích Bích, Bàng Thống về đầu quân cho Lưu Bị.

Thậm chí, ông cũng sẵn sàng “đi lên từ vị trí thấp nhất”, chứ không đem thư tiến cử của Khổng Minh, Lỗ Túc ra làm khó Lưu.

Quả nhiên, “chân tài thực học” của Bàng Thống không khiến Lưu Bị thất vọng. Ngay cả Khổng Minh cũng khiêm tốn nói rằng Phượng Sồ “tài giỏi hơn mình mười lần”.

Khổng Minh tiến cử Bàng Thống, sau lại muốn phế Bàng Thống

Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị lấy được Kinh Châu, nhưng khi đối diện với “đất dữ” Tây Xuyên cũng phải bó tay.

Vừa không thể khuyên Lưu Bị “trở mặt” với Lưu Chương, lại không dám tái diễn “Xích Bích đại chiến” với Tây Xuyên, Khổng Minh buộc phải mượn cớ tới Đông Ngô viếng Chu Du để cầu cứu Bàng Thống.

Về sau, Ngọa Long Khổng Minh trấn thủ Kinh Châu, trong khi Phượng Sồ Bàng Thống tấn công Tây Xuyên, hai ông trở thành tả hữu đắc lực của Lưu Bị.

So sánh thực lực giữa Bàng Thống và Gia Cát Lượng vẫn là chủ đề tranh luận không có hồi kết của các học giả đương đại.

Luồng quan điểm nói Bàng Thống tài năng hơn Khổng Minh cho rằng, về võ công, Bàng Thống chỉ dùng 2 “tướng già” là Hoàng Trung, Ngụy Diên đã có thể phá vây ở Tây Xuyên.

Tuy nhiên, vào thời điểm chiến dịch Tây Xuyên sắp “đại công cáo thành” thì tình hình đã xuất hiện “đột biến”. Theo nhiều tài liệu để lại, Khổng Minh đã gửi cho Bàng Thống một lá thư “đe dọa”.

Gia Cát Lượng lợi dụng lòng trung thành của Bàng Thống đối với Lưu Bị cũng như sự ưu ái của Lưu đối với Bàng để khiến Lưu Bị dao động, gián tiếp dẫn tới cái chết của Bàng Thống về sau.

Sở hữu Ngọa Long - Phượng Sồ, vì sao Lưu Bị vẫn tuột tay thiên hạ - ảnh 4
Cái chết của Bàng Thống có lỗi của Khổng Minh hay không vẫn là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Ảnh: Sohu

Ngọa Long – Phượng Sồ mâu thuẫn, Lưu Bị tiến thoái lưỡng nan

Trong thư gửi Lưu Bị, Gia Cát Lượng mượn chuyện “quan sát tinh tượng” lành ít dữ nhiều để khuyên Lưu Bị lui quân, trong khi Bàng Thống cũng “chiêm tinh” nhưng nêu ra quan điểm trái ngược.

Vấn đề mâu thuẫn ý kiến giữa Ngọa Long – Phượng Sồ khiến Lưu Bị gặp khó khăn lớn trong việc quyết định chiến lược ở Tây Xuyên.

Một mặt, Lưu rất ưu ai mưu thần quân sự tài năng Bàng Thống, mặt khác cũng vô cùng tin cẩn Gia Cát Khổng Minh “liệu sự như thần”.

Về sau, để bảo toàn lực lượng, Lưu Bị đành phải quyết định lui về Kinh Châu.

Để khuyên giải Bàng Thống vốn chủ chiến, Lưu Bị nói với Bàng – “Ta nằm mơ thấy thần nhân cầm thiết bổng đánh vào tay phải, ngủ dậy vẫn còn thấy đau. Liệu có phải điềm dữ chăng?”

Bàng Thống vốn tính khảng khái, đặc biệt không tin chuyện điềm báo, cho nên thẳng thắn đáp lại – “Tráng sĩ ra trận bị thương là chuyện thường, chủ công hà tất phải đa nghi chuyện mộng mị?”

“Chủ công bị Khổng Minh che mắt. Người này cũng vì không muốn Thống độc chiếm đại công nên mới cố tình khiến chủ công nghi kỵ mà thôi.

Lòng nghi kỵ thành giấc mộng, chứ nào có điềm xấu gì?

Thống rút ruột rút gan, mong chủ công đừng nói thêm mà nên sớm quyết ngày tiến công”.

Những phát ngôn của Bàng Thống thời điểm đó được các nhà sử học đương đại đánh giá là “vượt qua tầm tri thức của thời đại”.

Tuy nhiên, khi Bàng Thống nói ra những lời khảng khái của mình, cũng là lúc lòng trung của ông đối với Lưu Bị “tuột dốc không phanh”.

Phượng Sồ đã không còn muốn dốc lòng tận tụy vì Lưu nữa. Song bi kịch của ông cũng đến từ đây, bởi Bàng Thống luôn tôn sùng tư tưởng trung nghĩa, trung thành tuyệt đối.

Nhìn thấu Lưu Bị, Bàng Thống lấy cái chết để “nhượng hiền”

Sở hữu Ngọa Long - Phượng Sồ, vì sao Lưu Bị vẫn tuột tay thiên hạ - ảnh 5
Tài năng Bàng Thống không thua Khổng Minh, song ông tự thấy chí hướng và tư tưởng của Gia Cát Lượng xứng đáng để mình hy sinh. Ảnh: Sohu

Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, các mưu sĩ thường rất ít nhắc đến cái chết trong lời thề của mình. Một khi chữ “chết” được buông ra, rất có thể nhân vật đó đã có động cơ để kết thúc sự sống.

Ví dụ, Quách Gia đã nói với Tào Tháo khi bắc phạt – “Mỗ cảm kích đại ân của Thừa tướng, đến chết cũng không báo đáp hết được”. Sau đó, Quách Gia bệnh mất.

Tương tự, Bàng Thống được cho là “không còn tâm huyết” với Lưu Bị, song vẫn phải sống tuân theo lý tưởng trung nghĩa mà bản thân theo đuổi.

Giống với Quách Gia, Bàng Thống cũng đặt tiền đồ của quốc gia cao hơn sinh tử cá nhân.

Dù Quách Gia không biết Lưu Bị là người ra sao, song ông tin rằng đường lối chính trị Nho gia của Thục Hán là ưu tú hơn Pháp gia của Tào Tháo.

Bàng Thống cũng vậy, mặc dù ông không thể xác định Gia Cát Lượng sẽ dẫn dắt Lưu Bị tới đâu trong tương lai, song ông tin tưởng “Nho – Pháp kết hợp” của Lượng cao hơn so với đường lối Nho gia của Lưu.

Bàng Thống được đánh giá rất cao ở lòng trung thành.

Đây cũng chính là điểm khiến Bàng không lựa chọn con đường đấu đá với Khổng Minh, mà quyết định dùng cái chết để “nhường” Gia Cát Lượng.

Động cơ của Bàng Thống được phân tích gồm một số điểm.

Thứ nhất, nhằm bảo vệ tôn nghiêm của bản thân, thà “da ngựa bọc thây” chứ không “đào ngũ”.

Trên lý thuyết, Bàng Thống hoàn toàn có thể vâng lời Lưu Bị và lui quân ở Tây Xuyên để bảo toàn tính mệnh, nhưng ông không làm như vậy. Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất trong tính cách của Lưu và Bàng.

Thứ hai, Bàng Thống vì muốn “bảo vệ” Gia Cát Lượng nên đã “đẩy” cái chết của mình về phía Lưu Bị.

Bàng Thống biết được Lưu Bị vô cùng mê tín, nên mới dựa vào sự quan tâm của Lưu Bị để khiến Lưu đổi ngựa cho mình.

Bàng Thống cưỡi ngựa của Lưu không chỉ “gặp nạn” chết rất nhanh, mà tội lỗi cũng đổ lên đầu Lưu Bị.

Như vậy, Lưu Bị sẽ không thể khép tội Khổng Minh.

Thực chất, “thần nhân” trong giấc mơ của Lưu cho thấy Lưu Bị rõ ràng đã có sự nghi ngờ Gia Cát Lượng. Đối với Lưu, người được gọi là “thần nhân” chỉ có Gia Cát Khổng Minh.

Thứ ba, Bàng Thống chọn địa điểm “ra đi” là đèo Lạc Phượng (ngầm ý Phượng Sồ ngã xuống ở đây) cũng để an ủi Lưu Bị rằng “số mệnh đã tới lúc chết, Lưu không nên quá tự trách”.

Thứ tư, Bàng Thống cố ý đẩy Ngụy Diên ra tiền tuyến, trong khi bản thân chỉ huy hậu quân vốn gặp nhiều nguy hiểm hơn.

Sở hữu Ngọa Long - Phượng Sồ, vì sao Lưu Bị vẫn tuột tay thiên hạ - ảnh 6
Bàng Thống chết vì “loạn tiễn xuyên tâm” tại đèo Lạc Phượng. Ảnh: Sohu

Các nhà phân tích cho rằng, Bàng muốn gửi một thông điệp “thật rõ ràng” tới Gia Cát Lượng rằng “ta cam tâm tình nguyện nhường công lao và địa vị, chứ không phải chết trong tay Khổng Minh, cũng không phải không nhìn ra mưu kế của Khổng Minh”.

Căn cứ vào phân tích trên thì không thể buộc tội Khổng Minh là người chịu trách nhiệm về cái chết của Bàng Thống. Điều Lượng làm chỉ là một đòn tâm lý đối với Lưu Bị, nhằm đạt mục tiêu của mình.

Tuy nhiên, chiêu này của Khổng Minh ngược lại đã khiến Bàng Thống nhìn thấu sự “ngu nhân, ngu nghĩa và ngu tín” của Lưu Bị, qua đó quyết định dùng cái chết để từ bỏ việc phò tá Lưu.

Có nhiều ý kiến bình luận cho rằng, với khả năng quân sự điều khiển “thiên binh vạn mã” của mình, nếu Bàng Thống không định tự sát thì cho dù là cao nhân tầm cỡ Quách Gia cũng chưa chắc đánh bại được ông.

Thêm vào đó, tại đèo Lạc Phượng, cho dù Bàng Thống không thể đánh thắng thì cũng thừa khả năng bảo toàn tính mạng, khi chủ tướng Tây Xuyên Trương Nhiệm chỉ là một nhân vật vô danh.

Ngày nay, nhiều học giả Trung Quốc vẫn phải cảm thấy “ngỡ ngàng” trước thực tế rằng đằng sau cái chết “loạn tiễn xuyên tâm” lại là cả một kế sách tinh vi được Phượng Sồ một tay sắp đặt.

Không nghi ngờ gì, Bàng Thống là người duy nhất có đủ tài cán “đả thông” đất Thục.

Cũng chính Bàng Thống mới đủ sáng suốt và tinh tế để chuyển giao quyền lực lại cho Khổng Minh “tài trí thấp hơn một bậc, chí hướng cao hơn một bậc”.

Ngọa Long học Phượng Sồ, thiên hạ về tay Tư Mã gia

Sở hữu Ngọa Long - Phượng Sồ, vì sao Lưu Bị vẫn tuột tay thiên hạ - ảnh 3
“Kiêm đắc Ngọa Long – Phượng Sồ”, Lưu Bị vẫn mất thiên hạ. Ảnh: Sohu

Bàng Thống không còn, nhưng có quan điểm cho rằng tư tưởng của ông đã để lại ảnh hưởng sâu sắc tới Gia Cát Lượng.

Quan điểm này được nêu ra dựa trên những hành động cụ thể của Khổng Minh, được cho là “mang tính chất ly khai và làm suy yếu” thế lực Lưu Bị: điều động Trương Phi – Triệu Vân đi nơi khác, chỉ giữ Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, từ đó chia rẽ bộ ba Lưu – Quan – Trương.

Sau này, Khổng Minh không phụ sự kỳ vọng của Bàng Thống, đã thi hành chính quyền “Nho – Pháp kết hợp” tại Tây Xuyên.

Quan trọng hơn, về sau khi Gia Cát Lượng lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan như Bàng Thống, ông cũng học theo cách làm lý trí của Bàng: trung thành với Thục Hán, song cuối cùng vẫn “giao thiên hạ” vào tay họ Tư Mã.

Người ta vẫn nghi hoặc, Lưu Bị “Long – Phượng kiêm đắc”, vì sao vẫn không “an thiên hạ”?

Có ý kiến cho rằng nguyên nhân chính bởi vì Lưu Bị “chỉ sờ được lông phượng, đuôi rồng”, chứ chưa từng thực sự “sở hữu” Ngọa Long – Phượng Sồ.

Nhân vật duy nhất được đánh giá có khả năng “đằng long giá phượng” chính là Tư Mã Chiêu. Tả hữu của Chiêu là Đặng Ngải, Chung Hội là 2 người được ví với cặp Khổng Minh – Bàng Thống của Thục.

Lịch sử Trung Quốc vẫn có câu “Long phượng thường thấy, nhưng chủ công biết an thiên hạ không thường gặp”.

Triệu Vân và Lã Bố ai mạnh hơn? Tào Tháo nói 4 chữ tiết lộ đáp án bất ngờ!

Triệu Vân và Lã Bố ai mạnh hơn? Tào Tháo nói 4 chữ tiết lộ đáp án bất ngờ!

Đều sở hữu “sức địch vạn người”, vô cùng dũng mãnh trên chiến trường, vậy Triệu Vân và Lã Bố ai mạnh hơn? Đáp án gây bất ngờ được Tào Tháo tiết lộ. Trong...
Đánh giá bài viết
Nguồn bài viết: Theo Đại Lộ
Từ khóa: Bàng Thốngđại chiến Xích BíchGia Cát LượngKhổng Minhlịch sử Trung Hoalịch sử Trung QuốcLưu Bịông hoàng bà chúathâm cung bí sửthời Tam Quốc
Chủ đề: Tam Quốc diễn nghĩa
ShareTweetPin1
Bài trước

Bật mí về “cha đẻ” của thuốc sát trùng và những đóng góp cho lịch sử y học thế giới

Bài tiếp theo

Khung cảnh thực sự xung quanh các kỳ quan bậc nhất thế giới

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Vị trí đặc biệt của những chú mèo đối với người Ai Cập cổ đại - Ảnh 1
Khám phá khoa học

Vị trí đặc biệt của những chú mèo đối với người Ai Cập cổ đại

07/02/2023
2
Người Ai Cập cổ đại ướp xác không phải để bảo quản thi thể mà vì mục đích hoàn toàn khác này - Ảnh 1
Khám phá khoa học

Người Ai Cập cổ đại ướp xác không phải để bảo quản thi thể mà vì mục đích hoàn toàn khác này

07/02/2023
4
Khung cảnh thực sự xung quanh các kỳ quan bậc nhất thế giới - ảnh 6
Khám phá khoa học

Khung cảnh thực sự xung quanh các kỳ quan bậc nhất thế giới

07/10/2022
0
10 điều quái gở khó tin mà người cổ đại từng cho là bình thường trong quá khứ - ảnh 3
Khám phá khoa học

10 điều quái gở khó tin mà người cổ đại từng cho là bình thường trong quá khứ

07/10/2022
5
Bí kíp "thao túng tâm lý" giúp bạn thuyết phục được người khác - ảnh 1
Khám phá khoa học

Bí kíp “thao túng tâm lý” giúp bạn thuyết phục được người khác

07/10/2022
5
Phát hiện đại dương thứ 6 trên Trái đất sở hữu thể tích gấp 3 lần tất cả các đại dương cộng lại - ảnh 1
Khám phá khoa học

Phát hiện “đại dương thứ 6” trên Trái đất sở hữu thể tích gấp 3 lần tất cả các đại dương cộng lại?

04/10/2022
4
Giải mã bí ẩn về chủng tộc của người Ai Cập cổ đại - ảnh 1
Khám phá khoa học

Giải mã bí ẩn về chủng tộc của người Ai Cập cổ đại

03/10/2022
7
Kim tự tháp Khufu được xây dựng như thế nào? Các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra sự thật - ảnh 1
Khám phá khoa học

Kim tự tháp Khufu được xây dựng như thế nào? Các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra sự thật!

03/10/2022
10
Sốc khi bộ não bị đánh cắp của nhà bác học Einstein nằm trong... lọ xốt mayonnaise
Khám phá khoa học

Sốc khi bộ não bị đánh cắp của nhà bác học Einstein nằm trong… lọ xốt mayonnaise

01/10/2022
7
Những sự thật kinh ngạc về các bãi thử bom hạt nhân bí mật nhất thế giới - ảnh 6
Khám phá khoa học

Những sự thật kinh ngạc về các bãi thử bom hạt nhân bí mật nhất thế giới

01/10/2022
3
Load More
Bài tiếp theo
Khung cảnh thực sự xung quanh các kỳ quan bậc nhất thế giới - ảnh 6

Khung cảnh thực sự xung quanh các kỳ quan bậc nhất thế giới

Hoàng thái tử Bảo Long: Sống trong u uất và qua đời lặng lẽ tại Pháp - Ảnh 1.

Hoàng thái tử Bảo Long: Sống trong u uất và qua đời lặng lẽ tại Pháp

Thời gian có thực sự tồn tại không và tại sao có nhà khoa học phủ nhận thời gian? - Ảnh 2

Thời gian có thực sự tồn tại không và tại sao có nhà khoa học phủ nhận thời gian?

Bình luận

Tiêu điểm.

Mỗi giây, Tambora phun khoảng 300-500 triệu kg magma. (Ảnh minh họa).

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

12/08/2022
7
Các cô gái Mosuo đến tuổi cập kê được phép chọn bạn tình thoải mái.

Kỳ lạ tập tục mẹ đưa chìa khóa nhà cho con gái rủ trai lạ đến ngủ bao nhiêu tùy thích

24/08/2022
17
Biến chủng mới đáng lo ngại xuất hiện ngày càng nhiều. (Ảnh: KXAN).

Phát hiện biến chủng Covid-19 mới đáng lo ngại

04/09/2022
4
Phong tục đón Tết Trung thu độc đáo khắp thế giới - ảnh 1

Phong tục đón Tết Trung thu độc đáo khắp thế giới

02/09/2022
6
Đường di chuyển của cơn bão số 2/2022.

Vì sao đường di chuyển của các cơn bão thường tuân theo một quy luật nhất định?

24/08/2022
3
Ca truyền máu đầu tiên trên thế giới diễn ra thế nào - ảnh 1

Ca truyền máu đầu tiên trên thế giới diễn ra thế nào?

01/10/2022
1
Bom hạt nhân thực sự có thể hủy diệt được Trái đất không - ảnh 2

Bom hạt nhân thực sự có thể hủy diệt được Trái đất không?

24/09/2022
2
Người Ai Cập cổ chuộng vẽ tranh 2D, phong cách có nhiều nét tương đồng truyện tranh hiện đại

Người Ai Cập cổ đại chuộng vẽ tranh 2D, phong cách có nhiều nét tương đồng truyện tranh hiện đại

14/09/2022
15
Trái đất nhỏ bé ra sao khi đứng cạnh Mặt trời.- ảnh 1

Trái đất nhỏ bé ra sao khi đứng cạnh Mặt trời?

25/09/2022
7
Trong một vụ cá mậptấn công và cướp đi tính mạng của ít nhất 150 người.

Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!

15/08/2022
6
Phân biệt dấu hiệu mắc Adenovirus với bệnh cảm cúm thông thường - ảnh 1

Phân biệt dấu hiệu mắc Adenovirus với bệnh cảm cúm thông thường

18/09/2022
6

Bài viết xem nhiều.

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của Kẻ hủy diệt

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của “Kẻ hủy diệt”

21/09/2022
966
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

22/09/2022
354
Giật mình phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 7

Giật mình với phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập

21/09/2022
247
Khám phá Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Khám phá kim tự tháp Ai Cập cổ đại với những điều ít biết

31/08/2022
189
Chó Husky. Ảnh: Internet

Top 10 giống chó nguy hiểm bị “cấm” trên thế giới

24/08/2022
135
Lịch sử ngôn ngữ lập trình

Lịch sử ngôn ngữ lập trình

31/08/2022
135
Trường Bình Công Chúa. Ảnh minh họa

Cuộc đời bi thảm của Trường Bình Công Chúa

26/08/2022
131
Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

02/09/2022
123
Top 10 sinh vật “đáng sợ” trong rừng nhiệt đới Amazon, rắn và nhện lớn nhất thế giới đã có mặt tại đây!

Top 10 sinh vật “đáng sợ” trong rừng nhiệt đới Amazon, rắn và nhện lớn nhất thế giới đã có mặt tại đây!

25/08/2022
119
Một vòng thế giới: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In