• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
No Result
View All Result
Trang chủ Đời sống Môi trường

Nhiệt độ nước biển ở Địa Trung Hải ấm lên và những cảnh báo của giới khoa học

5 tháng trước
trong Môi trường
Thời gian đọc: 6 phút
0 0
A A
0
Hiện tượng "đại dương nóng lên" xảy ra do các dòng hải lưu tạo ra các vùng nước ấm. (Ảnh  minh họa).

Hiện tượng "đại dương nóng lên" xảy ra do các dòng hải lưu tạo ra các vùng nước ấm. (Ảnh  minh họa).

0
CHIA SẺ
0
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Theo AP, trong khi khách du lịch có thể đang tận hưởng sự ấm áp của mùa hè ở Biển Địa Trung Hải thì các nhà khoa học khí hậu lại cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng đối với sinh vật biển khi nhiệt độ nước biển ở Địa Trung Hải ấm lên.

Từ Barcelona đến Tel Aviv, các nhà khoa học cho rằng các quốc gia vùng ven biển Địa Trung Hải đang chứng kiến những đợt nắng nóng bất thường, nhiệt độ tăng từ 3 độ C đến 5 độ C so với mức nhiệt trung bình cùng thời điểm này hàng năm. Nhiệt độ hiện tại thường xuyên trên 30 độ C.

Hiện Châu Âu và các quốc gia khác ở Địa Trung Hải cũng xảy ra đợt nắng nóng kéo dài nhưng nhiệt độ nước biển ấm lên cũng đang là cảnh báo mới do tác động của biến đổi khí hậu.

Hiện tượng “đại dương nóng lên” xảy ra do các dòng hải lưu tạo ra các vùng nước ấm. Khi nhiệt độ khí quyển gia tăng thì sẽ khiến nhiệt độ nước biển ấm lên. Và giống như các đợt nắng nóng trên đất liền, các đợt “đại dương nóng lên” cũng kéo dài hơn, thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn do biển đổi khí hậu và tác động từ hoạt động của con người.

Hiện tượng "đại dương nóng lên" xảy ra do các dòng hải lưu tạo ra các vùng nước ấm. (Ảnh  minh họa).
Hiện tượng “đại dương nóng lên” xảy ra do các dòng hải lưu tạo ra các vùng nước ấm. (Ảnh  minh họa).

Ông Joaquim Garrabou, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Biển ở Barcelona cho biết tình hình đang rất đáng lo ngại. Chúng ta cần khẩn trương hành động đối phó với các vấn đề khí hậu càng sớm càng tốt. Ông Garabou là thành viên của nhóm nghiên cứu về những đợt nắng nóng kéo dài ở Biển Địa Trung Hải trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019. Báo cáo cũng cho biết những hiện tượng này sẽ dẫn đến “cái chết hàng loạt” của các loài sinh vật biển.

Đe dọa nghiêm trọng đến các loài sinh vật biển

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Global Change Biology cho biết khoảng 50 loài sinh vật biển, bao gồm san hô, bọt biển và rong biển đang bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở dọc theo hàng nghìn km ở bờ biển Địa Trung Hải. Tình hình ở lưu vực phía đông Địa Trung Hải cũng được đánh giá là rất nghiêm trọng.

Ông Gil Rilov, nhà sinh vật học biển tại Viện nghiên cứu địa chất và hải dương học của Israel đồng thời là một trong những đồng tác giả của bài báo cho biết nhiệt độ nước biển trung bình vào mùa hè luôn ổn định ở 31 độ C.

“Những vùng biển ấm lên sẽ khiến các sinh vật biển gặp nguy hiểm”, ông nói.

Ông Gil Rilov và các đồng nghiệp đang chứng kiến sự suy giảm đa dạng sinh học biển ở phía tây Địa Trung Hải, trong đó Hy Lạp, Italy và Tây Ban Nha là những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng trong những năm tới. Ông Garabou chỉ ra rằng các vùng biển đã giúp cân bằng Trái đất của chúng ta bằng cách hấp thụ 90% nhiệt lượng dư thừa của trái đất và 30% carbon dioxide thải vào khí quyển do sản xuất than, dầu và khí đốt.

Trong thời gian dài, đại dương luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Tuy nhiên, hiện tại con người đang đẩy đại dương đến một trạng thái không lành mạnh, thậm chí là rối loạn chức năng. Các nhà khoa học đại dương đang phối hợp với cơ quan chức năng nhằm đảm bảo 30% diện tích biển sẽ được bảo vệ khỏi các hoạt động của con người như đánh bắt cá, nhằm tạo cơ hội phục hồi và phát triển sinh vật biển.

Khoảng 8% Biển Địa Trung Hải hiện đang được bảo vệ. Tuy nhiên, hai nhà nghiên cứu Garrabou và Rilov cũng cho rằng các nhà hoạch định chính sách hầu hết chưa lường trước được sự ấm lên của Biển Địa Trung Hải và những tác động liên quan.

Các đợt nắng nóng kéo dài gần đây trong một khoảng thời gian nhất định gây ra hiện tượng không mưa và ít gió. Nắng nóng trên đất liền gây ra nhiệt độ đại dương ấm lên và cả hai xu hướng tác động lẫn nhau trong một vòng luẩn quẩn và khiến khí hậu trái đất nóng lên nhiều hơn. Những đợt nắng nóng kéo dài trên đất liền đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia xung quanh Địa Trung Hải, gây ra hiện tượng cháy rừng, hạn hán, mất mùa và nhiệt độ cao khủng khiếp.

Các nhà khoa học cho biết, những đợt nắng nóng trên biển kéo dài cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các quốc gia giáp Địa Trung Hải và hơn 500 triệu người sống ở đây nếu không có biện pháp xử lý sớm. Sinh vật biển cạn kiệt và du lịch sẽ bị ảnh hưởng khi những cơn bão trở nên phổ biến hơn.

Mặc dù chỉ chiếm khoảng 1% diện tích bề mặt đại dương toàn cầu nhưng Địa Trung Hải là một trong những đại dương có đa dạng sinh học biển, chiếm 4% đến 18% số loài sinh vật biển được biết đến trên thế giới. Những loài sinh vật đang từng là chìa khóa để duy trì hoạt động và sự đa dạng của môi trường sống ở biển nhưng đều bị ảnh hưởng nặng nề trong thời điểm hiện tại. Các loài như đồng cỏ biển Posidonia có thể hấp thụ một lượng lớn carbon dioxide và là nơi trú ẩn của các sinh vật biển hay các rạn san hô là nơi cư trú của động vật hoang dã đều đang gặp nguy hiểm từ tác động của biến đổi khí hậu.

Các đợt nắng nóng đã ảnh hưởng đến hơn 90% bề mặt biển Địa Trung Hải. Theo các báo cáo gần đây nhất, nhiệt độ bề mặt biển ở Địa Trung Hải đã tăng 0,4 độ C trong mỗi thập kỷ từ năm 1982 đến năm 2018. Các chuyên gia cho rằng cho dù mức nhiệt chỉ tăng thêm một chút ít nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả đại dương.

Đánh giá bài viết
Từ khóa: Biển Địa Trung Hảiđại dương nóng lênđợt nắng nóng bất thườngJoaquim GarrabouNhiệt độ nước biểnNhiệt độ nước biển ấm lênNhiệt độ nước biển địa trung hảiquốc gia vùng ven biển Địa Trung Hảitác động của biến đổi khí hậu
ShareTweetPin
Bài trước

Gánh bánh đúc mật của bà cụ 80 tuổi ở Huế

Bài tiếp theo

“Đài thiên văn” bí ẩn 7.000 năm tuổi tự hiện hình ở Tây Ban Nha

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Những thảm họa lở tuyết kinh hoàng nhất trong lịch sử - ảnh 3
Thảm họa

Những thảm họa lở tuyết kinh hoàng nhất trong lịch sử

07/10/2022
0
Siêu bão Noru càn quét khiến 5 người Philippines thiệt mạng - ảnh 1
Thảm họa

Siêu bão Noru càn quét khiến 5 người Philippines thiệt mạng

26/09/2022
2
Bão Noru giật cấp 17 khi áp sát đất liền, miền Trung sắp mưa lớn - ảnh 1
Khí hậu - Thời tiết

Bão Noru giật cấp 17 khi áp sát đất liền, miền Trung sắp mưa lớn

26/09/2022
3
Bão Noru di chuyển rất nhanh, hướng về miền Trung
Khí hậu - Thời tiết

Bão Noru di chuyển rất nhanh, hướng về miền Trung

24/09/2022
1
Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên của năm 2022
Khí hậu - Thời tiết

Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên của năm 2022

21/09/2022
2
Động đất lời nguyền tấn công Mexico, cảnh báo sóng thần dọc Thái Bình Dương - ảnh 2
Thảm họa

“Động đất lời nguyền” tấn công Mexico, cảnh báo sóng thần dọc Thái Bình Dương

20/09/2022
0
Khí nhà kính là gì? - ảnh 1
Môi trường

Khí nhà kính là gì?

07/09/2022
5
Động đất kích thích có thể kéo dài hàng chục năm
Môi trường

Động đất kích thích có thể kéo dài hàng chục năm

22/09/2022
4
Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất.
Khí hậu - Thời tiết

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

23/08/2022
1
Vị trí chấn tâm của trận động đất xảy ra chiều 23/8. (Ảnh: Viện Vật lý địa cầu).
Môi trường

Động đất mạnh chưa từng có ở Kon Tum, người dân tháo chạy ra khỏi nhà

22/09/2022
4
Load More
Bài tiếp theo
"Stonehenge của Tây Ban Nha" - (Ảnh: REUTERS)

"Đài thiên văn" bí ẩn 7.000 năm tuổi tự hiện hình ở Tây Ban Nha

10 quái vật huyền bí nửa người nửa thú trong thần thoại Hy Lạp

10 quái vật huyền bí "nửa người nửa thú" trong thần thoại Hy Lạp

Lịch sử phát triển của công nghệ sinh trắc học

Lịch sử phát triển của công nghệ sinh trắc học

Bình luận

Tiêu điểm.

Dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng.

Bệnh ung thư vòm họng và phương pháp điều trị

21/09/2022
12
Lịch sử ngôn ngữ lập trình

Lịch sử ngôn ngữ lập trình

31/08/2022
134
Một siêu trăng mọc trên đỉnh Đài tưởng niệm Washington - (Ảnh: NASA)

Đêm nay, Việt Nam đón siêu trăng đánh cắp mưa sao băng độc đáo

12/08/2022
4
Cấy chip vào cơ thể để mở khóa ô tô

Cấy chip vào cơ thể để mở khóa ô tô

22/08/2022
8
Người mắc bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì - ảnh 5

Người mắc bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì?

13/09/2022
1
Câu chuyện phía sau tờ USD mệnh giá cao nhất: 100.000 USD - ảnh 4

Câu chuyện phía sau tờ USD mệnh giá cao nhất: 100.000 USD

02/09/2022
4
Vùng biển bí ẩn được ví với Bermuda: 4 bề không gió nhưng tàu thuyền qua là biến mất kỳ lạ - ảnh 1

Vùng biển bí ẩn được ví với Bermuda: 4 bề không gió nhưng tàu thuyền qua là biến mất kỳ lạ

07/09/2022
4
Hệ thống SBIRS có thể phủ sóng toàn cầu 24/7

Mỹ phóng vệ tinh để cảnh báo sớm các vụ phóng tên lửa toàn cầu

05/09/2022
5
Trẻ em nhiễm cúm cà chua thường có phát ban giống với chân tay miệng. (Ảnh: NY Post)

Dịch cúm bí ẩn bùng phát tại Ấn Độ

22/08/2022
0
Delawski và xác ướp voi ma mút. (Ảnh: Treadstone Gold).

Khai quật được xác ướp voi ma mút khi đang khai thác vàng

22/08/2022
2
Nhược điểm của trí tuệ nhân tạo - ảnh 3

Nhược điểm của Trí Tuệ Nhân Tạo là gì?

26/09/2022
15

Bài viết xem nhiều.

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của Kẻ hủy diệt

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của “Kẻ hủy diệt”

21/09/2022
966
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

22/09/2022
353
Giật mình phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 7

Giật mình với phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập

21/09/2022
245
Khám phá Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Khám phá kim tự tháp Ai Cập cổ đại với những điều ít biết

31/08/2022
188
Chó Husky. Ảnh: Internet

Top 10 giống chó nguy hiểm bị “cấm” trên thế giới

24/08/2022
133
Trường Bình Công Chúa. Ảnh minh họa

Cuộc đời bi thảm của Trường Bình Công Chúa

26/08/2022
128
Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

02/09/2022
120
Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

30/09/2022
118
Top 10 sinh vật “đáng sợ” trong rừng nhiệt đới Amazon, rắn và nhện lớn nhất thế giới đã có mặt tại đây!

Top 10 sinh vật “đáng sợ” trong rừng nhiệt đới Amazon, rắn và nhện lớn nhất thế giới đã có mặt tại đây!

25/08/2022
116
Một vòng thế giới: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In