• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
No Result
View All Result
Trang chủ Khám phá Khảo cổ học

Người Ai Cập cổ đại chuộng vẽ tranh 2D, phong cách có nhiều nét tương đồng truyện tranh hiện đại

6 tháng trước
trong Khảo cổ học
Thời gian đọc: 5 phút
0 0
A A
0
Người Ai Cập cổ chuộng vẽ tranh 2D, phong cách có nhiều nét tương đồng truyện tranh hiện đại
1
CHIA SẺ
14
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Nếu quan sát các bức tranh Ai Cập cổ đại, người ta dễ nhận thấy chúng đều được vẽ theo phong cách mà sau này chúng ta gọi là 2D.

Vào năm 1986, ban nhạc The Bangles đã hát về “tất cả những bức tranh cổ tại lăng mộ”, nơi những hình tượng được khắc họa đang “bước đi như một người Ai Cập”. Mặc dù không phải là nhà sử học nghệ thuật hay nhà Ai Cập học, nhạc sĩ Liam Sternberg đang đề cập đến một trong những đặc điểm nổi bật nhất của nghệ thuật thị giác Ai Cập cổ đại – mô tả người, động vật và đồ vật trên một mặt phẳng 2 chiều.

Tại sao người Ai Cập cổ đại lại làm thế? Và liệu Ai Cập cổ có phải là nền văn hóa duy nhất sáng tạo nghệ thuật theo phong cách này?

Việc vẽ bất kỳ vật thể nào trong hình dung 3 chiều yêu cầu một điểm nhìn cụ thể để tạo ra ảo giác phối cảnh trên một bề mặt phẳng. Vẽ một vật thể theo 2 chiều (chiều cao và chiều rộng) yêu cầu người nghệ sĩ chỉ khắc họa duy nhất 1 mặt phẳng của vật thể đó. Việc làm nổi bật chỉ 1 mặt phẳng, hóa ra, có lợi thế riêng của nó.

John Baines, giáo sư danh dự về Ai Cập học tại Đại học Oxford ở Anh, nói với Live Science: “Trong biểu diễn hội họa, đường nét mang nhiều thông tin nhất. Mọi thứ sẽ dễ nhìn ra hơn nếu chúng được định vị rõ bằng nét vẽ“.

Người Ai Cập cổ chuộng vẽ tranh 2D, phong cách có nhiều nét tương đồng truyện tranh hiện đại

Tranh vẽ Ai Cập cổ đa phần được khắc họa theo phong cách 2D.
Tranh vẽ Ai Cập cổ đa phần được khắc họa theo phong cách 2D.

Có nghĩa là, khi vẽ tranh trên bề mặt 2D, đường nét vẽ là nội dung chủ chốt nhất, dù nhiều bức vẽ Ai Cập cổ vẫn có nhiều chi tiết đa diện của vật thể. Theo Baines, họ rất tập trung vào sự sắc nét và sự dễ hiểu.

Nói ngắn gọn, biểu thị trên 2D cho phép các hình ảnh đơn giản và dễ hiểu, dễ nắm bắt hơn.

Theo Baines, trong nhiều truyền thống nghệ thuật, “kích thước tương đương với tầm quan trọng”. Trong nghệ thuật tranh tường, hoàng gia và chủ sở hữu lăng mộ thường được mô tả lớn hơn nhiều so với các đối tượng xung quanh họ. Nếu một nghệ sĩ sử dụng phối cảnh 3 chiều để hiển thị tỷ lệ con người trong thực tế với tiền cảnh và hậu cảnh, nó sẽ đi ngược lại nguyên tắc này.

Nghệ thuật kể chuyện bằng tranh 2D có nét tương đồng với truyện tranh hiện đại.
Nghệ thuật kể chuyện bằng tranh 2D có nét tương đồng với truyện tranh hiện đại.

Một lý do khác cho việc miêu tả nhiều đối tượng trên một mặt phẳng 2 chiều là nó hỗ trợ việc kể chuyện bằng hình ảnh.

Baines giải thích, nghệ thuật hội họa của người Ai Cập cổ có thể so với truyện tranh (comic) hiện đại. Có một số nguyên tắc phổ biến ở thời đó, như chữ viết thì được viết và đọc theo cột dọc, còn tranh vẽ thì trình bày theo chiều ngang. Chú thích cho dạng “truyện tranh” này là chữ tượng hình. Ông cũng lưu ý nội dung các bức tranh không phải về sự kiện có thật mà thường là ý tưởng khái quát hóa hoặc lý tưởng hóa về cuộc sống.

Tuy nhiên, không phải tất cả các hình thức hội họa ở Ai Cập cổ đại đều hoàn toàn là 2 chiều. Theo Baines, “Hầu hết các tác phẩm hội họa đều được đặt trong một bối cảnh kiến trúc”. Một số tác phẩm trên các bức tường lăng mộ bao gồm mô hình phù điêu, hay một kiểu chạm khắc.

Trong lăng mộ của Akhethotep, một quan triều thần sống trong Vương triều thứ 5 vào khoảng năm 2400 trước Công nguyên, chúng ta có thể thấy 2 người chép văn bản (trong ảnh dưới) có cơ thể được điêu khắc trên bề mặt phẳng của bức tường.

Như Baines giải thích, “Bức phù điêu cũng mô phỏng bề mặt cơ thể nên bạn không thể nói rằng đó chỉ là những nét vẽ phẳng” bởi vì “chúng có kết cấu và chi tiết bề mặt ngoài đường viền bao bên ngoài“.

Bức phù điêu 2 người đàn ông nói trên có khắc họa 3 chiều.
Bức phù điêu 2 người đàn ông nói trên có khắc họa 3 chiều.

Kiểu vẽ 2D này không chỉ phổ biến ở Ai Cập cổ đại mà còn lan ra Syria, Mesopotamia, Maya, hay kể cả hội họa châu Âu trung đại sau này. Mặc dù hội họa Hy Lạp và La Mã cổ là ngoại lệ, giáo sư Baines nhận định truyền thống vẽ 2D rất phổ biến, hiệu quả và không cần thay đổi gì nhiều.

5/5 - (4 bình chọn)
Từ khóa: bức tranh Ai Cập cổJohn BainesNghệ thuật kể chuyện bằng tranh 2Dngười ai cập cổ đạiphong cách vẽ tranh 2d hiện đạitranh vẽ 2dtruyện tranh hiện đạivẽ tranh 2d
Chủ đề: Ai Cập cổ đại
ShareTweetPin1
Bài trước

Phát hiện thêm “ngôi nhà tương lai” cho loài người

Bài tiếp theo

Cô gái hồi sinh sau một đêm bị đóng băng khiến y học không thể lý giải

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Phát hiện mỏ neo 2.000 năm tuổi cực kỳ hiếm - ảnh 1
Khảo cổ học

Phát hiện mỏ neo 2.000 năm tuổi “cực kỳ hiếm”

04/10/2022
1
Khám phá lăng mộ con gái Tần Thủy Hoàng: Tư thế qua đời tố cáo tội ác của anh trai
Khảo cổ học

Khám phá lăng mộ con gái Tần Thủy Hoàng: Tư thế qua đời tố cáo tội ác của anh trai

26/09/2022
6
Những nền văn minh cổ xưa tại Châu Phi mà có thể bạn chưa từng biết tới - ảnh 1
Khảo cổ học

Những nền văn minh cổ xưa tại Châu Phi mà có thể bạn chưa từng biết tới!

20/09/2022
2
Những nền văn minh lâu đời nhất hành tinh - ảnh 1
Khảo cổ học

Những nền văn minh lâu đời nhất hành tinh

16/09/2022
6
Sách của người chết hướng dẫn người Ai Cập cổ đại về thế giới bên kia - ảnh 1
Khảo cổ học

“Sách của người chết” hướng dẫn người Ai Cập cổ đại về thế giới bên kia

13/09/2022
6
Sự thật về loại thuốc trường sinh bất lão giết chết Tần Thủy Hoàng
Khảo cổ học

Sự thật về loại thuốc “trường sinh bất lão” giết chết Tần Thủy Hoàng

06/09/2022
1
Sự thật về kim tự tháp Ai Cập mọc bên dòng sông ma
Khảo cổ học

Sự thật về kim tự tháp Ai Cập mọc bên dòng sông “ma”

02/09/2022
6
Lời giải đáp của Iraq cho các kim tự tháp cổ đại - ảnh 4
Khảo cổ học

Lời giải đáp của Iraq cho các kim tự tháp cổ đại

26/08/2022
1
Delawski và xác ướp voi ma mút. (Ảnh: Treadstone Gold).
Khảo cổ học

Khai quật được xác ướp voi ma mút khi đang khai thác vàng

22/08/2022
2
"Stonehenge của Tây Ban Nha" - (Ảnh: REUTERS)
Khảo cổ học

“Đài thiên văn” bí ẩn 7.000 năm tuổi tự hiện hình ở Tây Ban Nha

19/08/2022
0
Load More
Bài tiếp theo
Cơ thể Jean bị đông cứng. (Ảnh: Littlething).

Cô gái hồi sinh sau một đêm bị đóng băng khiến y học không thể lý giải

Người bệnh ngủ trong đền thờ của Aesculapius hy vọng gặp thần trong giấc mơ.

Bí ẩn giấc mơ tiên tri của người cổ

Ma điều khiển đồ vật trong nhà

12 dấu hiệu nhận biết ma rất đơn giản nhưng có tin được không?

Bình luận

Tiêu điểm.

Top 10 vị thần Ai Cập cổ đại được sùng bái nhất - ảnh 8

Top 10 vị thần Ai Cập cổ đại được sùng bái nhất

28/08/2022
9
Vụ nổ gây ra ngọn lửa quét sạch 80 triệu cây cối và vô số động vật trên diện tích hơn 1.300km²

3 thảm họa thiên nhiên kỳ lạ từng xảy ra đến vẫn là một bí ẩn chưa được giải đáp

30/08/2022
6
Khí nhà kính là gì? - ảnh 1

Khí nhà kính là gì?

07/09/2022
5
Bên cạnh sự biến đổi khí hậu và di cư, thì dịch bệnh cũng là nguyên nhân góp phần dẫn đến sự sụp đổ của nhiều nền văn minh cổ (Ảnh: History).

Hé lộ bí ẩn về sự sụp đổ của các nền văn minh cổ đại qua bộ hài cốt cũ

19/08/2022
1
Ma điều khiển đồ vật trong nhà

12 dấu hiệu nhận biết ma rất đơn giản nhưng có tin được không?

14/09/2022
3
Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời - ảnh 1

Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời

09/09/2022
0
Sóng hấp dẫn (Gravitational wave) là những dao động nhấp nhô bởi độ cong của cấu trúc không-thời gian thành các dạng sóng lan truyền ra bên ngoài từ sự thăng giáng các nguồn hấp dẫn, và những sóng này mang năng lượng dưới dạng bức xạ hấp dẫn.

Hiện tượng vũ trụ được Einstein tiên đoán có thể thay đổi cái nhìn về vũ trụ như chúng ta đã biết!

26/08/2022
12
Loại tàu ngầm bí ẩn của Nga mà phương Tây luôn khao khát - ảnh 1

Loại tàu ngầm lặn sâu của Nga mà phương Tây luôn “khao khát”

03/09/2022
1
Phát hiện mỏ neo 2.000 năm tuổi cực kỳ hiếm - ảnh 1

Phát hiện mỏ neo 2.000 năm tuổi “cực kỳ hiếm”

04/10/2022
1
Phân biệt dấu hiệu mắc Adenovirus với bệnh cảm cúm thông thường - ảnh 1

Phân biệt dấu hiệu mắc Adenovirus với bệnh cảm cúm thông thường

18/09/2022
6
Mô phỏng mặt đất sao Hỏa. Ảnh: iStock

Kế hoạch biến không khí và đất sao Hỏa thành sắt

03/09/2022
9

Bài viết xem nhiều.

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của Kẻ hủy diệt

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của “Kẻ hủy diệt”

21/09/2022
966
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

22/09/2022
353
Giật mình phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 7

Giật mình với phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập

21/09/2022
245
Khám phá Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Khám phá kim tự tháp Ai Cập cổ đại với những điều ít biết

31/08/2022
188
Lịch sử ngôn ngữ lập trình

Lịch sử ngôn ngữ lập trình

31/08/2022
134
Chó Husky. Ảnh: Internet

Top 10 giống chó nguy hiểm bị “cấm” trên thế giới

24/08/2022
133
Trường Bình Công Chúa. Ảnh minh họa

Cuộc đời bi thảm của Trường Bình Công Chúa

26/08/2022
128
Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

02/09/2022
120
Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

30/09/2022
118
Một vòng thế giới: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In