Ngày hạ chí là một trong 24 tiết khí trong nông lịch. Đây cũng là một trong những thời điểm rất đặc biệt trong năm đánh dấu sự khởi đầu chính thức của mùa hè.
Hạ chí là ngày nào?
Ngày Hạ chí là ngày mà thời gian ban ngày dài nhất trong năm ở bán cầu bắc, là ngày mà thời gian ban ngày ngắn nhất ở bán cầu nam. Theo Thiên văn học phương Tây, ngày này đánh dấu sự bắt đầu của mùa hè ở bán cầu bắc, và sự bắt đầu của mùa đông của bán cầu nam. Còn theo quan điểm của phương Đông thì ngày Hạ chí chính là ngày giữa mùa hè, chữ Chí (至) trong Hạ chí (夏至) nghĩa là đã đạt đến điểm cùng cực. Vào ngày này, Mặt Trời sẽ nằm ở điểm cao nhất về hướng bắc trên bầu trời vào giữa trưa, rồi từ từ quay trở lại phía nam.
Hàng năm, tiết Hạ Chí thường bắt đầu từ khoảng ngày 21 hay 22 tháng 6 Dương lịch (khi kết thúc tiết Mang chủng) và kết thúc vào khoảng ngày 6 đến ngày 8 tháng 7 Dương lịch (khi tiết Tiểu thử bắt đầu). Như vậy, trong năm 2024 này, điểm Hạ chí rơi vào ngày 21/6, là ngày mà Mặt trời chiếu sáng nhiều nhất năm, gần 1/4 phút so với 24 giờ.
Tại sao ngày Hạ chí có ngày dài nhất trong năm?
Khi Hạ chí bắt đầu, Trái đất nghiêng 23,5 độ so với trục Trái đất. Vào ngày 21/6 (có những năm là 20/6), Bắc cực sẽ hướng về Mặt trời nhiều nhất. Thông thường, ngày đông chí xảy ra khi nửa trên Bắc cực đối diện trực tiếp với Mặt trời và Nam cực chìm trong bóng tối.
Thứ Ba là ngày đánh dấu điểm cao nhất của mặt trời nhưng không phải là ngày nhiệt độ cao nhất do nhiệt độ ở đại dương bắt đầu giảm dần. Đến giữa tháng sáu, các đại dương ở Bắc bán Cầu vẫn giữ được nhiệt độ “mát” từ mùa đông năm ngoái.
So với mùa đông, vào mùa hè, Trái đất nằm xa mặt trời hơn do quỹ đạo của Trái đất hình Elip nên có sự thay đổi về khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời. Khoảng cách này chênh lệch tới khoảng ba triệu dặm (5 triệu km) và làm bức xạ nhiệt của trái đất nhận được nhiều hơn các ngày bình thường 7%.
Nếu bạn là người thích khám phá khoa học, bạn sẽ thấy ngày hạ chí có hoàng hôn lâu nhất trong năm. Tại thời điểm hoàng hôn, nhiệt độ ở chân Mặt trời là khoảng từ 12- 18 độ.
Ngày chí diễn ra hai lần trong năm, một vào mùa hè được gọi là ngày Hạ chí vào tháng 6, và một còn lại vào mùa đông được gọi là ngày Đông chí vào tháng 12. Ngày Hạ chí thì Mặt Trời nằm cao nhất về hướng bắc, ngày Đông chí thì Mặt Trời nằm cao nhất về hướng nam.
Thời điểm Hạ chí là duy nhất, nó tương ứng với các giờ khác nhau ở mỗi địa điểm và do đó tương ứng với ngày cũng khác nhau. Tuy nhiên, ở những địa điểm lệch về phía Đông nhiều hơn thì sự lệch múi giờ sẽ dẫn tới lệch về ngày.
Hạ chí không rơi vào cùng thời điểm ở các năm khác nhau. Vì bản thân chu kỳ của Trái đất quanh Mặt trời không tròn ngày – cụ thể là không phải đúng 365 mà là ~365,2422 ngày (do đó mới cần có những năm nhuận 366 ngày để bù vào phần thừa đó), đồng thời bản thân trục Trái đất vẫn có dao động theo thời gian, nên Hạ chí (cũng như Đông chí, Xuân phân và Thu phân) không phải một thời điểm cố định ở mọi năm mà có dao động. Vì vậy ở cùng một địa điểm, Hạ chí có thể rơi vào 21 hoặc 22 tháng 6 tùy theo mỗi năm chứ không phải luôn là cùng ngày.
Khi Hạ chí bắt đầu, bán cầu Bắc nghiêng hẳn về phía Mặt trời 23,5 độ nên lượng ánh sáng ở đây nhận được sẽ rất nhiều, dẫn đến việc thời gian ban ngày trong tiết khí này sẽ lớn nhất trong năm, ngày dài hơn đêm, trời lâu tối và nhanh sáng. Thậm chí thời gian ban ngày có thể dài đến mức một số thành phố ở Bắc Âu có hiện tượng “đêm trắng”, tức là không hề xuất hiện ban đêm.
Ý nghĩa của ngày Hạ chí
Trong lao động sản xuất, các ngành xây dựng giai đoạn này thường không gặp thuận lợi vì thời tiết nắng nóng, lại thường có mưa ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công việc. Nếu bạn đang có ý định xây sửa, làm công trình thì không nên chọn mùa này mà nên làm vào mùa khô sẽ hiệu quả hơn.
Hạ chí đánh dấu sự khởi đầu chính thức của mùa hè theo Dương lịch. Nó mang lại ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm cho 88% người sống ở Bắc bán cầu. Đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội ở phương Tây như: Lễ hội vòng tròn đá Stonehenge, lễ hội Sankt Hans Aften của Đan Mạch, lễ hội Litha của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (neopagan)…
Tiết Hạ chí ảnh hưởng thế nào đến con người?
Vào thời gian này thời tiết thường nắng gay gắt, oi bức, khô nóng, bầu trời trong xanh. Gió Tín phong và gió Mậu dịch hoạt động mạnh mẽ trên biển nên thường tạo nên sự ngưng tụ của hơi nước dẫn đến mưa lớn kéo dài, bão lũ, thiên tai gây nên những tai họa cho đời sống người dân. Ngoài ra, vào tiết Hạ chí, thời tiết thay đổi thất thường dễ dẫn đến việc con người bị nhiễm các bệnh như cảm cúm, say nắng, cảm lạnh, sốt xuất huyết, sốt rét, ô nhiễm môi trường… Do đó, chúng ta cần chủ động phòng tránh bệnh để đảm bảo sức khỏe luôn tốt nhất.
Trong lao động sản xuất, các ngành xây dựng giai đoạn này thường không gặp thuận lợi vì thời tiết nắng nóng, lại thường có mưa ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công việc.
Đối với nông dân vào tiết hạ chí, họ thường khá bận rộn với việc đồng áng. Các hoạt động chăm sóc, làm cỏ cho cây trồng cũng được diễn ra trong thời điểm này. Để đảm bảo cây trồng phát triển mạnh và cho năng suất tốt nhất.
Nếu bạn đang có ý định xây sửa, làm công trình thì không nên chọn mùa này mà nên làm vào mùa khô sẽ hiệu quả hơn.
Thời tiết hạ chí nóng ẩm và mưa nhiều nên vào thời điểm này, sinh vật và thực vật sinh trưởng mạnh mẽ. Thực vật thì tích cực quang hợp, bổ sung và tích lũy chất dinh dưỡng chuẩn bị cho mùa khô sắp tới. Còn các loài động vật cũng tăng cường tìm kiếm và tích lũy nguồn thức ăn để chuẩn bị cho mùa thu, đông. Đây cũng là thời điểm mà chúng tiến hành ghép đôi và sinh sản. Vì nguồn dinh dưỡng để nuôi con trong thời điểm này rất dồi dào.
Bên cạnh đó, thời tiết nóng ẩm, thay đổi thất thường cũng tạo điều kiện thuận lợi để các loài vật, các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây hại phát triển. Nhất là các vi sinh vật gây bệnh về đường tiêu hóa, hay muỗi gây nên bệnh sốt xuất huyết,… Vì vậy, con người cũng cần lưu ý đặc biệt đến sức khỏe của mình, cần có cách sinh hoạt và làm việc hợp lý để tránh bị bệnh.
Những điều thú vị về ngày hạ chí mà ít ai biết
Trái đất xa Mặt trời nhất: Nhiều người cho rằng, vào Tiết Hạ chí là khoảng thời gian mà Trái đất gần Mặt trời nhất do nhận được nhiều ánh sáng và bức xạ, nhưng thật ra vào ngày này, khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời là xa nhất trong năm. Nguyên nhân là do chỉ sau ngày Hạ chí vài tuần Trái đất sẽ di chuyển đến điểm Aphelion (viễn nhật) là điểm trên quỹ đạo mà Trái đất xa Mặt trời nhất.
Hạ chí không dành riêng cho Trái đất: Không chỉ riêng Trái đất mà tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời đều có ngày Hạ chí. Theo đó, Hạ chí của sao Hỏa sẽ xảy ra sau Trái đất vài ngày và sao Thiên Vương sẽ có Hạ chí diễn ra 84 năm/lần.
Hạ chí không phải là ngày nóng nhất năm: Ngày hạ chí sẽ nhận được nhiều ánh sáng và bức xạ của mặt trời, nhưng không có nghĩa là ngày nóng nhất trong năm. Thực tế, ngày nóng nhất trong năm tại bán cầu Bắc sẽ rơi vào tháng 7 hoặc tháng 8 khi các lục địa và đại dương nóng lên, nhiệt độ tăng cao hơn và được gọi là “sự trễ mùa”.