Chắc chắn có nhiều người bị nhẫm lẫn giữa hoang mạc và sa mạc. Thậm chí nhiều người cho rằng sa mạc và hoang mạc là một. Vậy thực tế thì thế nào là hoang mạc? Thế nào là sa mạc? Và tại sao lại nói Nam Cực là hoang mạc lớn nhất hành tinh. Có lẽ khi mới đọc tiêu đề, nhiều người sẽ lắc đầu ngao ngán vì sự nhầm lẫn của bài viết. Nhưng sự thật thì ra sao?
Nam Cực ở đây chính là hoang mạc lớn nhất hành tinh và không phải chối cãi. Nam Cực là một lục địa nằm ở cực nam của Trái Đất đúng như tên gọi của nó. Đây là nơi lạnh nhất trên Trái Đất với nhiệt độ lạnh nhất từng xuống đến mức -93,3oC và gần như toàn bộ thường xuyên bị băng bao phủ. Có đến khoảng 98% châu Nam Cực bị băng bao phủ và một lớp băng thường có bề dày trung bình là 1,9 km, băng trải rộng ra khắp mọi phía.
Xét một cách trung bình thì châu Nam Cực chính là nơi lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất và cao nhất trong tất cả các châu lục. Nhưng đây đang là xét một cách trung bình chứ không phải là xét một cách tuyệt đối, tức là tìm ra một địa điểm cụ thể nhất và Nam Cực vẫn luôn là hoang mạc lớn nhất ở trên hành tinh.
Hoang mạc là gì?
Trước khi đi đến những sự tranh cãi cần phải hiểu hoang mạc là gì? Hoang mạc là một vùng được đặc trưng bởi lượng mưa và lượng mưa trung bình tại đây rất thấp chỉ khoảng 200 cho đến 250 mm trong 1 năm, nhưng mà bốc hơi thì rất lớn và các hoang mạc chiếm khoảng 1/3 diện tích bề mặt ở trên Trái Đất. Lượng mưa thì rất là thấp, chính vì vậy nên ở hoang mạc cũng rất hiếm có sông suối, chỉ những cái loài động vật, thực vật nào có khả năng chịu hạn rất cao mới thích nghi và tồn tại được ở đây.
Thực vật nơi đây chủ yếu là những loài có khả năng chịu hạn cao và có thể sống trong môi trường khắc nghiệt, những loại loại cây có vòng đời ngắn ngủi trong mùa mưa và hạt có thể tồn tại trong mùa khô kéo dài sẽ sống được ở những nơi như thế này. Những loại cây mọng nước như xương rồng có thể tích trữ lượng nước lớn, biến lá thành gai, hạn chế tối đa sự mất nước cũng sống được trong hoang mạc.
Hệ động vật nơi đây khá phong phú, từ các loài nhỏ bé như là bọ cạp, tắc kè, cho đến các loài lớn như là linh cẩu, cáo, linh dương hay lạc đà. Đây đều là những loài có khả năng chịu nóng, chịu khát cao để tồn tại trong hoàn cảnh khắc nghiệt nơi đây. Chúng thường đi săn, kiếm ăn vào buổi tối, còn ban ngày trú ngụ tại các hang động hoặc dưới tán cây tránh nắng. Đó là điểm chung nhất của các hoang mạc.
Nhưng mà nói như vậy thì có vẻ chẳng giống gì Nam Cực cả. Xong dựa vào tính chất, các nhà khoa học phân hoang mạc thành các loại ví dụ hoang mạc đất sét, hoang mạc cát, hoang mạc muối, và hoang mạc lạnh. Hoang mạc lạnh ở đây chính là Nam Cực.
Sa mạc là gì?
Sa mạc lại là một khái niệm có phần đôi chút khác với hoang mạc. Sa mạc chính là các, hoang mạc cát. Thực tế là trong các văn bản tiếng Việt dịch từ tiếng Anh, đôi khi nhầm lẫn giữa khái niệm hoang mạc nói chung và sa mạc nói riêng bởi trong tiếng Anh thường chỉ dùng một từ duy nhất là “desert” để nói về cả hoang mạc và sa mạc.
Hiểu một cách đơn giản thì hoang mạc được đặc trưng bởi lượng mưa thấp, còn sa mạc đặc trưng bởi lượng mưa thấp và có cát. Chữ Sa ở đây ở trong tiếng Hán chính là Cát. Sa mạc thường được coi là một cảnh quan cằn cỗi và trống rỗng, nó thường được các nhà văn, các nhà làm phim, các nhà triết học, các nhà nghệ sĩ, những nhà sáng tạo nội dung và ngay cả chính bạn mô tả như một nơi cực đoan, liên quan đến khô cằn, liên quan đến sự kết thúc.
Các sa mạc thường có nhiệt độ rất nóng trên dưới 50°C, đặc biệt vào mùa hè thì cực kỳ nóng. Nổi tiếng nhất chắc chắn là sa mạc Sahara hay là những sa mạc tại Nam Mỹ hoặc các sa mạc tại Trung Á thì cũng rất khắc nghiệt. Ban đêm lại có nơi lạnh đến -45°C như sa mạc Gobi chẳng hạn hay ở vùng sa mạc Sinai biên độ chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm có thể lên đến hơn 80°C, đất đai cực kỳ cằn cỗi.
Sa mạc thường có bức xạ mặt trời lớn, nhiều cát và gió nóng luôn thổi mạnh tạo ra rất nhiều trận bão. Với tất cả những điều kiện trên, người ta thường dùng lạc đà làm phương tiện để di chuyển trong sa mạc.
Nam Cực, hoang mạc lớn nhất thế giới
Nam Cực có diện tích lên đến 14 triệu km2, rộng hơn 5 triệu km2 so với hoang mạc Sahara. Tình trạng thiếu mưa trầm trọng ở hoang mạc Nam Cực phần lớn hình thành là do nhiệt độ lạnh. Do những ngọn núi gần đó đã che khuất mây và gió mạnh hút ẩm từ không khí. Một số nơi có gió thổi thì gió lại thổi quá mạnh làm bay đi hơi nước và mưa không thể rơi xuống đất.
Việc nhận được ít năng lượng từ Mặt Trời cộng với địa hình cao, khi Nam Cực là lục địa cao nhất thế giới với độ cao trung bình là trên 2800m so với mực nước biển làm cho Nam Cực có khí hậu lạnh nhất trên địa cầu.
Hoang mạc Nam Cực khắc nghiệt ra sao?
Với 98% diện tích đất liền của Nam Cực được bao phủ bởi những lớp băng cực dày, những hoang mạc ở Nam Cực có nhiệt độ rất thấp, chịu nhiều bức xạ mặt trời và cực kỳ khô. Mưa cũng khó tồn tại bởi vì một khi rơi xuống thì mưa sẽ biến thành tuyết và ngay cả tuyết rơi cũng chỉ rơi trên một khu vực đâu đó chừng 300km tính từ bờ biển của Nam Cực.
Tuy vậy, môi trường sống ở Nam Cực không phải là quá nghèo nàn, cũng có từ những sinh vật cỡ nhỏ như là ốc biển, giun, hải sâm cho đến cá voi. Động vật lớn thì thường di trú giữa hai vùng cực, còn động vật nhỏ thì lan rộng nhờ dòng biển. Động vật ở châu Nam Cực phải thích nghi để tránh mất nhiệt thông qua cấu trúc như lớp lông chịu gió hay mỡ ở dưới da. Nhưng đó chỉ là câu chuyện ở vùng biển hoặc là vùng gần bờ. Càng đi vào sâu, hệ động vật và thực vật của Nam Cực càng nghèo nàn.
Con người ở hoang mạc Nam Cực
Ngày trước, Nam Cực không có cư dân sinh sống vì khí hậu khắc nghiệt và vị trí biệt lập, cho đến bây giờ cũng không có cư dân thường xuyên sinh sống, chỉ có những nhà khoa học đến đây để làm việc. Vì mãi đến thế kỷ 19, con người mới đủ sức đặt chân đến và mang theo những công nghệ để nghiên cứu Nam Cực. Những người tới và sống một thời gian ở Nam Cực được chia làm hai nhóm. Nhóm đầu tiên là các nhà khoa học sống tại các trạm nghiên cứu và nhóm thứ hai là các du khách đến rồi về luôn.
Nếu ở sa mạc bốn bề đều là cát thì ở Nam Cực mọi phía cũng đều phủ một lớp trắng xóa, rất khó khăn để xác định phương hướng, đó chính là băng tuyết. Bên cạnh đó, nhiều điểm ở Nam Cực nằm ở độ cao hàng ngàn mét so với mực nước biển nên không khí loãng và oxy thấp, hầu như người ta sẽ không thể ngửi thấy mùi gì khi ở đây.
Các nhà khoa học, những chuyên gia làm việc ở Nam Cực phải mặc nhiều lớp áo, đi giày chuyên dụng, đeo găng tay và kính. Thậm chí phải đeo mặt nạ làm ấm không khí trước khi họ thở, bởi nếu không cẩn thận hít phải không khí lạnh có thể khiến cho phổi bị xung huyết.
Ở Nam Cực, vào mùa đông mặt trời không mọc lên phía trên đường chân trời nên cuộc sống gần như chìm trong bóng tối trong khoảng gần nửa năm. Ngược lại vào mùa hè, mặt trời lại không lặn xuống dưới đường chân trời, khắp nơi ở Nam Cực luôn tràn đầy ánh sáng. Cũng vì thế, khi đến đây nhịp sinh học của con người bị rối hết cả lên khiến người ta thường thấy khó ăn, khó ngủ và khó sống. Thông thường sau thời gian 4 tháng tăm tối, ở ngày đầu tiên khi mùa hè trở lại người ta hào hứng dậy sớm ngắm mặt trời mọc và tinh thần cảm thấy sảng khoái hơn.
Các trạm nghiên cứu ở đây có cấu tạo hình mái vòm và được gia cố để chịu được sức mạnh từ thiên nhiên.
Thung lũng Mcmudo
Cuối cùng, nói đến Nam Cực nói đến hoang mạc lớn nhất trên thế giới này và một nơi không có mưa chắc chắn phải đề cập đến “thung Lũng Mcmudo“. Với diện tích bề mặt khoảng 4800 km2, thung lũng Mcmudo chiếm chỉ khoảng 0,03% bề mặt của lục địa Nam cực. Và là khu vực không có băng lớn nhất của Cực Nam trên Trái Đất
Ở đây có những cơn gió thổi với tốc độ trên 300 km mỗi giờ. Nó có thể thổi bay băng và tuyết khiến địa hình nơi đây giống hệt như sao Hỏa, không gì có thể rơi xuống được, mưa không thể xuất hiện. Vùng đất này được coi là 2 triệu năm chưa từng có hạt mưa này được gọi với cái tên đơn giản là “thung lũng khô“. Đây chính là nơi khô hạn bậc nhất trên hành tinh, ngay cả so với một hoang mạc “thung lũng khô Mcmudo” cũng đặc biệt khô cằn.
Các nhà khoa học nhận định vùng này có điều kiện tự nhiên rất giống với Sao Hỏa, thậm chí địa hình của nó cũng khiến người ta liên tưởng đến việc đi dạo trên một hành tinh khác chứ không phải là Trái Đất. Vì điều kiện như vậy nên không hề có sự sống.
Trong thung lũng này, các nhà khoa học không tìm thấy thực vật, động vật thân mềm hay động vật gặm nhấm, vùng đất kỳ lạ này cũng là nơi đầu tiên trên Trái Đất chỉ có một loại vi khuẩn angelito tồn tại được. Thực tế loại vi khuẩn này sống ngay trong không gian vũ trụ vì địa hình và tự nhiên của “thung Lũng Mcmudo” tương tự như bề mặt của sao Hỏa nên Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ Nasa đã thực hiện nhiều thí nghiệm ở khu vực này.