• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
No Result
View All Result
Trang chủ Khám phá Khoa học vũ trụ

Kính viễn vọng 10 tỷ USD gửi dữ liệu về Trái đất như thế nào?

11 tháng trước
trong Khoa học vũ trụ
Thời gian đọc: 7 phút
0 0
A A
0
Ảnh chụp cụm thiên hà NGC 3324 của kính viễn vọng Hubble (trên) và James Webb. (Ảnh: NASA).

Ảnh chụp cụm thiên hà NGC 3324 của kính viễn vọng Hubble (trên) và James Webb. (Ảnh: NASA).

1
CHIA SẺ
24
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Ở độ cao 1,5 triệu km, kính viễn vọng 10 tỷ USD – James Webb sử dụng băng tần giống các dịch vụ Internet vệ tinh để gửi dữ liệu về Trái đất.

Nội dung bài viết

  1. Bức ảnh độ phân giải 123 MP
  2. Tốc độ gửi dữ liệu tương đương mạng Internet
  3. Cách tạo ra hình ảnh từ dữ liệu

Ngày 12/7, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chia sẻ loạt ảnh màu đầu tiên của kính viễn vọng 10 tỷ USD – James Webb. Được chia sẻ trên website NASA dưới định dạng JPEG, những bức ảnh thực chất đã trải qua nhiều giai đoạn xử lý, thậm chí dữ liệu gốc không phải ảnh.

Tương tự những công cụ khoa học khác, kính viễn vọng 10 tỷ USD – James Webb thu thập kết quả quan sát rồi gửi về Trái đất dưới dạng dữ liệu thô. Một số hệ thống quan sát được trang bị trên kính viễn vọng gồm cảm biến hồng ngoại gần (NIRcam), cảm biến hồng ngoại trung (MIRI), thiết bị đo quang phổ, chặn ánh sáng từ sao và một số dụng cụ khác.

Đây là cách kính viễn vọng 10 tỷ USD – James Webb gửi dữ liệu từ khoảng cách 1,5 triệu km về Trái đất, giúp các nhà khoa học tạo ra loạt ảnh vũ trụ rõ nét nhất từ trước đến nay.

Bức ảnh độ phân giải 123 MP

Một trong những hình ảnh được công bố ngày 12/7 của kính viễn vọng 10 tỷ USD – James Webb chụp cụm thiên hà NGC 3324 thuộc tinh vân Carina. Kính viễn vọng Hubble từng chụp bức ảnh tương tự vào năm 2008. Khi đặt cạnh nhau, hình ảnh của James Webb cho độ chi tiết cao, sắc nét hơn rất nhiều.

Trong bức ảnh mới, kết cấu của tinh vân được thể hiện rõ ràng, cùng sự xuất hiện của các ngôi sao nhỏ, có thể nhìn thấy rõ dù phóng to hình ảnh. Màu sắc của 2 kính viễn vọng cũng có sự khác biệt.

Kính viễn vọng 10 tỷ USD gửi dữ liệu về Trái đất như thế nào - ảnh 1
Ảnh chụp cụm thiên hà NGC 3324 của kính viễn vọng Hubble (trên) và James Webb. (Ảnh: NASA).

Lý do khiến ảnh của James Webb thể hiện nhiều chi tiết đến từ lượng dữ liệu thu thập và độ phân giải ảnh gốc cao hơn. Theo TechCrunch, hình ảnh gốc (được tạo ra sau giai đoạn xử lý dữ liệu thô) của James Webb có độ phân giải 123 MP, nặng 137 MB. Trong khi đó, hình ảnh của Hubble có độ phân giải 23,5 MP, dung lượng 32 MB.

Về lý thuyết, ảnh từ James Webb có chi tiết nhiều gấp 5 lần so với Hubble. Tuy nhiên trên thực tế, James Webb mạnh hơn rất nhiều khi lượng dữ liệu gửi về có thể gấp 25 lần, từ khoảng cách xa hơn 3.000 lần so với Hubble.

Tốc độ gửi dữ liệu tương đương mạng Internet

Năm 1990, kính viễn vọng Hubble được phóng lên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất, cách mặt đất khoảng 547 km. Con số này thấp hơn những vệ tinh GPS, được phóng lên quỹ đạo tầm trung (khoảng cách từ 20.000km). Do đó, quá trình liên lạc với Hubble từ Trái đất khá đơn giản.

Trong khi đó, James Webb nằm ở điểm Lagrange thứ 2 (L2), cách Trái đất khoảng 1,5 triệu km. Đây là vị trí lực hấp dẫn tổng hợp của Trái đất và Mặt trời cân bằng. Độ cao của James Webb so với Trái đất gấp 4 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng.

Kính viễn vọng 10 tỷ USD gửi dữ liệu về Trái đất như thế nào - ảnh 2
Ảnh minh họa khoảng cách của James Webb so với kính viễn vọng Hubble. (Ảnh: NASA).

Tuy nhiên, các hệ thống trên Trái đất từng truyền dữ liệu ở khoảng cách xa hơn rất nhiều. Hiện nay, kỷ lục liên lạc xa nhất giữa Trái đất và tàu vũ trụ Voyager 1, được ghi nhận vào tháng 1 với khoảng cách gần 23,3 tỷ km.

Với kính viễn vọng 10 tỷ USD – James Webb, các kỹ sư của NASA có thể theo dõi chính xác vị trí tàu vũ trụ theo thời gian. Do đó, chỉ cần chọn công cụ phù hợp để quá trình liên lạc diễn ra suôn sẻ.

Để liên lạc với Trái đất, James Webb sử dụng sóng vô tuyến băng tần Ka, trong phạm vi 25,9 GHz. Đây cũng là băng tần của các vệ tinh viễn thông và Internet, kể cả Starlink. Do đó, James Webb có thể gửi dữ liệu với tốc độ tương đương mạng Internet, khoảng 28 Mbps. Như vậy, James Webb có khả năng gửi 57 GB dữ liệu về Trái đất mỗi ngày.

James Webb còn trang bị một ăng-ten khác, sử dụng băng tần S với tần số 2-4 GHz. Đây cũng là băng tần sử dụng bởi kết nối Wi-Fi và Bluetooth.

Do tính chất quay liên tục của Trái đất, tín hiệu có thể bị cản bởi những vật thể thấp hơn. Để đề phòng trường hợp này, thời gian gửi dữ liệu đã được NASA lên lịch trước vài tháng thông qua mạng lưới Deep Space Network.

Kính viễn vọng 10 tỷ USD gửi dữ liệu về Trái đất như thế nào - ảnh 3
Trung tâm điều khiển sứ mệnh James Webb. (Ảnh: NASA).

Ổ cứng SSD của kính viễn vọng 10 tỷ USD – James Webb có dung lượng khoảng 68 GB, sử dụng chất liệu đặc biệt để tồn tại ở độ cao hơn 1,6 triệu km. Tùy lịch trình hoạt động, ổ cứng sẽ đầy trong ít nhất 120 phút đến một ngày. Dữ liệu được gửi về Trái đất và lưu trên máy chủ của NASA trước khi bị xóa khỏi James Webb. Để so sánh, kính viễn vọng Hubble chỉ có khả năng lưu 2 GB dữ liệu.

Cách tạo ra hình ảnh từ dữ liệu

“Kính thiên văn không phải máy chụp ảnh lấy liền… Nó là công cụ khoa học nên được thiết kế để tạo ra kết quả khoa học”, Joseph DePasquale, trưởng bộ phận xử lý ảnh của kính viễn vọng 10 tỷ USD – James Webb tại Viện khoa học Kính viễn vọng Không gian chia sẻ.

Ngay cả khi gửi về Trái đất, một số dữ liệu của James Webb không thể đọc được ngay lập tức. Dữ liệu thô được kính viễn vọng 10 tỷ USD – James Webb thu thập bằng cảm biến ánh sáng hồng ngoại, nằm ngoài dải màu mà con người có thể nhìn thấy.

“Về cơ bản, nó giống hình ảnh đen với một số đốm trắng do dải nhạy sáng rất lớn… Chúng tôi phải trải qua bước gọi là kéo giãn dữ liệu, lấy một số giá trị điểm ảnh và sắp xếp lại để bạn nhìn thấy mọi chi tiết ở đó“, DePasquale cho biết.

Để “tô màu” cho ảnh, nhóm nghiên cứu đã lập bản đồ bước sóng của ánh sáng hồng ngoại, được kính viễn vọng ghi lại ở dạng đơn sắc thành 3 màu đỏ, xanh dương và xanh lá. Bằng cách kết hợp 3 hình ảnh với độ sáng tối đại diện cho từng màu sắc, đội ngũ của DePasquale đã cho ra bức ảnh màu hoàn thiện.

Kính viễn vọng 10 tỷ USD gửi dữ liệu về Trái đất như thế nào - ảnh 4
Biểu đồ thành phần khí quyển của hành tinh khí WASP-96b do James Webb ghi nhận. (Ảnh: NASA).

Lấy ví dụ ảnh chụp cụm thiên hà NGC 3324. Dù thể hiện cùng vị trí, những thiết bị quang học khác nhau, với khả năng thu nhận dữ liệu hồng ngoại khác nhau khiến màu sắc sau khi xử lý cũng khác biệt.

Ngoài các dữ liệu có thể hiển thị trực quan bằng hình ảnh, kính viễn vọng 10 tỷ USD – James Webb còn mang về nhiều thông tin quan trọng khác, ví dụ như biểu đồ quang phổ cho thấy các thành phần chi tiết trong bầu khí quyển của một hành tinh.

Với những công cụ hiện đại, các nhà khoa học kỳ vọng kính viễn vọng 10 tỷ USD – James Webb sẽ cung cấp những dữ liệu chi tiết, giúp chúng ta hiểu hơn về nguồn gốc vũ trụ, tìm ra manh mối về sự hình thành, tồn tại của con người và sự sống ngoài Trái đất. Ngoài phục vụ giới thiên văn học, công chúng sẽ chờ đợi những hình ảnh tiếp theo, được tạo ra từ dữ liệu của kính viễn vọng 10 tỷ USD này.

5/5 - (4 bình chọn)
Từ khóa: cách james webb truyền dữ liệu về trái đấtdịch vụ Internet vệ tinhJoseph DePasqualekính viễn vọng James Webb
Chủ đề:
ShareTweetPin1
Bài trước

Những cái chết bí ẩn nhất trong lịch sử mà cho tới nay vẫn chưa có lời giải đáp

Bài tiếp theo

Tại sao bánh xe lửa bằng kim loại mà bánh xe ô tô lại là cao su?

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Tia sét lạ đánh xuống Trái đất, một thứ không thể tồn tại xuất hiện
Khoa học vũ trụ

Tia sét lạ đánh xuống Trái đất, một thứ không thể tồn tại xuất hiện

01/02/2023
3
Vũ trụ được tính tuổi bằng cách nào?
Khoa học vũ trụ

Vũ trụ được tính tuổi bằng cách nào?

26/12/2022
2
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào - ảnh 1
Khoa học vũ trụ

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

29/09/2022
4
Trái đất nhỏ bé ra sao khi đứng cạnh Mặt trời.- ảnh 1
Khoa học vũ trụ

Trái đất nhỏ bé ra sao khi đứng cạnh Mặt trời?

25/09/2022
7
Liên tục trúng bom vũ trụ, Mặt trăng lăn đi 10 độ - ảnh 1
Khoa học vũ trụ

Liên tục trúng “bom vũ trụ”, Mặt trăng lăn đi 10 độ

25/09/2022
1
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Khoa học vũ trụ

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

13/09/2022
2
Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất có kích thước của sao Mộc ảnh 1
Khoa học vũ trụ

Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất có kích thước của sao Mộc?

10/09/2022
2
Liên tiếp tìm thấy 2 siêu Trái đất nữa, 1 trong số đó nằm trong vùng vàng sự sống - ảnh 1
Khoa học vũ trụ

Liên tiếp tìm thấy 2 siêu Trái đất mới, 1 trong số đó nằm trong “vùng vàng sự sống”!

09/09/2022
1
Điều gì xảy ra nếu Trái đất chệch khỏi quỹ đạo? - ảnh 1
Khoa học vũ trụ

Điều gì xảy ra nếu Trái đất chệch khỏi quỹ đạo?

08/09/2022
1
Lại phát hiện siêu Trái đất gần Hệ Mặt trời: Rất khác so với siêu Trái đất vừa tìm thấy - ảnh 1
Khoa học vũ trụ

Lại phát hiện siêu Trái đất gần Hệ Mặt trời: Rất khác so với siêu Trái đất vừa tìm thấy!

01/09/2022
1
Load More
Bài tiếp theo
Lốp cao su đáp ứng được tiêu chí tạo ra và duy trì được độ ma sát với địa hình.

Tại sao bánh xe lửa bằng kim loại mà bánh xe ô tô lại là cao su?

Con người bí ẩn ở hang Hươu Đỏ, từng được nghi ngờ là cá thể lai giữa 2 loài người khác nhau - (Ảnh đồ họa từ Xueping Ji)

Sự thật về "người mẹ lai giữa 2 loài" của nhiều người châu Á

Hồ Thiên Đảo.

Thành cổ nghìn năm nằm sâu dưới đáy hồ nước sạch nhất Trung Quốc

Bình luận

Tiêu điểm.

Động đất lời nguyền tấn công Mexico, cảnh báo sóng thần dọc Thái Bình Dương - ảnh 2

“Động đất lời nguyền” tấn công Mexico, cảnh báo sóng thần dọc Thái Bình Dương

20/09/2022
0
8 Trang phục Ai Cập cổ đại đặc trưng nhất của người Ai Cập - ảnh 1

8 trang phục Ai Cập cổ đại đặc trưng nhất của người Ai Cập

30/08/2022
59
Vương quốc Shambhala, hay Shangri-La, được cho là ở nơi có những ngọn núi pha lê trắng.

Shangri-La: Huyền thoại một thiên đường

17/08/2022
4
Một nhà nghiên cứu tìm kiếm dấu hiệu của bệnh sốt rét, Zika và các mầm bệnh khác trên một con dơi ở Uganda. (Ảnh: National Geographic)

Virus từ động vật lây sang người tiến hóa như thế nào?

12/08/2022
5
Hình ảnh con quỷ đói trong tín ngưỡng dân gian.

“Tháng cô hồn” – Những điều kiêng kị và nên làm

02/09/2022
6
Căn bệnh giết người hàng loạt và những bí ẩn 500 năm chưa thể làm rõ - ảnh 2

Căn bệnh giết người hàng loạt và những bí ẩn 500 năm chưa thể làm rõ

30/09/2022
10
Nhà khảo cổ Howard Carter là người đã phát hiện ra lăng mộ của vua Tutankhamun. (Ảnh: Đại học Oxford).

Học giả phát hiện lăng mộ Tutankhamun chính là người trộm cổ vật

15/08/2022
65
Chatbot ngày càng phát triển

Công nghệ phát triển cùng nỗi lo ngại với Chatbot AI

24/08/2022
2
Hàng triệu người theo dõi cuộc săn thủy quái ở Trung Quốc - Ảnh 1

Hàng triệu người theo dõi cuộc săn thủy quái ở Trung Quốc

13/09/2022
1
Quá trình xây dựng Kim tự Tháp Ai Cập - ảnh 4

Giải mã bí mật: Quá trình xây dựng Kim tự Tháp Ai Cập

26/08/2022
6
DualSense Edge sony

Sony công bố bộ điều khiển DualSense Edge

25/08/2022
5

Bài viết xem nhiều.

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của Kẻ hủy diệt

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của “Kẻ hủy diệt”

21/09/2022
967
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

22/09/2022
354
Giật mình phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 7

Giật mình với phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập

21/09/2022
247
Khám phá Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Khám phá kim tự tháp Ai Cập cổ đại với những điều ít biết

31/08/2022
189
Lịch sử ngôn ngữ lập trình

Lịch sử ngôn ngữ lập trình

31/08/2022
137
Chó Husky. Ảnh: Internet

Top 10 giống chó nguy hiểm bị “cấm” trên thế giới

24/08/2022
136
Trường Bình Công Chúa. Ảnh minh họa

Cuộc đời bi thảm của Trường Bình Công Chúa

26/08/2022
131
Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

02/09/2022
123
Top 10 sinh vật “đáng sợ” trong rừng nhiệt đới Amazon, rắn và nhện lớn nhất thế giới đã có mặt tại đây!

Top 10 sinh vật “đáng sợ” trong rừng nhiệt đới Amazon, rắn và nhện lớn nhất thế giới đã có mặt tại đây!

25/08/2022
119
Một vòng thế giới: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In