Là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại còn nguyên bản, kim tự tháp Giza là niềm đam mê với con người trong nhiều thiên niên kỷ.
Đại kim tự kháp đồ sộ được xây dựng cho Pharaoh Khufu và hoàn thành vào khoảng năm 2560 trước Công nguyên, là kỳ quan duy nhất trong số 7 kỳ quan thế giới cổ đại vẫn còn nguyên vẹn.
Nằm ở ngoại ô Cairo, Ai Cập, khu quần thể này có tổng cộng 6 kim tự tháp, 3 kim tự tháp cao chót vót (Khufu, Khafre và Menkaure) và 3 kim tự tháp nhỏ hơn, cộng với bức tượng nhân sư khổng lồ là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch.
Vài nghìn năm trên Trái đất vẫn không tiết lộ hết bí mật của Kim tự tháp. Được xây dựng từ 2,3 triệu khối đá kết dính chặt chẽ với tổng trọng lượng 5,9 triệu tấn. Đặc biệt, mỗi khối đá nặng từ 2-30 tấn, thậm chí có khối nặng 50 tấn.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không thể hiểu được người Ai Cập cổ đại đã sử dụng phương tiện gì để vận chuyển và xây dựng một công trình có khối lượng lớn như vậy. Ngoài ra, quần thể kim tự tháp Giza còn có những thách thức về địa lý khiến các nhà thiên văn không thể giải mã.
Nằm ở trung tâm lục địa Trái đất
Nhiều người coi Đại kim tự tháp Giza là một trong những “tượng đài khoa học” lâu đời nhất, vĩ đại nhất và hoàn hảo nhất trên Trái đất, được tạo ra từ hàng nghìn năm trước.
Nó không chỉ là một kỳ quan về kiến trúc và kỹ thuật, mà còn là một kỳ quan địa lý bởi Kim tự tháp Giza nằm ở điểm giao nhau giữa đường kinh tuyến dài nhất và vĩ tuyến dài nhất thế giới.
Nằm thẳng với vành đai của chòm sao Orion
3 kim tự tháp Khufu, Khafre và Menkaure tạo thành một đường thẳng hoàn hảo trên mặt đất. Đồng thời, chúng còn nằm thẳng hàng với 3 ngôi sao tạo nên chòm sao Thắt lưng của Orion. Giả thuyết này lần đầu tiên được Robert Bauval đưa ra vào năm 1983.
Theo mô hình tính toán trên máy tính, tượng Nhân Sư lớn và ba Kim tự tháp tại Giza tương thích với đai Orion vào năm 10.450 trước Công Nguyên.
Nhà khảo cổ học và kỹ sư người Mỹ Glen Dash đã đưa ra một ý tưởng khác, đơn giản hơn. Nghiên cứu của ông cho rằng người Ai Cập khoảng 4.500 năm trước có thể đã sử dụng điểm Thu phân để đạt được sự thẳng hàng hoàn hảo đó.
Điểm Thu phân được coi là thời điểm xuất hiện hai lần trong một năm (Xuân phân và Thu phân), khi mặt phẳng của đường xích đạo của Trái đất đi qua tâm của đĩa Mặt trời, và độ dài của ngày và đêm tương đối bằng nhau.
Các phép đo điểm phân trước đây đã bị coi là một phương pháp căn chỉnh thẳng hàng có thể… bỏ qua, vì người ta cho rằng nó sẽ không cung cấp đủ độ chính xác. Nhưng công trình nghiên cứu của Glen Dash đã chỉ ra rằng có một cách mà việc sử dụng điểm phân có thể hoạt động – đó là sử dụng gnomon – cột đồng hồ Mặt trời.
Để khám phá ra điều này, Glen Dash thực sự đã thực hiện thí nghiệm của riêng mình, bắt đầu vào ngày đầu tiên của điểm Thu phân năm 2016 – rơi vào ngày 22 tháng 9 năm 2016 – và sử dụng một gnomon để tạo ra một cái bóng.
Nhà khảo cổ theo dõi điểm của cái bóng trong những khoảng thời gian đều đặn, tạo thành một đường cong mượt mà nối các điểm với nhau. Và vào cuối ngày, với một đoạn dây căng quấn quanh cây cột, Glen Dash đã chặn được hai điểm của đường cong và tạo ra một đường thẳng gần như hoàn hảo chạy theo hướng Đông – Tây.
Đây còn được gọi là phương pháp vòng tròn Ấn Độ. Hãy xem nó hoạt động qua hình ảnh dưới đây:
Glen Dash chỉ ra rằng mức độ sai số tương tự như sai số nhỏ được tìm thấy trong sự thẳng hàng của các kim tự tháp Khufu, Khafre và Menkaure ở Giza.
Thử nghiệm được tiến hành ở bang Connecticut, Mỹ nhưng Glen Dash cho biết điều tương tự sẽ có hiệu quả ở Ai Cập.
Trên thực tế, tất cả những người Ai Cập cổ đại đều cần phải căn chỉnh các kim tự tháp vào một ngày nắng, trời quang mây tạnh, Glen Dash giải thích. Ông nói thêm rằng người Ai Cập có thể tính ra điểm Thu phân bằng cách đếm 91 ngày về sau kể từ ngày hạ chí.
Mặc dù nghiên cứu của nhà khảo cổ người Mỹ hết lòng vì các nghiên cứu kim tự tháp Ai Cập cho thấy rằng kỹ thuật này có thể được sử dụng để căn chỉnh độ thẳng hàng của các kim tự tháp, thì chúng ta vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng chắc chắn nào cho thấy người Ai Cập cổ đại đã làm như vậy.
“Thật không may, người Ai Cập để lại cho chúng tôi rất ít manh mối. Không có tài liệu kỹ thuật hoặc bản thảo kiến trúc nào đưa ra giải thích kỹ thuật chứng minh cách người Ai Cập cổ đại căn chỉnh bất kỳ ngôi đền hoặc kim tự tháp nào của họ”, Glen Dash viết.
Mặc dù chúng ta có thể không bao giờ biết điều gì thực sự đã xảy ra, nhưng giả thuyết này tạo ra một điểm thú vị – rằng một thứ đơn giản như lập bản đồ bóng đổ trong thời điểm Thu phân có thể đủ tinh vi để sắp xếp một số cấu trúc cổ đại dễ nhận biết nhất của nhân loại.
Bí ẩn tam trùng
Theo History.com, thế giới tồn tại một “Bí ẩn Tam trùng” dị thường. Có 3 khu vực bí ẩn bậc nhất thế giới là Kim tự tháp Giza, “Vùng lặng” (Silent Zone) ở Mexico và Tam giác quỷ Bermuda (ở Đại Tây Dương) nằm trên cùng một đường thẳng trên Trái đất.
“Vùng lặng” có khả năng vô hiệu hóa mọi loại sóng âm, điện thoại. Tam giác quỷ Bermuda thì là nơi biến mất bí ẩn của hàng loạt tàu thuyền, máu bay.
Giza hướng về cực bắc của Trái đất chuẩn nhất
Một điều thú vị nữa là quần thể Kim tự tháp Giza quay mặt đúng về điểm cực bắc của Trái đất. Công trình này hướng về Cực bắc chuẩn xác hơn bất cứ công trình nào trên thế giới.
Dù được xây dựng từ hàng nghìn năm trước nhưng kim tự tháp chỉ lệch so với điểm Cực bắc 0,05 độ. Nguyên nhân là do điểm Cực bắc thay đổi theo thời gian. Vào lúc hoàn tất, nó hướng về đúng điểm này.