• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
No Result
View All Result
Trang chủ Khám phá Khám phá khoa học

Giải mã cách đặt tên đường ở Hà Nội: Sự thật bất ngờ không phải ai cũng biết!

6 tháng trước
trong Khám phá khoa học
Thời gian đọc: 11 phút
0 0
A A
0
Giải mã cách đặt tên đường ở Hà Nội - ảnh 7

Đây là những nhân vật nổi tiếng và có đóng góp lớn cho khởi nghĩa và triều đại Tây Sơn.

1
CHIA SẺ
3
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

“Dùng tên danh nhân để đặt tên phố là nét đặc biệt của Việt Nam”... Nếu chịu khó để ý, người ta sẽ nhận ra đằng sau cách đặt tên đường ở Hà Nội là những kiến thức văn hóa, lịch sử.

Nội dung bài viết

  1. Bối cảnh lịch sử đằng cách đặt tên đường ở Hà Nội – thủ đô Việt Nam
  2. Cách đặt tên các con phố chính ở Hà Nội
    1. 1. Cụm “truyền thuyết-cổ đại”: Bao quanh Hồ Tây gồm Lạc Long Quân, Âu Cơ, An Dương Vương, Hùng Vương
    2. 2. Cụm “chống Bắc thuộc”
    3. 3. Cụm “thời đầu tự chủ, độc lập”
    4. 4. Cụm “nhà Trần”
    5. 5. Cụm “khởi nghĩa chống giặc Minh”
    6. 6. Cụm “nhà Lê”
    7. 7. Cụm “Tây Sơn”
    8. 8. Cụm “Chống Pháp thời Nguyễn” – “Cần Vương”
    9. 9. Cụm “bạo động chống Pháp”
    10. 10. Cụm “Trí thức Ái quốc”
    11. 11. Cụm “Văn học Giáo dục”

“Hà Nội 36 phố phường”, những người con xa quê vẫn luôn nhớ tới Hà Nội với những con đường tên gọi thân thương: Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Trịnh Công Sơn … nhưng không phải ai, kể cả người Hà Nội gốc, cũng nắm được hết những điều thú vị đằng sau cách đặt tên đường ở Hà Nội.

Bối cảnh lịch sử đằng cách đặt tên đường ở Hà Nội – thủ đô Việt Nam

Giải mã cách đặt tên đường ở Hà Nội - ảnh 1
Đường phố Hà Nội xưa – ảnh chụp từ thời kì Pháp thuộc.

Thời Pháp thuộc, các phố của Hà Nội được đặt tên bằng tên Pháp – tên của những nhân vật của chính quyền bảo hộ, như Paul Bert, hay Gambetta. Ngay cả hai tên tướng Pháp bỏ mạng trong trận Cầu Giấy là Francois Garnier và Henri Rivière cũng được dùng để đặt tên phố.

Giải mã cách đặt tên đường ở Hà Nội - ảnh 2
Trận Cầu Giấy (1883).

Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 20/7, bác sĩ Trần Văn Lai nhậm chức Đốc lý Hà Nội. Tới ngày 19/8 thì Cách mạng tháng Tám thành công, vì vậy nhiệm kỳ của cụ Đốc Lý Trần Văn Lai kéo dài chỉ chưa được 1 tháng. Tuy nhiên trong quãng thời gian ngắn ngủi này, cụ đã kịp đổi tên cho các con phố ở Hà Nội.

Điều tuyệt diệu ở chỗ, cụ Trần Văn Lai không hề đặt tên một cách ngẫu hứng mà sắp xếp tên các tuyến phố theo cụm cực kì hợp lý, có chủ đích và có giá trị lịch sử (điều này sẽ được chứng minh ở phía dưới). Đến khi Hà Nội được giải phóng, các phố của Hà Nội vẫn được giữ lại những cái tên cụ Lai đã đặt. Sau này, với các đường phố mới, các nhà chức trách cũng noi theo cách đặt của cụ Lai.

Cách đặt tên các con phố chính ở Hà Nội

Ngoại trừ cách tuyến phố lâu đời đã có tên tiếng Việt từ thời xa xưa như Tràng Thi, Lò Sũ, Lò Đúc … các phố có từ thời Pháp thuộc sau khi được cụ Trần Văn Lai đặt tên đều có những quy tắc chung theo dòng thời gian như sau:

1. Cụm “truyền thuyết-cổ đại”: Bao quanh Hồ Tây gồm Lạc Long Quân, Âu Cơ, An Dương Vương, Hùng Vương

Đây là 4 cái tên những nhân vật trong truyền thuyết/ lịch sử cổ đại của Việt Nam được tôn thờ rộng rãi trong văn hoá đại chúng.

2. Cụm “chống Bắc thuộc”

  • Phía dưới Hồ Gươm: Hai Bà Trưng, Bà Triệu.
  • Song song với đoạn phía nam Bà Triệu: Mai Hắc Đế, Triệu Việt Vương
  • Song song với đoạn phía bắc Bà Triệu: Triệu Quốc Đạt, Phùng Hưng, Lý Nam Đế
  • Song song nhưng xa hơn một chút: Khúc Hạo
Giải mã cách đặt tên đường ở Hà Nội - ảnh 3
Phố Bà Triệu – Hà Nội (Ảnh: Kenh14).

Đây là tên các danh nhân trong thời kì chống Bắc thuộc. Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ là hai đường cũng được đặt tên theo danh nhân thời kì chống phía Bắc đô hộ nhưng sau này mới được đặt tên do quận Cầu Giấy được thành lập sau.

3. Cụm “thời đầu tự chủ, độc lập”

Đông Hồ Gươm: Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Ngô Quyền. Đây là tên 3 vị vua có công lớn trong thời kì đầu của độc lập tự chủ.

Cắt Bà Triệu ở phía dưới: Lê Đại Hành và phố này giao với Hoa Lư và Đại Cồ Việt ở hai đầu. Lê Đại Hành là vua thời Tiền Lê và Hoa Lư là kinh đô của Đại Cồ Việt dưới thời Đinh- Tiền Lê.

Giải mã cách đặt tên đường ở Hà Nội - ảnh 4
Phố Lê Phụng Hiểu – quận Hoàn Kiếm.

Giao với Lý Thái Tổ và gần với ngã 6 Tràng Tiền: Lê Phụng Hiểu, Lý Đạo Thành, Tông Đản, Lý Thường Kiệt. Đây là têncác danh thần thời Lý. Lý Quốc Sư cũng là một danh nhân thời Lý, phố Lý Quốc Sư tuy cũng ở gần Hồ nhưng ở phía bên kia do ở đó có Đền Lý Quốc Sư (chùa Lý Triều Quốc Sư).

4. Cụm “nhà Trần”

Lấy đường to Trần Hưng Đạo làm mốc.

Giải mã cách đặt tên đường ở Hà Nội - ảnh 5
Google Maps đường Trần Hưng Đạo.

Xung quanh và giao cắt Trần Hưng Đạo: Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, Dã Tượng, giao với Yết Kiêu là Đỗ Hành.

Cuối Trần Hưng Đạo gần bờ đê: Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái, Chương Dương Độ, Hàm Tử Quan, Tây Kết, Vạn Kiếp, Vân Đồn, Bạch Đằng.

Đây là những danh nhân trong hai cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 2 và 3 của nhà Trần (Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Nguyễn Khoái, Đỗ Hành), và các địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến (Chương Dương Độ, Hàm Tử Quan, Tây Kết, Vạn Kiếp, Vân Đồn, Bạch Đằng).

Cụm này cách đặt tên đường phố cũng dụng ý nhất. Trần Hưng Đạo cuối đời về Vạn Kiếp, mà con đường nối với cuối đường Trần Hưng Đạo là Vạn Kiếp. Các tướng gắn với chiến công nào thì tên cũng gần với đường phố có tên địa danh đấy: Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái với Tây Kết – Hàm Tử, Trần Khánh Dư với Vân Đồn, Trần Quang Khải với Chương Dương Độ

2 đường nối nhau rồi giao cắt với Trần Hưng Đạo: Lê Văn Hưu, Hàn Thuyên (Lê Văn Hưu, Hàn Thuyên là những danh sĩ đời nhà Trần)

Giao với đoạn phía nam Nguyễn Khoái: Trần Khát Chân. Đây là tên các danh tướng chống Chiêm Thành cuối đời Trần. Riêng tên của Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ mãi sau này mới dùng để đặt nên hai phố này không nằm ở cụm này.

5. Cụm “khởi nghĩa chống giặc Minh”

Gần hồ Trúc Bạch: Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, Đặng Dung, Nguyễn Biểu. Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân cùng nhau khởi nghĩa, tôn Trần Ngỗi lên làm minh chủ chống giặc Minh. Khi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân chết, Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị tôn Trần Quý Khoáng lên tiếp tục khởi nghĩa. Nguyễn Biểu từng làm quan nhà Trần, sau theo phò Trần Quý Khoáng chống Minh ( do mãi sau này mới có phố Nguyễn Cảnh Dị nên ở xa hơn)

Giải mã cách đặt tên đường ở Hà Nội - ảnh 6
Phố Đặng Tất.

6. Cụm “nhà Lê”

Chạy kề phía Tây Hồ Gươm: Lê Thái Tổ. Xung quanh hồ, hướng về Hồ Gươm là các con phố: Lê Lai, Lê Thạch, Đinh Liệt, Đinh Lễ, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Xí. Lê Thái Tổ gắn với sự tích trả gươm, còn những danh nhân kia là các tướng nổi tiếng trong khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh của Lê Thái Tổ.

Gần Lê Thái Tổ: Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông là vị vua trị nước giỏi nhất của nhà Lê nói riêng và trong lịch sử phong kiến VN nói chung.

7. Cụm “Tây Sơn”

Cụm này được hình thành sau nên hơi xen kẽ một chút với cụm “độc lập tự chủ”. Các phố song song với nhau: Quang Trung, Lê Ngọc Hân, Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở, Bùi Thị Xuân, Phan Huy Chú.

Giải mã cách đặt tên đường ở Hà Nội - ảnh 7
Đây là những nhân vật nổi tiếng và có đóng góp lớn cho khởi nghĩa và triều đại Tây Sơn.

Cụm này còn có một nhóm nhỏ phố khác ở xung quanh Tượng đài Quang Trung và Gò Đống Đa: Tây Sơn, Trần Quang Diệu, Đặng Tiến Đông (phường Quang Trung – quận Đống Đa)

8. Cụm “Chống Pháp thời Nguyễn” – “Cần Vương”

Quanh di tích thành Hà Nội: Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương. Đây là 2 vị quan nhà Nguyễn thủ thành Hà Nội trong hai lần Pháp đưa quân đánh ra Bắc.

Giải mã cách đặt tên đường ở Hà Nội - ảnh 8
Thành Cửa Bắc.

Cụm “Cần Vương”: Khu vực Ba Đình – gần phố cổ: Tôn Thất Thiệp, Tôn Thất Đảm, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Tống Duy Tân, Tạ Hiện, Nguyễn Quang Bích, Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Thiện Thuật, Đốc Ngữ, Lê Trực. Tất cả ở trên đều là những nhân vật nổi dậy khởi nghĩa, hưởng ứng phong trào “Cần Vương” giúp vua Hàm Nghi chống Pháp. Bản thân tên quận – Ba Đình cũng là tên khởi nghĩa của thời kì này. Tuy nhiên 2 người khởi xướng “Cần Vương” là Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết mãi sau này mới được đặt tên đường nên ở phía khác.

9. Cụm “bạo động chống Pháp”

Gần cụm Cần Vương trên: Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Đội Cấn, Đội Nhân – Tên những người lãnh đạo các cuộc bạo động chống Pháp sau giai đoạn Cần Vương. Ngoài ra còn có ngõ Yên Thế là tên khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám.

Giải mã cách đặt tên đường ở Hà Nội - ảnh 9
Phố Nguyễn Thái Học.

10. Cụm “Trí thức Ái quốc”

Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Đặng Thái Thân, Ấu Triệu, Lương Văn Can, Lương Ngọc Quyến. Đây là tên các vị trí thức muốn cải tổ, nâng cao tri thức cho người Việt thời Pháp thuộc. Lương Văn Can là một trong những người khởi xướng Đông Kinh Nghĩa Thục nên ở đoạn phố đó có Quảng trường cùng tên.

Giải mã cách đặt tên đường ở Hà Nội - ảnh 10
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục xưa và nay.

11. Cụm “Văn học Giáo dục”

Gần Văn Miếu – Quốc Tử Giám, ngoài hai phố Văn Miếu, Quốc Tử Giám là các phố mang tên của:

Các nhà giáo dục, sử học: Chu Văn An, Nguyễn Như Đổ, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên

Các nhà thơ văn trung đại: Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn, Phan Văn Trị… Sau này, những người có đóng góp to lớn với cách mạng, với chính phủ VNDCCH, cũng như kháng chiến chống Pháp- Mỹ sau này cũng được lấy tên đặt cho đường phố.

Giải mã cách đặt tên đường ở Hà Nội - ảnh 11
Phố Chu Văn An.

Những người đặt tên sau đó cũng noi theo quy tắc trên để đặt cho một số cụm như:

Tiền cách mạng tháng 8

Gần quảng trường Ba Đình là các đường Bắc Sơn (khởi nghĩa), Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ. Đây là những người có đóng góp to lớn cho thành công của cách mạng tháng 8 sau này.

Cụm “xây dựng VNDCCH”

Các phố mang tên các danh nhân y khoa như Hồ Đắc Di, Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng, Trần Hữu Tước, Phạm Ngọc Thạch, Hoàng Tích Trí quanh quanh khu vực ĐH Y – Bạch Mai. Tên các nhà khoa học tự nhiên, xã hội cũng như kỹ sư như Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Đào Duy Anh, Lương Định Của, … ở quanh khu vực ĐH Bách Khoa.

Đây là những người góp phần xây dựng khoa học kĩ thuật giáo dục của nước nhà cho nước Việt Nam non trẻ.

Cụm “nhà văn”

Quận Đống Đa – Thanh Xuân, khu vực Láng là các đường phố mang tên nhà văn như: Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, …

Cụm “tướng quân đội”

Ở Trường Chinh có doanh trại quân đội, xung quanh là các phố mang tên các tướng nổi tiếng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp- Mỹ: Vương Thừa Vũ, Nguyễn Ngọc Nại, Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái…

Và còn rất nhiều người có công với Cách Mạng, Đảng/ Nhà nước được đặt tên cho đường phố gần nhau nữa như Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Thanh Nghị, …

Lôi “ cạ cứng” đi ăn ngay Top 5 món ăn vặt nổi nhất Hà Nội

Hà Nội chuẩn bị vào thu, rủ ngay cạ cứng đi thử những món ăn vặt nổi nhất Hà Nội này ngay thôi. Nem chua rán bà cụNội dung bài viếtBối cảnh lịch sử...

Bạn đã biết cách ăn Cốm chuẩn vị Hà Nội chưa?

Mỗi khi vào thu, Hà Nội lại thơm ngát mùi hương của cốm – một món ăn vặt gây thương nhớ. Dù bây giờ, cốm được bán quanh năm, nhưng mỗi độ chuyển tiết...

5 quán cơm ngon ” chuẩn cơm mẹ nấu” tại Hà Nội

Những quán cơm ngon với cá kho tộ, rau luộc, canh chua,.. giúp thực khách thưởng thức một bữa cơm nhà đúng vị. Không gian ấm cúng, dân dã, thoáng mát gợi nhớ về...
Đánh giá bài viết
Từ khóa: cách đặt tên đường Hà Nộicách đặt tên đường tại hà nộicách đặt tên phố ở hà nộiHà Nội 36 phố phườngsự thật về các tên đường ở hà nội
ShareTweetPin1
Bài trước

Cuồng dâm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài tiếp theo

Top 6 sự thật thú vị về làng cổ Cửu Phần nổi tiếng

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Vị trí đặc biệt của những chú mèo đối với người Ai Cập cổ đại - Ảnh 1
Khám phá khoa học

Vị trí đặc biệt của những chú mèo đối với người Ai Cập cổ đại

07/02/2023
2
Người Ai Cập cổ đại ướp xác không phải để bảo quản thi thể mà vì mục đích hoàn toàn khác này - Ảnh 1
Khám phá khoa học

Người Ai Cập cổ đại ướp xác không phải để bảo quản thi thể mà vì mục đích hoàn toàn khác này

07/02/2023
4
Khung cảnh thực sự xung quanh các kỳ quan bậc nhất thế giới - ảnh 6
Khám phá khoa học

Khung cảnh thực sự xung quanh các kỳ quan bậc nhất thế giới

07/10/2022
0
Sở hữu Ngọa Long - Phượng Sồ, vì sao Lưu Bị vẫn tuột tay thiên hạ - ảnh 5
Khám phá khoa học

Sở hữu Ngọa Long – Phượng Sồ, vì sao Lưu Bị vẫn “tuột tay” thiên hạ?

07/10/2022
0
10 điều quái gở khó tin mà người cổ đại từng cho là bình thường trong quá khứ - ảnh 3
Khám phá khoa học

10 điều quái gở khó tin mà người cổ đại từng cho là bình thường trong quá khứ

07/10/2022
5
Bí kíp "thao túng tâm lý" giúp bạn thuyết phục được người khác - ảnh 1
Khám phá khoa học

Bí kíp “thao túng tâm lý” giúp bạn thuyết phục được người khác

07/10/2022
5
Phát hiện đại dương thứ 6 trên Trái đất sở hữu thể tích gấp 3 lần tất cả các đại dương cộng lại - ảnh 1
Khám phá khoa học

Phát hiện “đại dương thứ 6” trên Trái đất sở hữu thể tích gấp 3 lần tất cả các đại dương cộng lại?

04/10/2022
4
Giải mã bí ẩn về chủng tộc của người Ai Cập cổ đại - ảnh 1
Khám phá khoa học

Giải mã bí ẩn về chủng tộc của người Ai Cập cổ đại

03/10/2022
7
Kim tự tháp Khufu được xây dựng như thế nào? Các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra sự thật - ảnh 1
Khám phá khoa học

Kim tự tháp Khufu được xây dựng như thế nào? Các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra sự thật!

03/10/2022
10
Sốc khi bộ não bị đánh cắp của nhà bác học Einstein nằm trong... lọ xốt mayonnaise
Khám phá khoa học

Sốc khi bộ não bị đánh cắp của nhà bác học Einstein nằm trong… lọ xốt mayonnaise

01/10/2022
7
Load More
Bài tiếp theo
Top 6 sự thật thú vị về làng cổ Cửu Phần nổi tiếng - ảnh 5

Top 6 sự thật thú vị về làng cổ Cửu Phần nổi tiếng

Kim cương hiếm hé lộ có nhiều nước ở sâu trong lòng Trái đất

Kim cương hiếm hé lộ có nhiều nước ở sâu trong lòng Trái đất

Những bức ảnh cho thấy thế giới đã thay đổi chóng mặt như thế nào chỉ trong vài năm qua - ảnh 11

Những bức ảnh cho thấy thế giới đã thay đổi chóng mặt như thế nào chỉ trong vài năm qua

Bình luận

Tiêu điểm.

Kim tự tháp ai cập xây dựng như thế nào?

6 Điều bạn cần biết: Kim tự tháp ai cập xây dựng như thế nào?

06/08/2022
24
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu - ảnh 3

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

26/08/2022
3
Robot trí tuệ nhân tạo là gì? Những loại robot AI nổi tiếng nhất - ảnh 2

Robot trí tuệ nhân tạo là gì? Những loại robot AI nổi tiếng nhất

31/08/2022
19
Một nhà nghiên cứu tìm kiếm dấu hiệu của bệnh sốt rét, Zika và các mầm bệnh khác trên một con dơi ở Uganda. (Ảnh: National Geographic)

Virus từ động vật lây sang người tiến hóa như thế nào?

12/08/2022
5
Hồ Thiên Đảo.

Thành cổ nghìn năm nằm sâu dưới đáy hồ nước sạch nhất Trung Quốc

28/08/2022
9
Trong lịch sử, lực lượng quân đội Nguyên triều được đánh giá là hùng hậu và có sức mạnh vô địch.

Sức mạnh Đại Việt nhìn từ những cái nhất của Hoàng đế Nguyên Mông

11/09/2022
3
Thay đổi thói quen con người không dễ, nhưng Ford đã làm được.

Henry Ford đã khiến thế giới chuyển từ ngựa sang ô tô bằng cách nào?

20/08/2022
4
Triệu Vân và Lã Bố ai mạnh hơn? Tào Tháo nói 4 chữ tiết lộ đáp án bất ngờ!

Triệu Vân và Lã Bố ai mạnh hơn? Tào Tháo nói 4 chữ tiết lộ đáp án bất ngờ!

17/08/2022
2
Theo tính toán, có tới 96% vật liệu được sử dụng ở 2/3 dưới của tháp.

Công trình kiến trúc kim tự tháp Ai Cập là hình chóp gì?

06/09/2022
17
Con người đang tiến dần tới thời điểm diệt vong ảnh 3

Con người đang tiến dần tới thời điểm diệt vong?

23/09/2022
9
Thuyết Big Bang mô tả rằng vũ trụ được hình thành cách đây 14 tỷ năm.

Liệu thuyết Big Bang có thể sai?

22/08/2022
2

Bài viết xem nhiều.

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của Kẻ hủy diệt

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của “Kẻ hủy diệt”

21/09/2022
966
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

22/09/2022
354
Giật mình phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 7

Giật mình với phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập

21/09/2022
247
Khám phá Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Khám phá kim tự tháp Ai Cập cổ đại với những điều ít biết

31/08/2022
189
Chó Husky. Ảnh: Internet

Top 10 giống chó nguy hiểm bị “cấm” trên thế giới

24/08/2022
135
Lịch sử ngôn ngữ lập trình

Lịch sử ngôn ngữ lập trình

31/08/2022
135
Trường Bình Công Chúa. Ảnh minh họa

Cuộc đời bi thảm của Trường Bình Công Chúa

26/08/2022
131
Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

02/09/2022
123
Top 10 sinh vật “đáng sợ” trong rừng nhiệt đới Amazon, rắn và nhện lớn nhất thế giới đã có mặt tại đây!

Top 10 sinh vật “đáng sợ” trong rừng nhiệt đới Amazon, rắn và nhện lớn nhất thế giới đã có mặt tại đây!

25/08/2022
119
Một vòng thế giới: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In