• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
No Result
View All Result
Trang chủ Khám phá Đại dương học

“Đại vương” săn mồi của vùng biển Nhật: Thân hình “bé bự”, thống trị ở độ sâu 2.000 mét nước

6 tháng trước
trong Đại dương học
Thời gian đọc: 5 phút
0 0
A A
0
Chiếc miệng đầy răng là vũ khí đáng sợ của các "võ sĩ" đại dương này.

Chiếc miệng đầy răng là vũ khí đáng sợ của các "võ sĩ" đại dương này.

0
CHIA SẺ
5
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Cá nhám yokozuna có lẽ là loài cá có xương lớn nhất sống dưới đáy sâu mà loài người biết đến.

“Đại vương” với thân hình to lớn thống trị biển sâu

Các nhà khoa học Nhật đã ghi được cảnh quay hiếm của một con cá nhám có xương đen trùi trũi, thân hình to lớn. Con cá này được coi là giống cá biển sâu lớn nhất từng thấy, theo Cơ quan Khoa học và Công nghệ Hải dương-Trái Đất Nhật Bản (JAMSTEC).

Các nhà khoa học tính toán "đại vương" hải dương này có kích thước tới 2,5m.
Các nhà khoa học tính toán “đại vương” hải dương này có kích thước tới 2,5m.

Theo các nhà khoa học tại JAMSTEC, con cá này mới được công nhận là loài mới hồi tháng 1 năm ngoái và là kẻ săn mồi đỉnh cao trong vùng biển sâu vịnh Suruga. Để chụp ảnh một con cá đặc biệt “bé bự”, họ đã dụ nó vào một lồng chứa nằm sâu 2km dưới đáy biển, 400km ngoài khơi vịnh Suruga.

Sau khi đã dụ được vài con cá nhám yokozuna vào lồng, họ quan sát xem chúng làm gì và ước tính kích thước. Theo đó, một con cá “đại vương” đã lùa các con cá khác khỏi chỗ đồ ăn để nó đánh chén. Các nhà khoa học tính toán “đại vương” hải dương này có kích thước tới 2,5m, là ngoại cỡ ngay cả với những con cùng loài.

Yoshihiro Fujiwara, một nhà nghiên cứu chính về sinh học biển sâu tại JAMSTEC cho biết: “Con cá được phát hiện lần này lớn đến mức chúng tôi phải tính đi tính lại nhiều lần”. Ông cũng cho biết rất có thể còn có nhiều cư dân đại dương bí ẩn khác sống dưới biển sâu, tương tự con cá nhám này nhưng chưa được tìm ra.

Ảnh một cá thể cá nhám yokozuna do JAMSTEC cung cấp.
Ảnh một cá thể cá nhám yokozuna do JAMSTEC cung cấp.

Đến nay, có 6 con cá nhám yokozuna đã bị bắt, nhưng con lớn nhất cũng chỉ được coi là “tí nị” so với con ngoại cỡ trên, với kích thước 1,4m.

Trước “đại vương” cá nhám này, loài cá lớn nhất được tìm ra sống dưới đáy biển sâu là con cá đuôi chuột grenadier. Cá thể to lớn nhất của con cá có tên kỳ lạ này có chiều dài 2,1m.

Phát hiện lý thú và cái tên đầy vinh dự

Việc tìm ra loài cá đặc biệt này và đặt tên cho nó cũng là một câu chuyện thú vị. Một ngày mùa đông nắng ráo, nhà hải dương học Yoshihiro Fujiwara đang đo đạc, quan sát lũ cá chồn mập lùn như bao ngày bình thường khác thì bỗng dưng một tiếng huyên náo nổ ra trên thuyền.

Thủy thủ đoàn của con tàu nghiên cứu vừa bắt gặp một loại cá có ngoại hình kỳ dị, to lớn.

“Ồ! Ta có một con cá vây tay này!” – khi đưa cá thể trên lên tàu, kích thước của nó khiến các thủy thủ đoàn ngạc nhiên đến mức bỗng dưng nhớ đến một loài “hóa thạch sống” vốn chỉ tìm thấy ở châu Phi và Indonesia.

JAMSTEC đang nghiên cứu một cá thể qua máy quét.
JAMSTEC đang nghiên cứu một cá thể qua máy quét.

Tuy nhiên, Fujiwara có chút nghi ngờ vì khu vực vịnh Suruga này vốn có rất đông cư dân đại dương tụ tập sinh sống. Hơn nữa, các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu rộng về địa bàn này từ thế kỷ 19 nên ông nghĩ hẳn phải có ai đó đã tìm được con cá này trước đây rồi.

Ngạc nhiên là Fujiwara đã nhầm! Sau khi tra cứu tài liệu, kiểm tra chéo với các đồng nghiệp khắp thế giới, nhóm của ông tại JAMSTEC phát hiện ra con cá mồm đầy răng, thân hình bự con với cái đầu như hình ngọn giáo này là một loài hoàn toàn mới – một phát kiến sinh học.

Sau khi phát hiện thêm vài cá thể khác, họ quyết định bảo tồn chúng trong hóa chất hoặc tủ đông để tiện nghiên cứu sau này. Sử dụng các phương pháp khoa học, họ tìm ra nó là một loại cá nhám – một bộ cá phân bố rộng khắp toàn cầu.

Vấn đề là, lũ cá này có kích thước đột biến. Trong khi các anh em họ hàng của chúng chỉ khoảng 35cm, nhóm cá này dài đến trung bình 1,4 mét và nặng 25kg – ngang với một đứa trẻ nhỏ. Cần biết kích thước như vậy, đặc biệt như con cá “đại vương” 2,5m kể trên, là vô cùng hiếm gặp ở các loài sống dưới sâu hơn 2.000m nước.

Chiếc miệng đầy răng là vũ khí đáng sợ của các "võ sĩ" đại dương này.
Chiếc miệng đầy răng là vũ khí đáng sợ của các “võ sĩ” đại dương này.

Nhờ kích thước đó, lũ cá này được vinh dự mang tên “yokozuna” – cấp cao nhất trong hệ thống võ sĩ sumo truyền thống của Nhật. Nhưng kích thước là chưa đủ để nói lên năng lực “chiến binh” của nó. Nhóm cá này có thân hình vạm vỡ, khỏe mạnh và chế độ ăn “dũng mãnh” hơn những họ hàng tầm thường chỉ đi săn sứa với phù du.

Cá nhám yokozuna không thèm những món “thức ăn” tầm thường và yếu đuối ấy; chúng săn các loài cá khác và thậm chí “xơi” cả xác sinh vật biển. Hơn nữa, chúng cũng là những “vận động viên” bơi kỳ cựu và có thể bơi rất xa, đối lập với hơn 100-có-lẻ người anh em cùng bộ cá nhám.

Chưa hết, bộ vũ khí của nó còn là một “rừng gươm giáo” với 80-100 chiếc răng sắc nhọn, sẵn sàng hủy diệt mọi kẻ thù. Với đặc tính sinh học như vậy, cá nhám yokozuna có thể được ví như sư tử hoặc cá voi sát thủ phiên bản biển sâu.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bí ẩn về loài cá biển sâu này mà các nhà khoa học vẫn khao khát tìm hiểu thêm.

5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa: cá có xương lớn nhất dưới đáy biểncá nhámCá nhám yokozunaJAMSTECloài cá biển sâuloài cá nhám mớivịnh SurugaYoshihiro Fujiwara
ShareTweetPin
Bài trước

Những hiện tượng thiên văn hiếm gặp nhất thế giới

Bài tiếp theo

Cường độ từ trường toàn cầu đã giảm 9%, liệu Trái đất sẽ đi theo cách giống như sao Hỏa?

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Vùng biển bí ẩn được ví với Bermuda: 4 bề không gió nhưng tàu thuyền qua là biến mất kỳ lạ - ảnh 1
Đại dương học

Vùng biển bí ẩn được ví với Bermuda: 4 bề không gió nhưng tàu thuyền qua là biến mất kỳ lạ

07/09/2022
4
Cá mặt quỷ lẩn mình dưới cát biển.
Đại dương học

Thợ lặn hốt hoảng đối mặt với cá mặt quỷ dưới đáy đại dương

22/08/2022
2
Dưới biển sâu có vô số những sinh vật kì lạ.
Đại dương học

Khe vực Mariana – Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

25/08/2022
15
Trong một vụ cá mậptấn công và cướp đi tính mạng của ít nhất 150 người.
Đại dương học

Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!

15/08/2022
6
Bãi biển mini ở Australia. (Ảnh: Southaustralia).
Đại dương học

Vùng biển “kỳ cục” nhất thế giới, chỉ 1 người tắm một lần mà khách vẫn xếp hàng tấp nập

15/08/2022
1
Bạch tuộc Casper đẻ trứng trên hải miên. (Ảnh: Monterey Bay Aquarium Research Institute).
Đại dương học

Bí ẩn chưa thể giải đáp về bạch tuộc ma Casper

13/09/2022
6
Load More
Bài tiếp theo
Từ trường yếu sẽ làm suy yếu tầng ôzôn, sẽ làm tăng nguy cơ con người tiếp xúc với tia cực tím.

Cường độ từ trường toàn cầu đã giảm 9%, liệu Trái đất sẽ đi theo cách giống như sao Hỏa?

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư buồng trứng

15 dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư sớm bạn cần biết

Tượng nhân sư Giza – một trong các kiến trúc kim tự tháp Ai Cập nổi bật

Khám phá kiến trúc kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Bình luận

Tiêu điểm.

Phát hiện đại dương thứ 6 trên Trái đất sở hữu thể tích gấp 3 lần tất cả các đại dương cộng lại - ảnh 1

Phát hiện “đại dương thứ 6” trên Trái đất sở hữu thể tích gấp 3 lần tất cả các đại dương cộng lại?

04/10/2022
3
Tinh vân Orion chụp bởi kính viễn vọng Hubble. (Ảnh: ESA).

Chiêm ngưỡng tinh vân Orion đẹp như tranh vẽ

18/08/2022
1
Một bản vẽ mô phỏng di tích Gunung Padang.

Bạn biết gì về Gunung Padang – “Kim Tự Tháp 20 nghìn năm tuổi” vô cùng bí ẩn

24/09/2022
47
Sự thật về loại thuốc trường sinh bất lão giết chết Tần Thủy Hoàng

Sự thật về loại thuốc “trường sinh bất lão” giết chết Tần Thủy Hoàng

06/09/2022
1
Kinh hoàng những bộ lạc ăn thịt người ảnh 1

Kinh hoàng những bộ lạc ăn thịt người

23/09/2022
28
10 điều quái gở khó tin mà người cổ đại từng cho là bình thường trong quá khứ - ảnh 3

10 điều quái gở khó tin mà người cổ đại từng cho là bình thường trong quá khứ

07/10/2022
4
Bộ lạc ăn thịt người ở New Guinea: Chia sẻ vợ và không có rào cản tình dục - ảnh 1

Bộ lạc ăn thịt người ở New Guinea: Chia sẻ vợ và không có rào cản tình dục

21/09/2022
17
Nguyên mẫu thử nghiệm của mẫu tàu ngầm trên mặt nước. (Ảnh: Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Nam Ninh)

Trung Quốc phát triển tàu ngầm không người lái bay được

10/09/2022
2
Phân biệt dấu hiệu mắc Adenovirus với bệnh cảm cúm thông thường - ảnh 1

Phân biệt dấu hiệu mắc Adenovirus với bệnh cảm cúm thông thường

18/09/2022
6
Phong tục đón Tết Trung thu độc đáo khắp thế giới - ảnh 1

Phong tục đón Tết Trung thu độc đáo khắp thế giới

02/09/2022
1
Bị chó cắn vào đuôi, cá sấu khổng lồ hoảng hốt tháo chạy

Bị chó cắn vào đuôi, cá sấu “khổng lồ” hoảng hốt tháo chạy

04/09/2022
3

Bài viết xem nhiều.

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của Kẻ hủy diệt

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của “Kẻ hủy diệt”

21/09/2022
966
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

22/09/2022
353
Giật mình phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 7

Giật mình với phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập

21/09/2022
245
Khám phá Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Khám phá kim tự tháp Ai Cập cổ đại với những điều ít biết

31/08/2022
188
Lịch sử ngôn ngữ lập trình

Lịch sử ngôn ngữ lập trình

31/08/2022
134
Chó Husky. Ảnh: Internet

Top 10 giống chó nguy hiểm bị “cấm” trên thế giới

24/08/2022
133
Trường Bình Công Chúa. Ảnh minh họa

Cuộc đời bi thảm của Trường Bình Công Chúa

26/08/2022
128
Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

02/09/2022
120
Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

30/09/2022
118
Một vòng thế giới: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In