Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện một đội quân chỉ 500 người đánh bại một đế chế hàng triệu dân hay chưa? Hay một gã liều mạng với 168 lính, không đồng minh, không hậu cần lại dám thách thức 80.000 chiến binh thiện chiến? Nghe giống như một bộ phim nhưng đây là lịch sử có thật. Khi người Tây Ban Nha với quân số ít đến thảm hại lại lật đổ hai đế chế hùng mạnh nhất ở châu Mỹ, Aztec và Inca. Hernán Cortés với 500 lính đối đầu đế chế Aztec đông hơn ông 200 lần về dân số và 100 lần về quân số.

Francisco Pizarro với 168 người bước vào trận chiến mà quân Inca đông gấp 500 lần. Vậy mà người Tây Ban Nha không chỉ thắng mà còn xóa sổ những nền văn minh rực rỡ, mở đường cho hàng thế kỷ thuộc địa. Làm sao một nhóm nhỏ xíu như vậy lại làm được một điều không tưởng? Câu chuyện bắt đầu vào cuối thế kỷ 15 khi châu Âu đang sôi sục với thời kỳ khám phá.
Christopher Columbus, người đã tìm ra Tân Thế Giới vào năm 1492, và Tây Ban Nha với túi tiền căng phồng từ vàng bạc cướp được đã quyết định chơi lớn. Họ muốn đất đai, muốn truyền bá Thiên Chúa giáo nhưng trên hết, họ muốn vàng. Ai cũng mê vàng.
Tin đồn về những thành phố lấp lánh như El Dorado khiến bao gã mạo hiểm sẵn sàng bỏ nhà, nhảy lên tàu, vượt biển sang Mỹ. Trong số đó có 2 người đã thay đổi lịch sử: Hernán Cortés và Francisco Pizarro. Họ không phải là hoàng tử hay tướng quân mà chỉ là những kẻ giàu tham vọng, liều mạng và cực kỳ khôn ngoan.

Năm 1519, Hernán Cortés, một anh chàng ngoài 30 từng học luật nhưng chán ngấy sách vở, đặt chân lên bờ biển Mexico. Ông ta dẫn theo đội quân nhỏ xíu chỉ khoảng 500–600 lính, 16 con ngựa và khoảng chục khẩu pháo. So với đế chế Aztec mà ông ta nhắm đến, lực lượng này chẳng khác gì một giọt nước giữa sa mạc.
Aztec dưới sự cai trị của vua Montezuma đích thị là một siêu cường thời bấy giờ. Họ kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Mexico đến Trung Mỹ với dân số hàng triệu người. Thủ đô của họ là một tuyệt tác, một thành phố nổi giữa hồ, dân số 200.000 người, đông hơn cả Paris hay London thời đó.
Chợ của họ tấp nập, đền thờ cao trót vót và những kênh rạch chằng chịt như ở Venice. Quân đội Aztec thì khỏi bàn, hàng chục nghìn chiến binh được huấn luyện từ nhỏ. Cầm một thứ vũ khí đó là một thanh gỗ gắn những lưỡi đá sắc đến mức chém một phát là có thể đứt đôi.
Nhưng Cortés có át chủ bài mà Aztec không có. Đầu tiên là công nghệ. Súng hỏa mai của ông dù bắn chậm như rùa nhưng tiếng nổ thì như sấm sét khiến đối thủ hoảng hồn.

Áo giáp làm mũi tên đá của Aztec trở thành đồ chơi. Và ngựa. Với người Aztec, họ chưa bao giờ thấy con vật nào to lớn, nhanh như vậy lại chở một gã mặc áo giáp cầm kiếm lao thẳng vào đội hình. Một kỵ binh Tây Ban Nha có thể cân cả vài chục chiến binh Aztec bằng tốc độ và sự đáng sợ.
Nhưng vũ khí không phải là tất cả. Cortés là một gã cực kỳ khôn lõi. Ông ta nhanh chóng nhận ra rằng đế chế Aztec không phải là một khối đoàn kết.
Nhiều bộ lạc bị chèn ép. Đặc biệt là có những người như Tlaxcala, những người căm ghét việc phải nộp thuế và cung cấp người cho các nghi lễ hiến tế. Một phong tục mà Aztec dùng để giữ thần dân khiếp sợ và làm vui lòng các vị thần.
Cortés, với tài ăn nói và mưu mẹo, đã biến bộ lạc này thành đồng minh. Sau vài trận đánh nhỏ, ông thuyết phục họ tham gia, mang về hàng chục nghìn chiến binh bản địa. Đột nhiên, quân đội 500 người của ông trở thành một đạo quân thực thụ với số lượng đủ khiến Aztec phải dè chừng.
Nhưng Cortés không dừng lại ở đó. Ông làm một việc điên rồ ngay từ đầu: đốt hết tàu của mình, không đường rút lui. Ông nói với lính: hoặc là thắng, hoặc là chết.
Đây là một nước cờ tâm lý. Quân của ông, dù sợ hãi, không còn cách nào khác ngoài tiến lên. Hành quân qua núi, qua rừng, Cortés đã đến được thủ đô của Aztec vào năm 1519.
Montezuma, vị vua của Aztec, đứng trước một tình huống chưa từng có. Một nhóm người lạ, da trắng, mặc áo giáp, cưỡi ngựa, xuất hiện. Một số ghi chép kể rằng vị vua này nghĩ Cortés là hiện thân của một vị thần.
Đây là một vị thần da trắng được tiên tri sẽ trở lại. Chuyện này gây tranh cãi, vì phần lớn thông tin đến từ Tây Ban Nha – nơi họ thích tô vẽ, cái gì cũng được, miễn là tô vẽ mình thành thần thánh. Có thể Montezuma chỉ tò mò, hoặc muốn tránh xung đột.
Dù sao, ông mời Cortés vào thành phố, tiếp đãi như những khách quý. Đó là một sai lầm lớn nhất của ông. Cortés, với bản tính cáo già, đã không bỏ lỡ cơ hội.
Ông và đội quân của mình được ở trong cung điện, ăn uống no say. Chỉ vài ngày sau, ông làm việc táo bạo: bắt Montezuma làm con tin. Vị vua từng được thần dân tôn trọng như thần giờ bị giam trong chính nhà của mình, buộc phải nghe theo lệnh của Cortés.
Đây là một đòn tâm lý tuyệt vời, không cần đánh trận lớn, Cortés đã kiểm soát trung tâm quyền lực của Aztec. Nhưng người Aztec cũng không phải dạng vừa.
Họ bắt đầu nghi ngờ. Và khi Cortés rời thành phố để xử lý một đội quân Tây Ban Nha khác được gửi đến bắt ông vì tự ý hành động không có lệnh vua, quân Tây Ban Nha để lại thủ đô của Aztec dưới sự chỉ huy của phó tướng Pedro de Alvarado, đã gây ra một vụ thảm sát trong lễ hội, giết hàng trăm người Aztec. Dân chúng nổi dậy, và khi Cortés trở lại, ông thấy mình bị mắc kẹt.
Đêm ngày 30 tháng 6 năm 1520, được gọi là Đêm Buồn, là một thảm họa cho người Tây Ban Nha. Người Aztec tấn công, đuổi quân Cortés ra khỏi thành phố. Cầu sập, kênh rạch đầy máu.
Vàng bạc cướp được bị bỏ lại. Gần một nửa quân Tây Ban Nha chết, và Cortés đứng trên bờ hồ, nhìn thủ đô Aztec rực rỡ, biết mình vừa mất tất cả. Nhưng ông ta không bỏ cuộc.
Ông ta rút về Tlaxcala, tập hợp lực lượng và lên kế hoạch phản công. Một yếu tố bất ngờ đã giúp ông: bệnh đậu mùa. Người châu Âu vô tình mang theo căn bệnh mà người bản địa không có miễn dịch.
Trong khi Cortés chuẩn bị, bệnh đậu mùa đã tàn phá Aztec, giết chết hàng chục nghìn người, bao gồm cả vị vua mới của Aztec. Dân số suy yếu, tinh thần rệu rã, Aztec mất đi sức mạnh vốn có. Năm 1521, Cortés trở lại với quân đội lớn hơn, gồm hàng chục nghìn chiến binh và các bộ lạc khác nữa.
Ông đã vây đối phương trong 93 ngày, cắt nguồn nước và lương thực. Thành phố tráng lệ hóa thành đống đổ nát. Người Aztec chiến đấu đến người cuối cùng nhưng không thể chống lại liên minh của Cortés và bệnh dịch.
Khi quân Tây Ban Nha tiến vào, họ thấy xác người chất đống, kênh rạch đỏ máu. Và nơi này đã chính thức sụp đổ. Cortés đứng trên đống tro tàn, tuyên bố vùng đất này là New Spain – Tây Ban Nha Mới.
Nếu chuyện của Cortés là một bộ phim sử thi, thì cuộc chinh phục đế chế Inca của Pizarro là một bộ phim ly kỳ. Pizarro là một lính đánh thuê từng lăn lộn khắp châu Mỹ, nghe tin đồn về một vương quốc đầy vàng ở Nam Mỹ. Năm 1532, ông dẫn đầu một đội quân nhỏ đến mức khó tin.
168 người, gồm 62 kỵ binh, 106 bộ binh, 4 khẩu pháo và 12 súng hỏa mai. Không đồng minh, không hậu cần, chỉ có lòng tham và sự liều lĩnh. Đối thủ của ông ta là đế chế Inca – một cỗ máy chính trị trải dài từ Ecuador đến Chile, với dân số hàng triệu người và một đội quân có thể huy động 80.000 chiến binh.
Pizarro đến lúc Inca đang rối như tơ vò. Cuộc nội chiến giữa hai anh em hoàng tử Atahualpa và Huáscar đã chia rẽ đế chế. Atahualpa vừa thắng, nhưng quân đội của ông mệt mỏi, đất nước chưa ổn định.
Pizarro, với bản tính táo bạo, quyết định đánh thẳng vào trung tâm quyền lực. Ông đã gửi lời đến Atahualpa và Atahualpa, tự tin với quân số áp đảo, đồng ý. Ông dẫn theo 80.000 người nhưng ra lệnh không mang vũ khí, có lẽ để thể hiện sự thân thiện. Nhưng đó là một sai lầm chết người.
Tháng 11 năm 1532, Pizarro giăng bẫy, quân Tây Ban Nha ẩn mình trong các tòa nhà quanh quảng trường, bất ngờ tấn công. Súng hỏa mai nổ, ngựa phi nước đại, kiếm chém lia lịa. Người Inca không quen với chiến tranh kiểu châu Âu đã hoảng loạn.
Trong vài giờ, hàng nghìn người bị giết, hàng chục nghìn người bỏ chạy, và Atahualpa bị bắt. Điều điên rồ nhất: không một lính Tây Ban Nha nào chết trong trận này. Pizarro với 168 người đã đánh bại một đội quân đông gấp 500 lần.
Atahualpa, giờ là con tin, đề nghị một khoản tiền chuộc không tưởng: một căn phòng đầy vàng và hai phòng bạc. Pizarro đồng ý, và vàng bạc từ khắp đế chế đã chảy về đây.
Căn phòng rộng 7m, dài 5m, được lấp đầy đến độ cao 2,5m. Đây là kho báu lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử chinh phục. Nhưng Pizarro không giữ lời.
Ông ta cáo buộc Atahualpa tội phản bội và thờ thần ngoại đạo, kết án tử hình. Atahualpa, để tránh bị thiêu sống, chấp nhận rửa tội và bị siết cổ vào tháng 7 năm 1533. Cái chết của ông đã khiến đế chế Inca tan rã.
Pizarro tiến vào Cusco, thủ đô của Inca, cướp bóc và đặt nền móng cho thuộc địa Peru. Nhưng câu chuyện không dừng lại ở chiến thắng. Cuộc chinh phục của Tây Ban Nha là một cú va chạm văn hóa tàn khốc để lại vết thương sâu sắc.

Người bản địa mất đi không chỉ đất đai mà cả ngôn ngữ, tôn giáo và bản sắc. Tây Ban Nha phá hủy đền thờ, đốt sách vở như các bản thảo Maya, khiến chúng ta mất đi phần lớn hiểu biết về nền văn minh này. Họ đưa người bản địa vào một hệ thống mới – một dạng lao động cưỡng bức chẳng khác gì nô lệ.
Vàng bạc từ châu Mỹ chảy về Tây Ban Nha, biến nước này thành siêu cường, nhưng cũng gây lạm phát và suy thoái kinh tế lâu dài. Một nhân vật đáng chú ý trong câu chuyện này đó là La Malinche – một phụ nữ đã làm phiên dịch và cố vấn cho Cortés. Cô giúp ông hiểu ngôn ngữ, văn hóa Aztec và thuyết phục các bộ lạc liên minh.
Nhưng đây lại là một hình ảnh gây tranh cãi. Với một số người, cô là kẻ phản bội, giúp Tây Ban Nha chinh phục dân tộc mình. Với một số người khác, cô là một người phụ nữ thông minh, làm mọi cách để sinh tồn trong hoàn cảnh khắc nghiệt.
Ở Mexico, cô vừa bị xem là kẻ bán nước, vừa được tôn là mẹ của dân tộc Mestizo – tức là những người mang dòng máu lai. Câu chuyện chinh phục cũng đầy tranh cãi về đạo đức. Người Tây Ban Nha thời đó – Cortés và Pizarro – họ là những anh hùng, mang vinh quang về cho Vương quốc và Thiên Chúa.
Nhưng với những người bản địa và nhiều sử gia hiện đại, họ là những kẻ xâm lược tàn bạo, gây ra một thảm họa nhân khẩu kinh hoàng. Ước tính 90% dân số bản địa ở châu Mỹ chết trong thế kỷ sau chinh phục, chủ yếu do bệnh dịch, chiến tranh và lao động cưỡng bức. Một số người gọi đây là diệt chủng, nhưng từ này gây tranh cãi vì ý định diệt chủng không rõ ràng như các trường hợp sau này.
Những người khác cho rằng dịch bệnh chứ không phải người Tây Ban Nha mới là nguyên nhân chính. Di sản của cuộc chinh phục vẫn gây chia rẽ. Ở Mỹ Latin, tượng của Cortés và Pizarro bị tranh cãi dữ dội.
Một số người xem họ là một phần lịch sử không thể xóa bỏ, trong khi những người khác đòi gỡ bỏ, gọi đây là biểu tượng của áp bức. Ngày Columbus từng được tổ chức linh đình, nay đã bị thay bằng Ngày Dân Tộc Bản Địa ở nhiều nơi để tưởng nhớ những nạn nhân. Thậm chí, kho báu cũng là một phần bí ẩn.
Một phần vàng bạc được cho là đã bị người Inca giấu đi. Và đến nay, vẫn có người đang lùng sục ở dãy Andes, mơ về thành phố vàng El Dorado. Cảm ơn vì đã quan tâm theo dõi câu chuyện này.