• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
No Result
View All Result
Trang chủ Đời sống Y học - Sức khỏe

Câu hỏi lớn sau vụ ghép tim lợn đầu tiên cho người

6 tháng trước
trong Y học - Sức khỏe
Thời gian đọc: 9 phút
0 0
A A
0
Bác sĩ Muhammad M Mohiuddin đặt quả tim lợn biến đổi gene vào một thiết bị lưu trữ trước khi cấy ghép cho ông Bennett. (Ảnh: Reuters).

Bác sĩ Muhammad M Mohiuddin đặt quả tim lợn biến đổi gene vào một thiết bị lưu trữ trước khi cấy ghép cho ông Bennett. (Ảnh: Reuters).

1
CHIA SẺ
3
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Việc ghép tim lợn vào người hứa hẹn sẽ giải quyết tình trạng thiếu nội tạng nhưng nó cũng dấy lên nhiều câu hỏi về vấn đề đạo đức.

Nội dung bài viết

  1. Ranh giới giữa người và động vật
  2. Tranh cãi về lợn
  3. Chỉnh sửa gene lợn

Với bác sĩ phẫu thuật tim Brandon Guenhart từ Khoa Y Đại học Stanford, điều quan trọng nhất trong phẫu thuật ghép tạng là thời gian.

Trong trường hợp của ông P., các bác sĩ gây mê đưa ông vào trạng thái hôn mê sâu, sau khi đội hồi sức báo cáo quả tim được hiến đã tới nơi. Hai bác sĩ phẫu thuật bắt đầu tiến hành mổ trước một tiếng khi quả tim đó từ sân bay chuyển đến bệnh viện. Đó là một quy trình ghép tim thông thường.

Ngày 7/1, tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland, bệnh nhân David Bennett, 57 tuổi đã được cấy ghép tim từ một người hiến tặng đặc biệt: Một con lợn biến đổi gene.

Năm 2021, 41.354 ca ghép tạng từ người sang người đã được thực hiện, nhưng vẫn có hơn 100.000 người Mỹ chờ tạng để ghép. Mỗi ngày có 17 người tử vong vì họ không thể chờ thêm ngày nào.

Ranh giới giữa người và động vật

Xenotransplantation (Cấy ghép dị chủng hay còn gọi là cấy ghép tế bào, mô và nội tạng từ loài này sang loài khác) hứa hẹn sẽ giải quyết sự thiếu hụt trầm trọng này và định hình lại quan niệm về tuổi thọ của con người.

Tuy nhiên, rào cản giữa loài người và động vật vẫn còn hạn chế. Việc virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ động vật đã cướp đi sinh mạng của hơn 6 triệu người, nên nếu vi phạm ranh giới này có thể sẽ dẫn tới nhiều thảm họa.

Câu hỏi lớn sau vụ ghép tim lợn đầu tiên cho người - ảnh 1
Bác sĩ Muhammad M Mohiuddin đặt quả tim lợn biến đổi gene vào một thiết bị lưu trữ trước khi cấy ghép cho ông Bennett. (Ảnh: Reuters).

Con người là một loài động vật. Nhưng động vật không phải là con người. Thế nhưng, con người lại có những sáng tạo văn hóa lai tạp. Thần thoại Ai Cập có thần Horus được miêu tả có đầu chim ưng, nữ thần chiến tranh Sekhmet có đầu sư tử.

Tương tự, thần Ganesha của đạo Hindu bị chặt đầu và sống lại khi được ghép một chiếc đầu voi. Ở Hy Lạp cổ đại, những sinh vật kỳ ảo đã xuất hiện trong các câu chuyện thần thoại, từ Minotaur đầu bò đến quỷ Medusa tóc rắn.

Hiệp hội Cấy ghép Dị chủng Quốc tế đã chọn Lamassu làm linh vật. Đó là vị thần Assyria với cơ thể của một con bò đực gắn đôi cánh chim và đầu của một người đàn ông.

Xenotransplantation ban đầu chỉ là ghép tế bào và mô. Ở Pháp và Anh vào thế kỷ XVII, máu được truyền từ động vật sang người để chữa bệnh.

Phương pháp cấy ghép này đã cải tiến để ghép xương, giác mạc và da. Nổi tiếng nhất là bác sĩ phẫu thuật người Pháp Serge Voronoff đã ghép các lát tinh hoàn của tinh tinh và khỉ đầu chó vào nam giới và buồng trứng của khỉ đầu chó vào phụ nữ.

Trong khi cấy ghép tế bào và mô đã có từ lâu thì việc ghép tạng khó thực hiện hơn. Rất khó để khâu tất cả mạch máu lại với nhau. Năm 1912, bác sĩ phẫu thuật người Pháp Alexis Carrel đã đoạt giải Nobel với nghiên cứu khâu hệ mạch, cấy ghép hệ mạch máu, giải quyết vấn đề này.

Nửa thế kỷ sau vào năm 1964, bác sĩ phẫu thuật James Hardy từ Đại học Mississippi đã thực hiện ca cấy ghép tim đầu tiên trên thế giới, đưa quả tim của con tinh tinh Bino vào ngực của bệnh nhân Boyd Rush, 68 tuổi. Rush chỉ sống sót trong 90 phút, vì quả tim của con tinh tinh không đủ đáp ứng sự sống cho ông.

Còn Baby Fae là một trường hợp khó tin của phương pháp xenotransplant. Đó là một đứa trẻ sơ sinh 12 ngày tuổi mắc hội chứng giảm sản tim trái. Năm 1984, các bác sĩ phẫu thuật tại Đại học Loma Linda, California, đã ghép một quả tim của khỉ đầu chó có kích thước bằng quả óc chó cho Baby Fae.

Sau ca phẫu thuật, tình hình khả quan. Tuy nhiên, cô bé đã chết sau 21 ngày vì hệ thống miễn dịch tạo phản ứng chống lại mô ghép từ tim. Điều này đã dấy lên sự phẫn nộ từ các nhà hoạt động vì quyền động vật và các nhà đạo đức sinh học.

Tranh cãi về lợn

Lợn vốn không có nhiều tiếng tốt. Do Thái giáo và Hồi giáo cấm tiêu thụ thịt lợn. Trong thiên sử thi Odyssey, phù thủy Circe biến những kẻ háu ăn của Odysseus thành lợn.

Tuy nhiên, lợn thực ra là loài vật rất thông minh, có thể biểu lộ cảm xúc. Chúng được coi là thông minh hơn chó và tinh tinh, sau nhiều bài kiểm tra IQ.

Câu hỏi lớn sau vụ ghép tim lợn đầu tiên cho người - ảnh 2
Lợn trong trang trại thí nghiệm Badersfeld ở Oberschleissheim, Đức. (Ảnh: Reuters).

Sau thất bại của Baby Fae, động vật linh trưởng không còn được ưa chuộng, và lợn trở thành đối tượng mới của các nhà nghiên cứu. Họ cho rằng lợn dễ di chuyển, có thể được nuôi trong môi trường vô trùng để giảm nhiễm trùng và có thể cung cấp kích cỡ nội tạng cần thiết.

Đó là một quan điểm hay, nhưng tiến sĩ Brad Bolman, nhà sử học tại Đại học Chicago, lập luận rằng cừu, dê hoặc một số động vật khác cũng phù hợp. Tuy vậy. người ta lại xây dựng lý luận khoa học để thuyết phục rằng lợn mới là lựa chọn đúng đắn.

Với ông Bolman, lợn được chọn vì thuận tiện về mặt kinh tế và xã hội. Chúng sinh sản nhanh, chóng trưởng thành chỉ trong vòng 6 tháng. Lợn nằm ngoài phạm vi Đạo luật phúc lợi động vật, là động vật nông nghiệp phổ thông khắp thế giới.

Hiệp hội PETA đã coi việc cấy ghép từ lợn sang người là “phi đạo đức, nguy hiểm và lãng phí tài nguyên to lớn”, khẳng định rằng “động vật không phải là công cụ để biến đổi mà là những sinh vật thông minh”.

Các chuyên gia xenotransplantation thường bác bỏ những lo ngại về đạo đức bằng những dẫn chứng về ngành công nghiệp thịt lợn. Suy cho cùng, nếu lợn được nuôi để làm thịt thì nuôi lợn cho khoa học mang ý nghĩa cao cả hơn.

Tiến sĩ Bolman nói: “Khoa học đang tiêu thụ động vật, hay cả khi chúng không thể ăn được. Tóm lại, khoa học là kẻ ăn thịt”.

Chỉnh sửa gene lợn

Làm xenotransplantation đòi hỏi sự nhân tính có chọn lọc từ một con lợn. Vậy nên chúng ta không thể đơn thuần cấy ghép một quả tim lợn vào một cơ thể người, theo tiến sĩ Richard Pierson, Giám đốc Trung tâm khoa học Cấy ghép ở Bệnh viện đa khoa Massachusetts.

Câu hỏi lớn sau vụ ghép tim lợn đầu tiên cho người - ảnh 3
Các bác sĩ đang thực hiện ca ghép tim lợn cho ông David Bennett ở Baltimore. (Ảnh: AP).

Công ty công nghệ sinh học Revivicor tại Virginia đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR để tạo ra một dòng lợn đặc biệt với 10 chỉnh sửa. Bốn gene bị loại bỏ, và sáu gene được thêm vào. Công thức “chế biến quả tim lợn” phục vụ con người đó là:

Loại bỏ 3 gene đường chỉ có ở lợn.

Loại bỏ một gene hormone tăng trưởng để ngăn tim lợn phát triển quá mức tại cơ thể mới.
Thêm 2 gene ức chế bổ thể ngăn cản kháng thể phá hủy tim lợn và 2 gene chống đông máu làm máu bệnh nhân không đông lại bên trong cơ quan ngoại lai.

Bổ sung 2 gene chống viêm để tim tránh bị sưng. Một trong những gene này báo hiệu cho hệ thống miễn dịch rằng tim lợn là bạn (thuộc về nó), không phải thức ăn (không thuộc về nó).

Sau chuỗi “cắt dán” này, thử thách tiếp theo là giữ cho con lợn “sạch sẽ”. Không ai muốn cấy ghép một quả tim lợn chứa đầy virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây nhiễm trùng cho người. Vì vậy những con lợn này sẽ được nuôi nhốt trong môi trường vô trùng, không được ra ngoài.

Với cách nuôi “lợn trong bong bóng” này, các loại virus ngoại sinh hoặc ngoại lai đều đã được loại bỏ. Khi đó những quả tim lợn này an toàn để cấy vào người.

Thực thế thì không hoàn toàn như vậy. Tim của ông Bennet vẫn cho kết quả dương tính với retrovirus nội sinh ở lợn (PERV).

Cho dù có virus lây nhiễm hay không nhưng ông Pierson không nghĩ đó là rào cản lớn cho việc cấy ghép xenotransplantion. Các loại thuốc điều trị HIV dường như khá hiệu quả để chống virus, và công ty công nghệ sinh học eGenesis có trụ sở tại Boston còn tạo ra một con lợn 60 gene không có PERV.

Ông Bennet chỉ sống được thêm 60 ngày sau khi phẫu thuật. Có thể ông đã bị nhiễm virus lợn. Tiến sĩ, bác sĩ phẫu thuật lồng ngực Bartley Griffith cho rằng loại virus lợn mà ông Bennet nhiễm không phải là PERV, mà đó là một loại virus bên ngoài có tên là là porcine cytomegalovirus (pCMV). Có thể pCMV đã không được phát hiện trong suốt quá trình kiểm tra, đánh giá con lợn ấy.

Rốt cuộc, không có ranh giới nào giữa con người và động vật. Lợn có bộ gene giống người đến 98%. Bên cạnh vấn đề đạo đức, con người không thể không nghĩ đến tiềm năng của xenotransplantion. Nếu điều này khả thi, chúng ta phải tạo ra một ngành chăn nuôi mới, nơi lợn được sản xuất và giết mổ để mang lại sự sống cho con người.

Tiến sĩ Chris Walzer,Ggiám đốc điều hành của Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã, cho rằng việc ghép tạng lợn có thể được hưởng lợi từ OneHealth – giải pháp phối hợp các ngành y tế, thú y và môi trường để đem lại sức khỏe tốt nhất cho mọi loài.

Tất cả đều là một phần của hệ sinh thái chung. Và sẽ rất nguy hiểm nếu sự liên kết này bị đứt gãy.

5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa: cấy ghép nội tạngcấy ghép tim lợn cho ngườichỉnh sửa gene lợnDavid Bennettphẫu thuật ghép tạngXenotransplantation
ShareTweetPin1
Bài trước

Vụ nổ Big Bang là gì?

Bài tiếp theo

Công trình kiến trúc kim tự tháp Ai Cập là hình chóp gì?

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Cách ngừa đồng nhiễm cúm và Covid-19 thời điểm giao mùa - ảnh 1
Y học - Sức khỏe

Cách ngừa đồng nhiễm cúm và Covid-19 thời điểm giao mùa

07/10/2022
2
Vì sao chúng ta dễ buồn chán vào cuối thu, đầu đông - ảnh 1
Y học - Sức khỏe

Vì sao chúng ta dễ buồn chán vào cuối thu, đầu đông?

04/10/2022
3
TP.HCM phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên
Y học - Sức khỏe

TP.HCM phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên

04/10/2022
3
Thế giới thoát được đại dịch kép như thế nào - ảnh 2
Y học - Sức khỏe

Thế giới thoát được “đại dịch kép” như thế nào?

22/09/2022
1
Adenovirus lây nhiễm cho trẻ nhỏ như thế nào - ảnh 1
Y học - Sức khỏe

Adenovirus lây nhiễm cho trẻ nhỏ như thế nào?

21/09/2022
9
Phân biệt dấu hiệu mắc Adenovirus với bệnh cảm cúm thông thường - ảnh 1
Y học - Sức khỏe

Phân biệt dấu hiệu mắc Adenovirus với bệnh cảm cúm thông thường

18/09/2022
6
Ca nhiễm virus Adeno tăng bất thường, 6 trẻ em tử vong
Y học - Sức khỏe

Ca nhiễm virus Adeno tăng bất thường, 6 trẻ em tử vong

16/09/2022
1
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn cũng giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường - ảnh 1
Y học - Sức khỏe

Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn cũng giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

02/09/2022
2
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu - ảnh 3
Y học - Sức khỏe

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

26/08/2022
3
Tác hại của chế độ ăn kiêng toàn thịt gà để giảm cân - Ảnh 3
Y học - Sức khỏe

Tác hại của chế độ ăn kiêng toàn thịt gà để giảm cân

25/08/2022
5
Load More
Bài tiếp theo
Theo tính toán, có tới 96% vật liệu được sử dụng ở 2/3 dưới của tháp.

Công trình kiến trúc kim tự tháp Ai Cập là hình chóp gì?

Hình tượng Trần Viên Viên trong phim Trung Quốc.

Đệ nhất kỹ nữ khiến hai hoàng đế Trung Quốc mất cả giang sơn

Những luật lệ độc đáo có 1-0-2 trên khắp thế giới, điều thứ hai chắc chắn khiến 90% đều phải bất ngờ

Những luật lệ độc đáo có "1-0-2" trên khắp thế giới, điều thứ hai chắc chắn khiến 90% đều phải bất ngờ

Bình luận

Tiêu điểm.

Top 6 sự thật thú vị về làng cổ Cửu Phần nổi tiếng - ảnh 5

Top 6 sự thật thú vị về làng cổ Cửu Phần nổi tiếng

28/09/2022
5
Bộ lạc ăn thịt người ở New Guinea: Chia sẻ vợ và không có rào cản tình dục - ảnh 1

Bộ lạc ăn thịt người ở New Guinea: Chia sẻ vợ và không có rào cản tình dục

21/09/2022
17
Quá trình hình thành và tiến hóa của sự sống trên Trái đất - ảnh 2

Quá trình hình thành và tiến hóa của sự sống trên Trái đất

23/09/2022
3
Dấu hiệu sớm của bệnh ung thư máu - ảnh 2

Dấu hiệu sớm của bệnh ung thư máu

26/09/2022
1
Cuộc đời và sự nghiệp của diễn viên kiêm nhà toán học Hedy Lamarr - ảnh 4

Cuộc đời và sự nghiệp của diễn viên kiêm nhà toán học Hedy Lamarr

26/08/2022
6
Top 10 bí ẩn về loài chó mà có thể bạn chưa từng biết

Top 10 bí ẩn về loài chó mà có thể bạn chưa từng biết

24/08/2022
16
Toàn cảnh ra mắt Iphone 14: Giá không đổi, thêm bản Plus - ảnh 1

Toàn cảnh ra mắt Iphone 14: Giá không đổi, thêm bản Plus

08/09/2022
0
Lần đầu phát hiện siêu lỗ đen bắn ra thứ lớn gấp 50 lần thiên hà của nó

Lần đầu phát hiện siêu lỗ đen bắn ra thứ lớn gấp 50 lần thiên hà của nó

24/08/2022
2
Phụ nữ đóng vai trò thế nào trong thời kỳ La Mã cổ đại - ảnh 1

Phụ nữ đóng vai trò thế nào trong thời kỳ La Mã cổ đại?

29/08/2022
2
Những khám phá mới nhất ở thành phố cổ đại Pompeii. (Ảnh: AP).

Khám phá về cuộc sống của tầng lớp trung lưu thời La Mã cổ đại

10/09/2022
4
Theo tính toán, có tới 96% vật liệu được sử dụng ở 2/3 dưới của tháp.

Công trình kiến trúc kim tự tháp Ai Cập là hình chóp gì?

06/09/2022
16

Bài viết xem nhiều.

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của Kẻ hủy diệt

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của “Kẻ hủy diệt”

21/09/2022
966
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

22/09/2022
353
Giật mình phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 7

Giật mình với phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập

21/09/2022
245
Khám phá Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Khám phá kim tự tháp Ai Cập cổ đại với những điều ít biết

31/08/2022
188
Lịch sử ngôn ngữ lập trình

Lịch sử ngôn ngữ lập trình

31/08/2022
134
Chó Husky. Ảnh: Internet

Top 10 giống chó nguy hiểm bị “cấm” trên thế giới

24/08/2022
133
Trường Bình Công Chúa. Ảnh minh họa

Cuộc đời bi thảm của Trường Bình Công Chúa

26/08/2022
128
Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

02/09/2022
120
Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

30/09/2022
118
Một vòng thế giới: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In