• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
No Result
View All Result
Trang chủ Sự kiện Câu chuyện khoa học

Câu chuyện về Charles Richard Drew – Nhà khoa học khởi xướng ngân hàng máu, cứu sống hàng triệu người

5 tháng trước
trong Câu chuyện khoa học
Thời gian đọc: 6 phút
0 0
A A
0
Câu chuyện về Charles Richard Drew - ảnh 1

Charles Richard Drew là người mở đường cho việc lưu trữ, xử lý và vận chuyển huyết tương an toàn.

1
CHIA SẺ
1
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Phát minh vĩ đại của Charles Richard Drew đã trực tiếp góp phần cứu sống hàng ngàn sinh mạng trong Chiến tranh thế giới thứ II, và tiếp tục đóng góp cho công cuộc cứu người của toàn bộ nền y học thế giới sau này.

Nội dung bài viết

  1. Niềm thôi thúc theo học ngành y
  2. Phát kiến cứu hàng ngàn sinh mạng
  3. Nguồn cảm hứng sống mãi

Là một trong những bác sĩ phẫu thuật, nhà giáo dục và nhà cách tân quan trọng nhất của thế kỷ 20, Charles Richard Drew đã mở đường cho việc lưu trữ, xử lý và vận chuyển huyết tương an toàn. Di sản của ông không chỉ cứu nhiều sinh mạng trong suốt thời kì chiến tranh, mà còn tạo ra một cuộc cách mạng trong việc lưu trữ huyết tương thông qua quy trình ngân hàng máu.

Niềm thôi thúc theo học ngành y

Sinh năm 1904, Drew là con cả trong gia đình có 5 người con. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã thể hiện năng khiếu học tập và thể thao. Khi đang học trung học, em gái của ông đột ngột qua đời vì bệnh lao, và điều này đã thôi thúc Drew quyết tâm theo học ngành y.

Năm 1922, năng khiếu thể thao đã giúp ông giành được một học bổng bóng đá và điền kinh để theo học Cao đẳng Amherst ở Massachusetts. Drew là một trong 13 học sinh da đen duy nhất trên tổng số 600 học sinh, và trên sân bóng, ông đã phải vượt qua rất nhiều những kì thị từ các đội khác.

Drew hoàn thành bằng cử nhân của trường Cao đẳng Amherst vào năm 1926 nhưng thiếu nguồn lực để theo học ngành y. Để xoay xở, ông nhận vị trí giảng viên sinh học và huấn luyện viên cho Trường Cao đẳng Morgan (nay là Đại học Bang Morgan) ở Baltimore trong hai năm, trước khi vào học tại Đại học McGill ở Montreal, Canada.

Câu chuyện về Charles Richard Drew - ảnh 1
Charles Richard Drew là người mở đường cho việc lưu trữ, xử lý và vận chuyển huyết tương an toàn.

Tại McGill, Drew ngay lập tức chứng tỏ được bản thân, giành giải J. Francis Williams về Y khoa và giải thưởng học bổng hàng năm về phẫu thuật thần kinh, làm việc trên Tạp chí Y khoa McGill và được bầu vào tổ chức danh dự y tế Alpha Omega Alpha. Ông hoàn thành bằng y khoa và thạc sĩ phẫu thuật vào năm 1933.

Phát kiến cứu hàng ngàn sinh mạng

Sau khi tốt nghiệp, Drew bắt đầu thực tập nội trú tại cả Bệnh viện Hoàng gia Victoria và Bệnh viện Đa khoa Montreal. Từ lúc này, ông đã bắt đầu xem xét các vấn đề liên quan đến truyền máu, hay còn gọi là quá trình truyền máu qua đường tĩnh mạch (IV).

Khi bắt đầu theo học tiến sĩ tại Đại học Columbia, nơi ông làm việc với một bác sĩ tên là John Scudder, Drew tiếp tục nghiên cứu trong lĩnh vực truyền máu nói trên. Cả hai đã cùng tiến hành các nghiên cứu sâu rộng trong việc bảo quản máu và thay thế chất lỏng, với đỉnh cao là phát triển một ngân hàng máu thử nghiệm, được vận hành êm đẹp trong 7 tháng.

Luận án tiến sĩ năm 1940 của Drew với tên gọi “Dự trữ máu: Nghiên cứu về bảo quản máu” càng củng cố vị thế hàng đầu của ông trong lĩnh vực này.

Câu chuyện về Charles Richard Drew - ảnh 2
Những đột phá của Drew trong bảo quản máu là rất đúng lúc.

Những đột phá của Drew trong bảo quản máu là rất đúng lúc, vì lúc đó Chiến tranh Thế giới thứ II đang diễn ra ở châu Âu, và Vương quốc Anh cần một lượng lớn máu và huyết tương để chữa trị cho những người lính bị thương. Tận dụng ngân hàng máu thử nghiệm mà họ vừa xây dựng, Drew và Scudder là những người đi đầu chương trình “Máu cho nước Anh” để vận chuyển huyết tương ra nước ngoài.

Vận chuyển huyết tương là một yêu cầu quan trọng trong cấp cứu. Máu chứa hai thành phần chính là hồng cầu và huyết tương. Công việc của hồng cầu là vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, còn huyết tương vận chuyển nước cùng protein và chất điện giải.

Mặc dù không chứa tế bào hồng cầu, huyết tương có vai trò quan trọng trong việc giúp thay thế chất lỏng thiết yếu và điều trị sốc – hai nhiệm vụ thiết yếu để cứu một sinh mạng. Ngoài ra, bản thân huyết tương cũng dễ bảo quản và vận chuyển hơn, và có thể được sử dụng với bất kỳ nhóm máu nào.

Câu chuyện về Charles Richard Drew - ảnh 3
Vận chuyển huyết tương là một yêu cầu quan trọng trong cấp cứu.

Dưới sự chỉ đạo của Drew, nhóm của ông đã phát triển những cách mới để chiết xuất, bảo quản và vận chuyển huyết tương trên quy mô lớn, cho phép vận chuyển tới 5.000 lít huyết tương cứu sinh đến Anh.

Nguồn cảm hứng sống mãi

Sau thành công của chương trình “Máu cho nước Anh”, Drew được bổ nhiệm làm trợ lý giám đốc cho hệ thống ngân hàng máu của Hoa Kỳ, do Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ và Hội đồng Nghiên cứu Hoa Kỳ tài trợ.

Trong thời gian này, ông đã xây dựng một số trạm hiến máu di động, sau này được biết đến với tên gọi là các trạm vận chuyển máu. Tuy nhiên, ngay khi Hoa Kỳ tham chiến, các lực lượng vũ trang đã ban hành một chính sách ngăn cản người da đen hiến máu vì lí do phân biệt chủng tộc. Quyết định sai lầm này đã dẫn đến việc Drew từ chức Ngân hàng Máu Quốc gia vào tháng 4 năm 1941.

Sau khi rời Ngân hàng Máu Quốc gia, Drew tập trung vào việc đào tạo và cố vấn sinh viên tại Trường Y khoa Howard. Theo Bảo tàng Quốc gia Hoa Kì về Chiến tranh Thế giới thứ hai, ông thường tự bỏ tiền túi để giúp các sinh viên của mình tham dự các hội nghị và trình bày nghiên cứu của họ.

Câu chuyện về Charles Richard Drew - ảnh 4
Tượng Charles Richard Drew.

Vào ngày 1 tháng 4 năm 1950, bi kịch xảy đến. Drew gặp một tai nạn xe hơi nghiêm trọng khi đang trên đường đến một hội nghị lâm sàng và qua đời vì vết thương nghiêm trọng. Dù đột ngột ra đi, những di sản của ông vẫn được tiếp nối qua những người mà ông đã truyền cảm hứng, trong đó có cả cả con gái ông, Charlene Drew Jarvis, tiến sĩ đồng thời là nhà khoa học nghiên cứu tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kì.

5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa: bảo quản máuCharles Richard Drewdự trữ máuhiến máungân hàng máutrạm vận chuyển máuVận chuyển huyết tương
ShareTweetPin1
Bài trước

Bên dưới lớp cát dày của sa mạc Sahara ở Châu Phi có gì?

Bài tiếp theo

Người mắc bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì?

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Bật mí về cha đẻ của thuốc sát trùng và những đóng góp cho lịch sử y học thế giới - ảnh 3
Câu chuyện khoa học

Bật mí về “cha đẻ” của thuốc sát trùng và những đóng góp cho lịch sử y học thế giới

07/10/2022
1
Sự thật về người đầu tiên tìm ra vắc xin - ảnh 1
Câu chuyện khoa học

Sự thật về người đầu tiên tìm ra vắc xin

07/10/2022
1
Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ - ảnh 1
Câu chuyện khoa học

Acsimet – nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

01/10/2022
6
Ca truyền máu đầu tiên trên thế giới diễn ra thế nào - ảnh 1
Câu chuyện khoa học

Ca truyền máu đầu tiên trên thế giới diễn ra thế nào?

01/10/2022
1
Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời - ảnh 1
Câu chuyện khoa học

Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời

09/09/2022
0
Câu chuyện phía sau tờ USD mệnh giá cao nhất: 100.000 USD - ảnh 4
Câu chuyện khoa học

Câu chuyện phía sau tờ USD mệnh giá cao nhất: 100.000 USD

02/09/2022
4
Cuộc đời và sự nghiệp của diễn viên kiêm nhà toán học Hedy Lamarr - ảnh 4
Câu chuyện khoa học

Cuộc đời và sự nghiệp của diễn viên kiêm nhà toán học Hedy Lamarr

26/08/2022
6
Talos of Crete: Câu chuyện 2.000 năm tuổi về vị thần Robot đầu tiên
Câu chuyện khoa học

Talos of Crete: Câu chuyện 2.000 năm tuổi về vị thần Robot đầu tiên

20/08/2022
5
Thay đổi thói quen con người không dễ, nhưng Ford đã làm được.
Câu chuyện khoa học

Henry Ford đã khiến thế giới chuyển từ ngựa sang ô tô bằng cách nào?

20/08/2022
3
Tiến sĩ Bùi Thanh Duyên, giám đốc khoa học kiêm người sáng lập Công ty Giải mã gene Genetica.
Câu chuyện khoa học

Nữ khoa học gia Việt Nam truy tìm bí ẩn gene người

19/08/2022
1
Load More
Bài tiếp theo
Người mắc bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì - ảnh 5

Người mắc bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì?

Sách của người chết hướng dẫn người Ai Cập cổ đại về thế giới bên kia - ảnh 1

“Sách của người chết” hướng dẫn người Ai Cập cổ đại về thế giới bên kia

Vì sao quân đội Mỹ nắm giữ bằng chứng về UFO nhưng không dám công bố - ảnh 1

Vì sao quân đội Mỹ nắm giữ bằng chứng về UFO nhưng không dám công bố?

Bình luận

Tiêu điểm.

Tượng Nhân sư lớn ở Giza

Tìm hiểu ý nghĩa của kim tự tháp Ai Cập

05/08/2022
80
Tương lai của trí thông minh nhân tạo là giúp chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.

Tìm hiểu những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong y tế

13/08/2022
18
Poison Garden - Khu vườn chết chóc nhất thế giới - ảnh 2

Poison Garden – Khu vườn chết chóc nhất thế giới

03/09/2022
2
Cơ thể Jean bị đông cứng. (Ảnh: Littlething).

Cô gái hồi sinh sau một đêm bị đóng băng khiến y học không thể lý giải

15/09/2022
2
Những nền văn minh cổ xưa tại Châu Phi mà có thể bạn chưa từng biết tới - ảnh 1

Những nền văn minh cổ xưa tại Châu Phi mà có thể bạn chưa từng biết tới!

20/09/2022
2
Nhìn sở thích ăn uống đoán được tính cách

Nhìn sở thích ăn uống đoán được tính cách

18/08/2022
5
Kinh hoàng những bộ lạc ăn thịt người ảnh 1

Kinh hoàng những bộ lạc ăn thịt người

23/09/2022
28
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn sinh sống trên sao Hỏa - ảnh 1

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn sinh sống trên sao Hỏa?

21/09/2022
4
Bãi biển mini ở Australia. (Ảnh: Southaustralia).

Vùng biển “kỳ cục” nhất thế giới, chỉ 1 người tắm một lần mà khách vẫn xếp hàng tấp nập

15/08/2022
1
Vì sao quân đội Mỹ nắm giữ bằng chứng về UFO nhưng không dám công bố - ảnh 1

Vì sao quân đội Mỹ nắm giữ bằng chứng về UFO nhưng không dám công bố?

13/09/2022
0
Kim Tự Tháp Ai Cập cao bao nhiêu mét? - ảnh 3

Công trình Kim Tự Tháp Ai Cập cao bao nhiêu mét?

02/09/2022
34

Bài viết xem nhiều.

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của Kẻ hủy diệt

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của “Kẻ hủy diệt”

21/09/2022
966
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

22/09/2022
353
Giật mình phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 7

Giật mình với phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập

21/09/2022
245
Khám phá Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Khám phá kim tự tháp Ai Cập cổ đại với những điều ít biết

31/08/2022
188
Lịch sử ngôn ngữ lập trình

Lịch sử ngôn ngữ lập trình

31/08/2022
134
Chó Husky. Ảnh: Internet

Top 10 giống chó nguy hiểm bị “cấm” trên thế giới

24/08/2022
133
Trường Bình Công Chúa. Ảnh minh họa

Cuộc đời bi thảm của Trường Bình Công Chúa

26/08/2022
128
Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

02/09/2022
120
Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

30/09/2022
118
Một vòng thế giới: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In