• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
No Result
View All Result
Trang chủ Đời sống Môi trường Giải pháp

Bí mật đằng sau công nghệ gây mưa nhân tạo của Arab Saudi: Bước đột phá về thời tiết!

6 tháng trước
trong Giải pháp
Thời gian đọc: 8 phút
0 0
A A
0
Có 2 cách để gieo mây gây mưa nhân tạo. (Ảnh: letstalkscience)

Có 2 cách để gieo mây gây mưa nhân tạo. (Ảnh: letstalkscience)

1
CHIA SẺ
5
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Công nghệ gây mưa nhân tạo mà Arab Saudi đang áp dụng có gì đặc biệt?

Phần lớn địa hình ở Arab Saudi là sa mạc và hoang mạc không có người ở. Trong đó có Rub ‘Al Khali, sa mạc chứa lượng lớn cát trên thế giới và sa mạc An-Nafud, nơi có các cồn cát cao hơn 30 m. Với những đặc điểm địa hình như trên nên quốc gia Tây Á này thường có thời tiết khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là khoảng 45 độ C, tuy nhiên cũng có thể lên trên 50 độ C.

Arab Saudi, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất trên thế giới, đang chuyển sang kỹ thuật gieo mây gây mưa nhân tạo để làm tăng lượng mưa.

Theo đó, từ tháng 4/2022, Arab Saudi đã bắt đầu giai đoạn đầu tiên của việc áp dụng làm mưa nhân tạo tại các khu vực ở thủ đô Riyadh và al-Qasim và Hail.

Bí mật đằng sau công nghệ gây mưa nhân tạo của Arab Saudi: Bước đột phá về thời tiết! - ảnh 1
Arab Saudi sử dụng công nghệ làm mưa nhân tạo để thích ứng với biến đổi khí hậu. (Ảnh: Istockphoto)

Việc áp dụng kỹ thuật gây mưa nhân tạo được thực hiện như một phần nỗ lực để làm tăng lượng mưa hàng năm của Arab Saudi, ở mức không vượt quá 100 mm một năm, tăng lên 10 – 20%.

Công nghệ mà Arab Saudi sử dụng là gieo mây để gây mưa nhân tạo. Công nghệ này có thể giúp thay đổi thời tiết tại những khu vực nhất định, đồng thời làm tăng lượng mưa và giảm thiểu thiệt hại của thiên tai như hạn hán, giảm ô nhiễm không khí, mưa đá, phục vụ các sự kiện quan trọng…

Kể từ sau khi xuất hiện lần đầu tại Mỹ vào năm 1946, gây mưa nhân tạo là công nghệ đã được ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tính đến nay, có hơn 50 quốc gia trên thế giới đã và đang sử dụng công nghệ này.

Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu?

Theo đó, gieo mây là kỹ thuật liên quan đến việc đưa hóa chất vào các đám mây, chẳng hạn như dùng hạt bạc I-ốt nhỏ để làm tăng lượng mưa từ đám mây. Điều này làm cho những giọt nước tập trung xung quanh hạt bạc I-ốt. Sau đó, các giọt nước va vào nhau thành những giọt lớn hơn và tăng khả năng xảy ra mưa.

Bí mật đằng sau công nghệ gây mưa nhân tạo của Arab Saudi: Bước đột phá về thời tiết! - ảnh 2
Công nghệ gây mưa nhân tạo giúp Arab Saudi có thể giảm tình trạng sa mạc hoá. (Ảnh: Jim Brandenburg/Minden Pictures/Newscom)

Arab Saudi là một trong những quốc gia khô hạn nhất trên thế giới. Do đó, dự án làm mưa nhân tạo của quốc gia này nhằm hướng tới giảm tình trạng sa mạc hóa thông qua việc tăng lượng mưa. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu của Arab Saudi xanh, sáng kiến để tăng thảm thực vật của đất nước và cải thiện khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo ông Ayman Ghulam, giám đốc của Trung tâm Khí tượng quốc gia, đồng thời là người quản lý chương trình gieo mây, trung tâm đã đáp ứng được mục tiêu về kết quả và khung thời gian của các hoạt động gieo mây.

Chương trình gieo mây để gây mưa nhân tạo sẽ được tiến hành theo dõi sự hình thành các đám mây trên cả nước nhằm tìm ra các địa điểm tối ưu để thực hiện công nghệ này. Các chuyên gia sẽ sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường để gia tăng lượng mưa ở những khu vực trong mục tiêu.

Ông Ayman Ghulam cho biết thêm, sáng kiến gieo mây là một trong những giải pháp đầy hứa hẹn để duy trì sự cân bằng nước một cách an toàn, đồng thời dễ điều chỉnh và giúp tiết kiệm chi phí.

Nhiều quốc gia trên thế giới cùng đang sử dụng công nghệ tương tự để gây mưa nhân tạo. Chẳng hạn, Trung Quốc đã chi tới hàng triệu USD để làm thay đổi thời tiết trước các sự kiện lớn như Olympic Bắc Kinh 2008. Dự kiến Trung Quốc sẽ có một hệ thống biến đổi thời tiết để gây mưa nhân tạo với diện tích lên tới hơn 5,5 triệu km2, và khả năng ngăn chặn mưa đá với trên 580.000 km2.

Vào tháng 7/ 2021, một nhóm các nhà khoa học tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã sử dụng máy bay không người lái để phóng điện vào đám mây. Thiết bị này được hợp tác phát triển bởi UAE và những nhà nghiên cứu từ ĐH Reading của Anh.

Cụ thể, những chiếc máy bay không người lái này được phóng lên không trung để thu thập dữ liệu thời tiết và tác động vào các đám mây dưới dạng điện tích. Sau đó, điện tích sẽ giúp những giọt nước và các hạt khác kết tụ với nhau để tạo thành các đám mây mới và lớn hơn, từ đó giúp tăng cơ hội tạo ra mưa. Khi rơi khỏi đám mây, những giọt nước càng lớn thì càng có nhiều khả năng chạm tới mặt đất.

Cách làm này để gây mưa nhân tạo, giúp UAE giải nhiệt trong tình trạng nắng nóng kéo dài tại quốc gia chỉ nhận được khoảng 10 cm lượng mưa mỗi năm.

Mưa nhân tạo được hình thành thế nào?

Mưa nhân tạo đã được nhắc đến từ lâu. Ngay từ năm 1946, thí nghiệm làm mưa nhân tạo đầu tiên đã được tiến hành ở New York, Mỹ với hy vọng có thể giải quyết được tình trạng hạn hán nghiêm trọng.

Chính vì vậy, kỹ thuật “gieo hạt” đám mây ra đời kể từ đó. Để tạo mưa nhân tạo cần phải phun các hạt mịn (dạng bột hoặc sol khí) vào các đám mây với độ cao từ 2.000 m đến 4.000 m. Thực tế có hai cách để gieo hạt vào đám mây.

Bí mật đằng sau công nghệ gây mưa nhân tạo của Arab Saudi: Bước đột phá về thời tiết! - ảnh 3
Có 2 cách để gieo mây gây mưa nhân tạo. (Ảnh: letstalkscience)

Thứ nhất, dùng một chiếc máy bay hạng nhẹ bắn pháo sáng có chứa đầy tinh thể natri clorua hoặc bạc I-ốt vào những đám mây. Các hạt này đóng vai trò giống như những hạt nhân làm cho hơi nước có trong đám mây ngưng tụ thành các giọt nước. Sau 15 – 30 phút, trời sẽ đổ mưa.

Thứ hai, kỹ thuật này có chi phí thấp hơn. Đó là phóng tên lửa nhỏ từ mặt đất có chứa đầy hạt mịn lên những đám mây. Thiết bị này dùng để tác động vào khối ngưng tụ này và tạo ra những hạt mưa.

Bí mật đằng sau công nghệ gây mưa nhân tạo của Arab Saudi: Bước đột phá về thời tiết! - ảnh 4
Công nghệ tạo mưa nhân tạo vẫn còn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. (Ảnh: AFP)

Dù có thể mang lại không ít hiệu quả nhưng việc tạo mưa nhân tạo bằng kỹ thuật gieo hạt đám mây vẫn còn là gây tranh cãi.

Khủng hoảng khí hậu đang đẩy các mô hình thời tiết lên mức cực đoan hơn, và điều này đe doạ tới một số khu vực bị thiếu nước trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng khan hiếm nước gây ảnh hưởng tới 40% dân số thế giới và khoảng 700 triệu người có nguy cơ phải di dời do hạn hán vào năm 2030.

Do đó, sử dụng công nghệ làm mưa nhân tạo được coi là một trong những giải pháp giúp các quốc gia phải đối mặt với nguy cơ hạn hán cao có thể phần nào giải quyết được tình trạng này.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc khuyến khích tạo ra lượng mưa nhiều hơn ở một khu vực nhất định cũng sẽ không đủ để chấm dứt trận hạn hán lớn hoặc tác động đến cuộc khủng hoảng khí hậu tiềm ẩn đang góp phần gây ra tình trạng thiếu nước và thay đổi thời tiết ở rất nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Theo nhà nghiên cứu Katja Friedrich tại ĐH Colorado (Mỹ): “Tôi không nghĩ rằng mưa nhân tạo sẽ giải quyết được vấn đề nhưng nó có thể giúp ích. Tuy nhiên, gieo mưa nhân tạo cần là một phần của kế hoạch lớn hơn có liên quan đến việc giữ gìn nước một cách hiệu quả, thay vì chỉ tập trung vào một thứ”.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, việc thực hiện công nghệ gieo mây cũng có thể gặp khó khăn do trong điều kiện thời tiết thay đổi. Trên thực tế, khoa học xung quanh việc làm mưa nhân tạo vẫn đang được phát triển và với nhiều kết quả khác nhau về tác động thực sự của nó.

Một số chuyên gia cũng quan ngại rằng cần phải nghiên cứu thêm về những hoá chất được sử dụng để kích thích gây mưa, nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh.

5/5 - (5 bình chọn)
Từ khóa: arab saudiAyman Ghulamcông nghệ gây mưa nhân tạocông nghệ tạo mưagieo mây để gây mưa nhân tạomưa nhân tạoMưa nhân tạo được hình thành thế nàoquá trình hình thành mưa nhân tạosa mạc hóa
ShareTweetPin1
Bài trước

Vì sao Thái Bình công chúa không kế nghiệp Võ Tắc Thiên?

Bài tiếp theo

Bí ẩn chưa thể giải đáp về bạch tuộc ma Casper

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

No Content Available
Load More
Bài tiếp theo
Bạch tuộc Casper đẻ trứng trên hải miên. (Ảnh: Monterey Bay Aquarium Research Institute).

Bí ẩn chưa thể giải đáp về bạch tuộc ma Casper

Tuyệt chủng Creta - Paleogen

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất

Những thông số về hành tinh GJ 667Cc.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Bình luận

Tiêu điểm.

Những thứ kỳ diệu trên Trái đất may mắn lắm mới nhìn thấy trong đời - ảnh 1

Những thứ kỳ diệu trên Trái đất may mắn lắm mới nhìn thấy trong đời

19/09/2022
4
10 quái vật huyền bí nửa người nửa thú trong thần thoại Hy Lạp

10 quái vật huyền bí “nửa người nửa thú” trong thần thoại Hy Lạp

19/08/2022
0
Nguyên mẫu thử nghiệm của mẫu tàu ngầm trên mặt nước. (Ảnh: Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Nam Ninh)

Trung Quốc phát triển tàu ngầm không người lái bay được

10/09/2022
2
Nếu chế tạo phi thuyền có tốc độ ánh sáng, con người có thể di chuyển về quá khứ. (Ảnh: NBCnews)

Nếu âm thanh nhanh bằng vận tốc ánh sáng, chuyện gì xảy ra?

16/08/2022
5
Virus Adeno là gì - ảnh 2

Virus Adeno là gì?

07/10/2022
12
Hình tượng Thái Bình Công Chúa trong phim Trung Quốc.

Vì sao Thái Bình công chúa không kế nghiệp Võ Tắc Thiên?

20/09/2022
14
Bộ lạc ăn thịt người ở New Guinea: Chia sẻ vợ và không có rào cản tình dục - ảnh 1

Bộ lạc ăn thịt người ở New Guinea: Chia sẻ vợ và không có rào cản tình dục

21/09/2022
17
Trung Quốc phát triển tàu viên đạn 400 km/h

Trung Quốc phát triển tàu viên đạn 400 km/h

04/09/2022
2
9 dịch bệnh quái quỷ trong lịch sử nhân loại - ảnh 9

9 dịch bệnh quái quỷ trong lịch sử nhân loại

29/08/2022
4
Lời nguyền của kim tự tháp Ai Cập - ảnh 4

Bật mí về: Lời nguyền của kim tự tháp Ai Cập

09/09/2022
80
Bệnh ung thư máu là gì?

Bệnh ung thư máu là gì? Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị

26/09/2022
9

Bài viết xem nhiều.

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của Kẻ hủy diệt

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của “Kẻ hủy diệt”

21/09/2022
966
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

22/09/2022
353
Giật mình phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 7

Giật mình với phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập

21/09/2022
245
Khám phá Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Khám phá kim tự tháp Ai Cập cổ đại với những điều ít biết

31/08/2022
188
Lịch sử ngôn ngữ lập trình

Lịch sử ngôn ngữ lập trình

31/08/2022
134
Chó Husky. Ảnh: Internet

Top 10 giống chó nguy hiểm bị “cấm” trên thế giới

24/08/2022
133
Trường Bình Công Chúa. Ảnh minh họa

Cuộc đời bi thảm của Trường Bình Công Chúa

26/08/2022
128
Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

02/09/2022
120
Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

30/09/2022
118
Một vòng thế giới: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In