• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
No Result
View All Result
Trang chủ Khám phá Đại dương học

Bí ẩn chưa thể giải đáp về bạch tuộc ma Casper

6 tháng trước
trong Đại dương học
Thời gian đọc: 3 phút
0 0
A A
0
Bạch tuộc Casper đẻ trứng trên hải miên. (Ảnh: Monterey Bay Aquarium Research Institute).

Bạch tuộc Casper đẻ trứng trên hải miên. (Ảnh: Monterey Bay Aquarium Research Institute).

1
CHIA SẺ
6
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Năm 2016, sinh vật này được phát hiện lần đầu ở vùng biển ngoài khơi Hawaii ở độ sâu 4 km dưới biển. Khi đó, các nhà khoa học khẳng định nó gần như chắn chắn là một loài mới. Bạch tuộc Casper được đặt theo tên một nhân vật ma trong phim hoạt hình.

Bạch tuộc Casper màu trắng sáng, không vây, các xúc tu ngắn và dày. Đây là loài động vật chân đầu (cephalopods) duy nhất được camera của robot lặn quay lại ở độ sâu như vậy.

Bí ẩn chưa thể giải đáp về bạch tuộc ma Casper - ảnh 1
Loài bạch tuộc Casper có xúc tu ngắn gây khó hiểu. (Ảnh: NOAA Office of Ocean Exploration and Research).

Trước đó, loài động vật chân đầu duy nhất được phát hiện ở độ sâu tương tự là bạch tuộc Dumbo – đặt theo tên một nhân vật hoạt hình khác. Nó được tìm thấy ở độ sâu khoảng 7 km, đầu có hình thù kỳ lạ, hai vây nhô ra trên đầu như tai voi, theo Guardian.

Bắt gặp Casper là khoảnh khắc khó quên đối với bà Janet Voight – người phụ trách mảng động vật không xương sống của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field ở Chicago (Mỹ). “Điều này hoàn toàn mới và khác lạ”, bà nói.

Casper mang đến nhiều điều bí ẩn. Ví dụ, vì sao màu sắc của nó lại nhạt như thế, trong khi hầu hết bạch tuộc được xem là loài động vật ngụy trang tốt nhất dưới đáy đại dương nhờ khả năng đổi màu cơ thể giống với môi trường xung quanh.

Ngay cả những loài bạch tuộc dưới biển sâu cũng có thể mang màu sắc sặc sỡ, như Graneledone màu tím. Một số loài có sắc tố da sẫm màu để ẩn trốn trước con mồi phát sáng. Bà Voight đoán rằng màu sắc nhợt nhạt của Casper có thể do thức ăn của nó thiếu sắc tố.

Một bí ẩn khác là các xúc tu của Casper đều ngắn, dù không phải do phạm vi tiếp cận của nó hạn chế. “Đáng nhẽ (bạch tuộc) sống ở độ sâu nông hơn và ở môi trường nhiệt đới hơn thì xúc tu càng phải dài và mỏng hơn”.

Theo bà Janet Voight, xu hướng phát triển này chưa có lời giải thích rõ ràng. Bà lý giải, thay vì duỗi ra để lấy thức ăn, bạch tuộc Casper đã sử dụng chiến thuật thay thế là xoay người sang xung quanh để miệng của nó, ở mặt dưới cơ thể, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.

Các nhà khoa học tìm hiểu thêm về Casper bằng cách thu thập các cảnh quay dưới biển sâu Thái Bình Dương trong 5 năm. Qua đó, họ phát hiện thêm hàng chục con giống bạch tuộc Casper dưới đáy biển xuất phát từ 2 loài khác biệt.

“Có thể là chúng khá phổ biến”, bà Voight nói. “Đó chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng ta biết rất ít về những gì ở dưới đó”.

Bí ẩn chưa thể giải đáp về bạch tuộc ma Casper - ảnh 2
Bạch tuộc Casper đẻ trứng trên hải miên. (Ảnh: Monterey Bay Aquarium Research Institute).

Đối với bà, điều đặc biệt thú vị là Casper sử dụng xúc tu để quấn lấy những quả trứng bị mắc vào hải miên (sinh vật xốp dưới biển). Chúng dường như đẻ trứng trên các hải miên, thay vì đá.

Hiện tại, loài bạch tuộc Casper nhợt nhạt và bí ẩn này vẫn chưa được đặt tên chính thức, vì mọi điều chúng ta biết về chúng chỉ qua hình ảnh. Chưa có ai thu thập được mẫu vật để nghiên cứu chi tiết.

5/5 - (4 bình chọn)
Từ khóa: bạch tuộcbạch tuộc casperbạch tuộc maJanet Voightxúc tu của bạch tuộc casper
ShareTweetPin1
Bài trước

Bí mật đằng sau công nghệ gây mưa nhân tạo của Arab Saudi: Bước đột phá về thời tiết!

Bài tiếp theo

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Vùng biển bí ẩn được ví với Bermuda: 4 bề không gió nhưng tàu thuyền qua là biến mất kỳ lạ - ảnh 1
Đại dương học

Vùng biển bí ẩn được ví với Bermuda: 4 bề không gió nhưng tàu thuyền qua là biến mất kỳ lạ

07/09/2022
4
Cá mặt quỷ lẩn mình dưới cát biển.
Đại dương học

Thợ lặn hốt hoảng đối mặt với cá mặt quỷ dưới đáy đại dương

22/08/2022
2
Dưới biển sâu có vô số những sinh vật kì lạ.
Đại dương học

Khe vực Mariana – Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

25/08/2022
15
Trong một vụ cá mậptấn công và cướp đi tính mạng của ít nhất 150 người.
Đại dương học

Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!

15/08/2022
6
Bãi biển mini ở Australia. (Ảnh: Southaustralia).
Đại dương học

Vùng biển “kỳ cục” nhất thế giới, chỉ 1 người tắm một lần mà khách vẫn xếp hàng tấp nập

15/08/2022
1
Chiếc miệng đầy răng là vũ khí đáng sợ của các "võ sĩ" đại dương này.
Đại dương học

“Đại vương” săn mồi của vùng biển Nhật: Thân hình “bé bự”, thống trị ở độ sâu 2.000 mét nước

14/08/2022
5
Load More
Bài tiếp theo
Tuyệt chủng Creta - Paleogen

5 cuộc Đại Tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất

Những thông số về hành tinh GJ 667Cc.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Người Ai Cập cổ chuộng vẽ tranh 2D, phong cách có nhiều nét tương đồng truyện tranh hiện đại

Người Ai Cập cổ đại chuộng vẽ tranh 2D, phong cách có nhiều nét tương đồng truyện tranh hiện đại

Bình luận

Tiêu điểm.

Câu chuyện phía sau tờ USD mệnh giá cao nhất: 100.000 USD - ảnh 4

Câu chuyện phía sau tờ USD mệnh giá cao nhất: 100.000 USD

02/09/2022
4
Những bí mật kim tự tháp Ai Cập cổ đại ít người biết

Những bí mật kim tự tháp Ai Cập cổ đại ít người biết

29/08/2022
30
Hình tượng Thái Bình Công Chúa trong phim Trung Quốc.

Vì sao Thái Bình công chúa không kế nghiệp Võ Tắc Thiên?

20/09/2022
14
Truyền thuyết về các linh hồn ma quỷ biết đoạt hồn

Truyền thuyết về các linh hồn ma quỷ biết “đoạt hồn”

23/08/2022
10
Theo tính toán, có tới 96% vật liệu được sử dụng ở 2/3 dưới của tháp.

Công trình kiến trúc kim tự tháp Ai Cập là hình chóp gì?

06/09/2022
16
10 quái vật huyền bí nửa người nửa thú trong thần thoại Hy Lạp

10 quái vật huyền bí “nửa người nửa thú” trong thần thoại Hy Lạp

19/08/2022
0
Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

22/09/2022
353
Hàng loạt kho báu của Đức Quốc xã có còn tồn tại? - Ảnh 1

Hàng loạt kho báu của Đức Quốc xã có còn tồn tại?

24/08/2022
2
Những quán thịt nướng ngon nhất Seoul

Những quán thịt nướng ngon nhất Seoul

18/08/2022
10
Những điều bạn chưa biết về eSIM - ảnh 1

Những điều bạn chưa biết về eSIM

14/09/2022
0
Kính James Webb thu được bằng chứng CO2 trong khí quyển ngoại hành tinh - ảnh 1

Kính James Webb thu được bằng chứng CO2 trong khí quyển ngoại hành tinh

27/08/2022
0

Bài viết xem nhiều.

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của Kẻ hủy diệt

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của “Kẻ hủy diệt”

21/09/2022
966
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Giật mình phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 7

Giật mình với phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập

21/09/2022
245
Khám phá Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Khám phá kim tự tháp Ai Cập cổ đại với những điều ít biết

31/08/2022
188
Lịch sử ngôn ngữ lập trình

Lịch sử ngôn ngữ lập trình

31/08/2022
134
Chó Husky. Ảnh: Internet

Top 10 giống chó nguy hiểm bị “cấm” trên thế giới

24/08/2022
133
Trường Bình Công Chúa. Ảnh minh họa

Cuộc đời bi thảm của Trường Bình Công Chúa

26/08/2022
128
Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

02/09/2022
120
Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

30/09/2022
118
Top 10 sinh vật “đáng sợ” trong rừng nhiệt đới Amazon, rắn và nhện lớn nhất thế giới đã có mặt tại đây!

Top 10 sinh vật “đáng sợ” trong rừng nhiệt đới Amazon, rắn và nhện lớn nhất thế giới đã có mặt tại đây!

25/08/2022
116
Một vòng thế giới: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In