• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
No Result
View All Result
Trang chủ Đời sống Bệnh và thông tin bệnh

Bệnh đậu mùa khỉ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Dấu hiệu cảnh báo người mắc bệnh đậu mùa khỉ

6 tháng trước
trong Bệnh và thông tin bệnh
Thời gian đọc: 7 phút
0 0
A A
0
Bệnh đậu mùa khỉ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Virus bệnh đậu khỉ xâm nhập tế bào. (Ảnh: Reuters).

0
CHIA SẺ
3
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Bệnh đậu mùa khỉ là dạng bệnh hiếm gặp, gây ra bởi virus đậu khỉ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) họp khẩn để thảo luận về đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ gần đây, trong bối cảnh châu Âu có thể đã ghi nhận hơn 100 ca nhiễm.

Nội dung bài viết

  1. Bệnh đậu mùa khỉ có nguồn gốc từ đâu?
  2. Bênh đậu mùa khỉ có liên quan đến bệnh đậu mùa?
  3. Những nước nào đã có người mắc bệnh đậu khỉ?
  4. Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?
  5. Ai dễ bị đậu mùa khỉ?
  6. Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
  7. Điều trị bệnh đậu mùa khỉ
  8. Biện pháp phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ có nguồn gốc từ đâu?

Virus đậu khỉ, tương tự như đậu mùa, thuộc chi Orthopoxvirus. Virus này có cấu trúc và tính chất gây bệnh tương tự như thủy đậu nhưng bệnh canh thường nhẹ hơn. Dù có tên là bệnh đậu mùa khỉ nhưng không phải do virus của khỉ. Hiện nay, vật chủ lây virus này chưa được xác định rõ, nhưng các sinh vật nghĩ tới hàng đầu là loài gặm nhấm và sóc nhỏ trong rừng nhiệt đới sống ở châu Phi, chủ yếu ở phía tây và trung tâm châu Phi. Các trường hợp mắc bệnh đậu mùa trên khỉ ở châu Phi ngày càng gia tăng do con người ngày càng xâm phạm môi trường sống của các loài động vật mang virus. Bệnh đậu mùa khỉ ở người xảy ra đầu tiên ở Châu Phi, xảy ra rải rác ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Nhưng từ năm 2016, các trường hợp bệnh cũng được xác nhận và báo cáo tại Sierra Leone, Liberia, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo và Nigeria.

Bênh đậu mùa khỉ có liên quan đến bệnh đậu mùa?

Gần đây, ở châu Phi có sự gia tăng tỷ lệ người mắc mới gấp 20 lần so vói trước đây. Một số ý kiến cho rằng có thể do việc ngừng tiêm chủng bệnh đậu mùa vào năm 1980. Trong khi những người đã được tiêm vắc xin đậu mùa, thậm chí tiêm cách đây 25 năm đều ít nguy cơ mắc bệnh đậu khỉ.

Những nước nào đã có người mắc bệnh đậu khỉ?

Ngoài châu Phi thì Mỹ đã xuất hiện một vụ dịch bùng phát đã xảy ra vào năm 2003. Khi các loài gặm nhấm được đưa tới từ châu Phi như một loại thú cưng đã lây lan sang chó chăn cừu, sau đó đã lây nhiễm sang người. Vụ dịch bùng phát ở 6 tiểu bang, trong đó có 35 trường hợp được xác nhận, 13 trường hợp có thể, và 22 trường hợp nghi ngờ và may mắn không có tử vong. Ở châu Phi, tỷ lệ tử vong dao động từ 4% đến 22%.

Bệnh đậu mùa khỉ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Virus bệnh đậu khỉ xâm nhập tế bào. (Ảnh: Reuters).

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền từ động vật qua dịch cơ thể, bao gồm các giọt nước bọt hoặc đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết vết thương. Bệnh đậu mùa khỉ có lây truyền từ người sang người không? Sự lây truyền từ người sang người xảy ra không hiệu quả và được cho là xảy ra chủ yếu qua các giọt đường hô hấp lớn khi tiếp xúc mặt đối mặt kéo dài. Ở những người sống chung với người mắc bệnh đậu khỉ thì khả năng lây bệnh 50%. Hầu hết bệnh nhân là trẻ em.

Ai dễ bị đậu mùa khỉ?

TS Susan Hopkins (Cố vấn Y tế của Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh) cho biết: “Các bằng chứng cho thấy có thể virus đậu mùa khỉ đang lây lan trong cộng đồng qua những tiếp xúc gần gũi. Chúng tôi đặc biệt kêu gọi những người đồng tính nam, lưỡng tính lưu ý về bất kỳ vết phát ban hoặc tổn thương bất thường nào và liên hệ ngay với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục”.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), ở người, triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ tương tự nhưng nhẹ hơn khi mắc bệnh đậu mùa.

Người bệnh sẽ khởi phát với tình trạng sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, kiệt sức, ớn lạnh. Đặc biệt, triệu chứng đặc hiệu để phân biệt hai loại bệnh đậu mùa là vết sưng ở hạch bạch huyết. Người mắc đậu mùa khỉ sẽ bị nổi hạch, trong khi bệnh nhân bị đậu mùa thì không.

Thời gian ủ bệnh (từ khi nhiễm virus đến khi có triệu chứng) là 7-14 ngày, đôi khi kéo dài 5-21 ngày. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Trong vòng 1-3 ngày (có thể lâu hơn) sau khi bị sốt, bệnh nhân sẽ xuất hiện phát ban khó chịu. Các vết phát ban thường bắt đầu ở mặt, sau đó lan sang những bộ phận khác của cơ thể.

Các tổn thương trên cơ thể người bệnh sẽ trải qua quá trình từ rát (tổn thương phẳng) đến sẩn (tổn thương nổi), mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch) sau đó là mụn mủ. Cuối cùng, các vết tổn thương đóng vảy trước khi rụng hết và khỏi bệnh, để lại sẹo.

Bệnh thường kéo dài trong 2-4 tuần. Ở châu Phi, bệnh đậu mùa khỉ đã được chứng minh là có thể gây tử vong cho 1/10 người mắc.

Điều trị bệnh đậu mùa khỉ

Điều trị bệnh đậu mùa khỉ là hỗ trợ. Các loại thuốc hữu ích tiềm năng bao gồm: Thuốc kháng virus mới tecovirimat (gần đây đã được phê duyệt để điều trị bệnh đậu mùa) Thuốc kháng virus cidofovir Các thuốc nghiên cứu brincidofovir (CMX001) Tất cả các loại thuốc này đều có hoạt tính chống lại virus đậu khỉ trên in vitro và trong các mô hình thử nghiệm. Tuy nhiên, không có loại thuốc nào đã được nghiên cứu hoặc sử dụng trong các vùng dịch lưu hành để điều trị bệnh đậu khỉ.

Biện pháp phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ

Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

6. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

TP.HCM phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên

TP.HCM phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết thành phố đã phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên và sẽ sớm có thông báo chính thức về trường hợp này.Nội dung bài...
5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa: bệnh đậu mùa khỉdấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉtriệu chứng của bệnh đậu mùa khỉvirus đậu mùa khỉ
ShareTweetPin
Bài trước

TP.HCM phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên

Bài tiếp theo

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Người thường xuyên tiếp xúc với các sản phẩm đồi trụy có khả năng mắc cuồng dâm cao hơn.
Bệnh và thông tin bệnh

Cuồng dâm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

26/09/2022
0
Bệnh trầm cảm - Những điều cần biết và giải pháp đơn giản để phòng chống - ảnh 6
Bệnh và thông tin bệnh

Bệnh trầm cảm – Những điều cần biết và giải pháp đơn giản để phòng chống

29/08/2022
2
Load More
Bài tiếp theo
Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh - ảnh 6

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh

Phát hiện mỏ neo 2.000 năm tuổi cực kỳ hiếm - ảnh 1

Phát hiện mỏ neo 2.000 năm tuổi "cực kỳ hiếm"

Vì sao chúng ta dễ buồn chán vào cuối thu, đầu đông - ảnh 1

Vì sao chúng ta dễ buồn chán vào cuối thu, đầu đông?

Bình luận

Tiêu điểm.

Truy tìm kho báu 750 tấn vàng của đế quốc Inca bí ẩn - ảnh 4

Truy tìm kho báu 750 tấn vàng của đế quốc Inca bí ẩn

27/08/2022
4
Trí tuệ nhân tạo AI có cảm xúc giống con người

Trí tuệ nhân tạo AI có cảm xúc giống con người

23/08/2022
7
Vương quốc Shambhala, hay Shangri-La, được cho là ở nơi có những ngọn núi pha lê trắng.

Shangri-La: Huyền thoại một thiên đường

17/08/2022
4
Điều gì xảy ra nếu chúng ta không phải là nền văn minh tiên tiến đầu tiên trên Trái đất - ảnh 1

Điều gì xảy ra nếu chúng ta không phải là nền văn minh tiên tiến đầu tiên trên Trái đất?

10/09/2022
5
Giải Nobel của Trung Quốc trao cho 3 nhà khoa học, mỗi người 1 triệu USD

“Giải Nobel của Trung Quốc” trao cho 3 nhà khoa học, mỗi người 1 triệu USD

05/09/2022
0
Bác sĩ Muhammad M Mohiuddin đặt quả tim lợn biến đổi gene vào một thiết bị lưu trữ trước khi cấy ghép cho ông Bennett. (Ảnh: Reuters).

Câu hỏi lớn sau vụ ghép tim lợn đầu tiên cho người

06/09/2022
3
Trẻ em nhiễm cúm cà chua thường có phát ban giống với chân tay miệng. (Ảnh: NY Post)

Dịch cúm bí ẩn bùng phát tại Ấn Độ

22/08/2022
0
Lốp cao su đáp ứng được tiêu chí tạo ra và duy trì được độ ma sát với địa hình.

Tại sao bánh xe lửa bằng kim loại mà bánh xe ô tô lại là cao su?

27/08/2022
6
Tái tạo hình ảnh loài Plesiosaurs với chiếc cổ dài vô tận (Ảnh: Dotted Yeti).

Bí ẩn hơn một thế kỷ về loài “thằn lằn đầu rắn” có thể được giải đáp?

29/08/2022
106
Nhà băng học Andreas Linsbauer và trợ lý Andrea Millhaeusler khoan một lỗ tại một điểm đo trên sông băng Pers, gần khu nghỉ mát Alpine ở Pontresina, Thụy Sĩ. (Ảnh: Reuters).

Băng trên đỉnh Alps biến mất, nhiều hài cốt người và xác máy bay lộ ra

20/08/2022
3
Những nền văn minh cổ xưa tại Châu Phi mà có thể bạn chưa từng biết tới - ảnh 1

Những nền văn minh cổ xưa tại Châu Phi mà có thể bạn chưa từng biết tới!

20/09/2022
2

Bài viết xem nhiều.

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của Kẻ hủy diệt

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của “Kẻ hủy diệt”

21/09/2022
966
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

22/09/2022
354
Giật mình phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 7

Giật mình với phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập

21/09/2022
247
Khám phá Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Khám phá kim tự tháp Ai Cập cổ đại với những điều ít biết

31/08/2022
189
Chó Husky. Ảnh: Internet

Top 10 giống chó nguy hiểm bị “cấm” trên thế giới

24/08/2022
135
Lịch sử ngôn ngữ lập trình

Lịch sử ngôn ngữ lập trình

31/08/2022
135
Trường Bình Công Chúa. Ảnh minh họa

Cuộc đời bi thảm của Trường Bình Công Chúa

26/08/2022
131
Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

02/09/2022
123
Top 10 sinh vật “đáng sợ” trong rừng nhiệt đới Amazon, rắn và nhện lớn nhất thế giới đã có mặt tại đây!

Top 10 sinh vật “đáng sợ” trong rừng nhiệt đới Amazon, rắn và nhện lớn nhất thế giới đã có mặt tại đây!

25/08/2022
119
Một vòng thế giới: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In