• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Một vòng thế giới | Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
No Result
View All Result
Trang chủ Đời sống Môi trường

Băng trên đỉnh Alps biến mất, nhiều hài cốt người và xác máy bay lộ ra

5 tháng trước
trong Môi trường
Thời gian đọc: 9 phút
1 0
A A
0
Nhà băng học Andreas Linsbauer và trợ lý Andrea Millhaeusler khoan một lỗ tại một điểm đo trên sông băng Pers, gần khu nghỉ mát Alpine ở Pontresina, Thụy Sĩ. (Ảnh: Reuters).

Nhà băng học Andreas Linsbauer và trợ lý Andrea Millhaeusler khoan một lỗ tại một điểm đo trên sông băng Pers, gần khu nghỉ mát Alpine ở Pontresina, Thụy Sĩ. (Ảnh: Reuters).

1
CHIA SẺ
3
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Hầu hết sông băng trên khắp thế giới đang thu hẹp dần do biến đổi khí hậu, nhưng tình trạng này diễn ra đặc biệt nghiêm trọng ở đỉnh Alps, nơi được coi là nóc nhà châu Âu.

Andreas Linsbauer là một nhà nghiên cứu băng. Công việc của ông là đi đến những khu vực hiểm trở trên dãy Alps bên phía Thụy Sĩ để thu thập dữ liệu về những thay đổi ở vùng đất lạnh giá này.

Mặc dù năm nay đã 45 tuổi, ông Linsbauer vẫn nhẹ nhàng lướt đi trên mặt đất phủ đầy tuyết với một chiếc ba lô nặng 10 kg sau lưng. Bên trong chiếc ba lô này chính là tất cả thiết bị ông cần cho công việc của mình: Lập biểu đồ về sự suy giảm các con sông băng của Thụy Sĩ.

Nhà băng học Andreas Linsbauer và trợ lý Andrea Millhaeusler khoan một lỗ tại một điểm đo trên sông băng Pers, gần khu nghỉ mát Alpine ở Pontresina, Thụy Sĩ. (Ảnh: Reuters).
Nhà băng học Andreas Linsbauer và trợ lý Andrea Millhaeusler khoan một lỗ tại một điểm đo trên sông băng Pers, gần khu nghỉ mát Alpine ở Pontresina, Thụy Sĩ. (Ảnh: Reuters).

Một mùa hè khắc nghiệt

Thông thường, nhà nghiên cứu này sẽ có mặt ở sông băng Morteratsch khổng lồ vào cuối tháng 9 hàng năm, thời điểm được coi là kết thúc mùa hè tan băng trên dãy Alps. Nhưng trong năm nay, lượng băng mất đi lớn một cách bất thường, và ông Linsbauer phải có mặt ở đây sớm hơn gần 2 tháng so với lịch trình, để thực hiện các đo đạc khẩn cấp.

Những chiếc cột mà ông Linsbauer thường sử dụng để đo độ sâu của băng đang bắt đầu lung lay, do băng đã tan quá nhiều, khiến ông phải khoan hố để cắm cột mới.

Dữ liệu được chia sẻ độc quyền với Reuters cho thấy các dòng sông băng trên dãy Alps đang trên đà thu hẹp với khối lượng lớn nhất trong vòng 60 năm qua. Bằng cách so sánh sự khác biệt giữa lượng tuyết rơi trong mùa đông với lượng băng tan vào mùa hè, các nhà khoa học có thể ước tính mức độ sụt giảm của sông băng trong một năm nhất định.

Mùa đông năm ngoái trên dãy Alps tuyết rơi rất ít, trong khi mùa hè năm nay khu vực này đã trải qua hai trận sóng nhiệt. Nhiệt độ đo được tại làng Zermatt ở dãy Alps bên phía Thụy Sĩ trong tháng 7 vừa qua có lúc lên đến gần 30 độ C.

Trong đợt sóng nhiệt này, độ cao mà ở đó nước đóng băng đạt kỷ lục 5.184 m – tức là cao hơn cả đỉnh Mont Blanc cao nhất dãy Alps. Bình thường thì nhiệt độ đóng băng vào mùa hè trên dãy núi này sẽ bao phủ khu vực cao từ 3.000-3.500 m.

“Đây rõ ràng là một mùa hè khắc nghiệt”, ông Linsbauer nói, gần như phải hét lên vì tiếng ồn của các dòng suối hình thành từ nước băng tan chảy.

Hầu hết sông băng trên thế giới – dấu vết còn sót lại của kỷ băng hà cuối cùng – đang dần biến mất do biến đổi khí hậu. Nhưng sông băng trên dãy Alps đặc biệt dễ bị tổn thương hơn do chúng nhỏ hơn về kích thước, và chỉ được bao phủ bởi lớp băng tương đối mỏng. Trong khi đó, nhiệt độ trên dãy Alps đang ấm lên trung bình 0,3 độ C mỗi thập kỷ, nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu.

Nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng, các sông băng trên dãy Alps sẽ mất đi hơn 80% khối lượng vào cuối thế kỷ này. Theo một báo cáo năm 2019 của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc, xu hướng này là không thể đảo ngược và nhiều sông băng trên dãy Alps sẽ biến mất dù chúng ta có hành động ngay từ bây giờ.

Morteratsch – địa điểm ưa thích của du khách trên dãy Alps – giờ đây đã thay đổi, không còn là dòng sông băng của ngày hôm qua nữa. Dải lụa trắng từng vắt từ đỉnh núi xuống tận thung lũng phía dưới, nay đã ngắn hơn khoảng 3 km, trong khi độ dày của lớp tuyết và băng đã giảm tới 200 mét.

Sông băng Pers trước đây từng kết nối với sông băng Morteratsch, tuy nhiên nó đã ngắn lại và không còn chảy vào Morteratsch nữa. (Ảnh: Reuters).
Sông băng Pers trước đây từng kết nối với sông băng Morteratsch, tuy nhiên nó đã ngắn lại và không còn chảy vào Morteratsch nữa. (Ảnh: Reuters).

Tình hình u ám trong mùa hè năm nay làm dấy lên quan ngại rằng các dòng sông băng trên dãy Alps có thể biến mất sớm hơn dự kiến. Theo ông Matthias Huss, người đứng đầu tổ chức GLAMOS chuyên theo dõi các dòng sông băng ở Thụy Sĩ, điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu thời tiết các năm tới lặp lại những gì xảy ra trong năm 2022.

“Chúng tôi đang thấy những dự đoán về điều xảy ra trong hàng thập kỷ tới, lại đang xảy ra ngay vào lúc này. Tôi không nghĩ rằng lại có một năm khắc nghiệt như vậy ngay từ đầu thế kỷ”, ông Huss nói thêm.

Sông băng trên dãy Alps sẽ trở thành quá khứ

Các nhà băng học ở Áo, Pháp và Italy đều xác nhận rằng sông băng ở những nước này đang thu hẹp với tốc độ kỷ lục. Ở Áo, những dòng sông băng không còn được bao phủ bởi tuyết nữa, theo ông Andrea Fischer, nhà băng học tại Viện Khoa học Áo.

Tuyết rơi hàng năm không chỉ bổ sung cho lượng băng bị tan chảy vào mùa hè mà còn bảo vệ các dòng sông băng. Lớp tuyết rơi giống như một lớp phủ tự nhiên màu trắng, phản chiếu lại ánh sáng Mặt Trời và giúp băng tan ít hơn. Lớp tuyết trắng này sẽ phản chiếu ánh sáng tốt hơn là lớp băng, vì sông băng thường lẫn lộn bụi đất cũng như các ô nhiễm.

Điều này khiến cho tại một số khu nghỉ mát trượt tuyết nổi tiếng của Thụy Sĩ, người dân ở đây đã phải dùng những tấm bạt trắng cỡ lớn để bảo vệ lớp tuyết trước ánh nắng mùa hè.

Các dòng sông băng của Thụy Sĩ xuất hiện trong nhiều câu chuyện cổ tích, và sự kỳ bí của chúng có thể được coi là một phần của niềm tự hào quốc gia. Dòng sông băng Aletsch của nước này còn được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới.

Tại sông băng Grand Etret ở phía tây bắc Italy, năm nay tuyết chỉ rơi với độ dày 1,3 m, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 2 m hàng năm được ghi nhận trong vòng 20 năm qua.

Sự sụt giảm mạnh của lớp băng trên dãy Alps trong năm nay khiến ngay cả các nhà khoa học cũng ngạc nhiên. Nhiều sông băng đã ngắn lại trong những năm qua, chỉ còn tồn tại ở khu vực có độ cao lớn nơi nhiệt độ thấp hơn, vì vậy trên lý thuyết chúng sẽ được bảo vệ tốt hơn.

“Bạn có thể dễ dàng tưởng tượng điều xảy ra vào cuối mùa hè, đó là sự sụt giảm rộng khắp về độ bao phủ của các dòng sông băng trên dãy Alps của Italy”, ông Marco Giardino, phó chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu băng Italy, nhận định.

Tốc độ tan chảy chưa từng có tiền lệ của những dòng sông băng trên dãy Alps cũng mang tới những vấn đề mới. Một phần đường biên giới tự nhiên giữa Italy và Thụy Sĩ nằm trên lớp sông băng dày trên đỉnh Alps.

Khi những dòng sông băng này tan chảy cũng có nghĩa là địa hình biến đổi theo, và đường biên giới tự nhiên giữa hai quốc gia trở nên không còn cố định nữa.

Một phụ nữ đứng chụp ảnh với lá cờ Thụy Sĩ gần đỉnh Piz Palü. (Ảnh: Reuters).
Một phụ nữ đứng chụp ảnh với lá cờ Thụy Sĩ gần đỉnh Piz Palü. (Ảnh: Reuters).

Đây là vấn đề không của riêng ai, vì vậy Italy đã ký thỏa thuận với Áo và Thụy Sĩ, lần lượt vào các năm 2006 và 2009, để công nhận đường biên giới trên dãy Alps là một đường biên giới “di động”, tức là nó có thể thay đổi nằm ngoài tầm kiểm soát của các quốc gia.

Một trường hợp hy hữu đã xảy ra khi Rifugio Guide del Cervino, nhà hàng Italy nổi tiếng nằm sát đường biên giới, được xây dựng vào năm 1984 trên lãnh thổ Italy, giờ đã bỗng nhiên thấy mình trên đất Thụy Sĩ.

Lớp băng mỏng đi trên dãy Alps cũng dần làm hé lộ những thi thể người mất tích trong quá khứ, cũng như một xác máy bay rơi từ năm 1968.

Hai nhà leo núi người Pháp đã phát hiện hài cốt người vào ngày 3/8 khi đang khám phá sông băng Chessjen ở bang Valais (Thụy Sĩ), cảnh sát xác nhận hôm 8/8.

Ông Dario Andenmatten, quản lý nhà nghỉ Britannia Hut trên dãy Alps, cho rằng người này có thể chết vào khoảng những năm 1970 hoặc 1980.

Cách đó một tuần, bộ hài cốt khác được phát hiện ở sông băng Stockji gần khu nghỉ dưỡng Zermatt trên núi Matterhorn.

Cảnh sát đang phân tích ADN hai bộ hài cốt trên.

Cảnh sát ở dãy Alps nắm danh sách khoảng 300 người mất tích kể từ năm 1925.

Truyền thông Đức cho rằng bộ hài cốt ở sông băng Stockji là của tỷ phú Karl-Erivan Haub, người đã mất tích khi trượt tuyết vào tháng 4/2018, và được tuyên bố tử vong vào năm 2021.

Tuy vậy, nhà leo núi phát hiện bộ hài cốt trên nói rằng tìm thấy quần áo màu neon “theo phong cách thời trang những năm 80”.

Trước đó, vào đầu tháng 8, hướng dẫn viên leo núi Dominik Nellen đã phát hiện mảnh vỡ của một máy bay được xác định đã rơi vào năm 1968.

5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa: Andreas Linsbauerbăng trên đỉnh alps tan chảydãy alpsđỉnh alpshài cốthài cốt trên dãy alpshệ thống sông băng trên thế giớiSông băng trên dãy Alpsxác máy bay
ShareTweetPin1
Bài trước

Lòng xào dưa là món ăn ”khoái khẩu” nhưng nhóm người nào tuyệt đối không nên đụng đũa?

Bài tiếp theo

Xem tranh vẽ 10.000 năm tuổi, chuyên gia băn khoăn: Lẽ nào Trái đất đã được thiết kế từ trước?

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Những thảm họa lở tuyết kinh hoàng nhất trong lịch sử - ảnh 3
Thảm họa

Những thảm họa lở tuyết kinh hoàng nhất trong lịch sử

07/10/2022
0
Siêu bão Noru càn quét khiến 5 người Philippines thiệt mạng - ảnh 1
Thảm họa

Siêu bão Noru càn quét khiến 5 người Philippines thiệt mạng

26/09/2022
2
Bão Noru giật cấp 17 khi áp sát đất liền, miền Trung sắp mưa lớn - ảnh 1
Khí hậu - Thời tiết

Bão Noru giật cấp 17 khi áp sát đất liền, miền Trung sắp mưa lớn

26/09/2022
3
Bão Noru di chuyển rất nhanh, hướng về miền Trung
Khí hậu - Thời tiết

Bão Noru di chuyển rất nhanh, hướng về miền Trung

24/09/2022
1
Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên của năm 2022
Khí hậu - Thời tiết

Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên của năm 2022

21/09/2022
2
Động đất lời nguyền tấn công Mexico, cảnh báo sóng thần dọc Thái Bình Dương - ảnh 2
Thảm họa

“Động đất lời nguyền” tấn công Mexico, cảnh báo sóng thần dọc Thái Bình Dương

20/09/2022
0
Khí nhà kính là gì? - ảnh 1
Môi trường

Khí nhà kính là gì?

07/09/2022
5
Động đất kích thích có thể kéo dài hàng chục năm
Môi trường

Động đất kích thích có thể kéo dài hàng chục năm

22/09/2022
4
Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất.
Khí hậu - Thời tiết

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

23/08/2022
1
Vị trí chấn tâm của trận động đất xảy ra chiều 23/8. (Ảnh: Viện Vật lý địa cầu).
Môi trường

Động đất mạnh chưa từng có ở Kon Tum, người dân tháo chạy ra khỏi nhà

22/09/2022
4
Load More
Bài tiếp theo
Hình ảnh người ngoài hành tinh mặc bộ đồ vũ trụ được vẽ rất rõ nét. (Ảnh: Express)

Xem tranh vẽ 10.000 năm tuổi, chuyên gia băn khoăn: Lẽ nào Trái đất đã được thiết kế từ trước?

Thay đổi thói quen con người không dễ, nhưng Ford đã làm được.

Henry Ford đã khiến thế giới chuyển từ ngựa sang ô tô bằng cách nào?

Talos of Crete: Câu chuyện 2.000 năm tuổi về vị thần Robot đầu tiên

Talos of Crete: Câu chuyện 2.000 năm tuổi về vị thần Robot đầu tiên

Bình luận

Tiêu điểm.

Vẻ đẹp của nơi tận cùng của Trái đất, trải dài đến đường chân trời - ảnh 7

Vẻ đẹp của “nơi tận cùng của Trái đất”, trải dài đến đường chân trời

20/09/2022
0
Lễ Thất Tịch, Ngưu Lang Chức Nữ được băng qua cầu Ô Thước để gặp nhau.

Lễ Thất Tịch là ngày gì? Ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam

01/09/2022
4
TOP 10 hiện tượng tôn giáo bí ẩn, rợn người nhất thế giới

TOP 10 hiện tượng tôn giáo bí ẩn, rợn người nhất thế giới

24/08/2022
35
5 quán cơm ngon ” chuẩn cơm mẹ nấu” tại Hà Nội

5 quán cơm ngon ” chuẩn cơm mẹ nấu” tại Hà Nội

18/08/2022
15
Người ngoài hành tinh có thể sở hữu khả năng giao tiếp xuyên không gian.

Người ngoài hành tinh có thể nói chuyện xuyên không gian bằng vật lý lượng tử

11/08/2022
3
Công trình này hướng về Cực bắc chuẩn xác hơn bất cứ công trình nào trên thế giới.

Kim tự tháp Giza và 4 bí ẩn nhân loại chưa thể giải mã

09/09/2022
7
Đế quốc Babylon.

Đế quốc Babylon vì sao bị hủy diệt trong phút chốc?

08/09/2022
20
Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất.

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

23/08/2022
1
Hình tượng Thái Bình Công Chúa trong phim Trung Quốc.

Vì sao Thái Bình công chúa không kế nghiệp Võ Tắc Thiên?

20/09/2022
14
Bát trận đồ là trận pháp cho thấy tài dụng binh bậc thầy của Gia Cát Lượng.

Trận pháp độc đáo của Gia Cát Lượng giúp chống 100.000 quân: Chỉ 1 người có thể giải mã?

22/08/2022
4
Tàu vũ trụ Juno khám phá sao Mộc.

Liệu trình độ công nghệ hiện tại của con người có thể đốt cháy sao Mộc không?

22/08/2022
2

Bài viết xem nhiều.

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của Kẻ hủy diệt

Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của “Kẻ hủy diệt”

21/09/2022
966
Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết - ảnh 1

Tại sao người bị trầm cảm thường muốn chết?

30/08/2022
924
Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người - ảnh 5

Một con chim đậu xuống cửa sông mở đầu đại dịch giết chết 50 triệu người

22/09/2022
353
Giật mình phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 7

Giật mình với phát hiện hình ảnh bên trong kim tự tháp Ai Cập

21/09/2022
245
Khám phá Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Khám phá kim tự tháp Ai Cập cổ đại với những điều ít biết

31/08/2022
188
Lịch sử ngôn ngữ lập trình

Lịch sử ngôn ngữ lập trình

31/08/2022
134
Chó Husky. Ảnh: Internet

Top 10 giống chó nguy hiểm bị “cấm” trên thế giới

24/08/2022
133
Trường Bình Công Chúa. Ảnh minh họa

Cuộc đời bi thảm của Trường Bình Công Chúa

26/08/2022
128
Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

02/09/2022
120
Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

Những người có “siêu năng lực” khiến khoa học không thể lý giải được

30/09/2022
118
Một vòng thế giới: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

© 2022 Một vòng thế giới - Khoa học - Công nghệ - Tri Thức.

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In