Khi nhắc đến nhà Nguyên không thể không nói đến sự thống trị của người Mông Cổ đối với người Hán. Dưới triều đại nhà Nguyên, người Hán phải chịu đựng nhiều chính sách ngược đãi và phân biệt đối xử khắc nghiệt.
Dân số Trung Quốc dưới triều đại nhà Nguyên
Khi nhà Nguyên bắt đầu cai trị Trung Quốc, dân số đã bị giảm sút nghiêm trọng do các cuộc chiến tranh kéo dài và những cuộc xâm lược tàn phá của người Mông Cổ.
Trước khi nhà Nguyên thành lập, dân số Trung Quốc ước tính vào khoảng 120 triệu người dưới thời Nam Tống. Tuy nhiên, sau những cuộc chiến khốc liệt và sự thống trị của người Mông Cổ, dân số đã giảm mạnh.
Các nghiên cứu lịch sử cho thấy rằng, vào thời kỳ đầu của triều đại nhà Nguyên dân số Trung Quốc chỉ còn khoảng 60 cho đến 70 triệu người.
Nguyên nhân của sự suy giảm này có thể bao gồm “chiến tranh và xâm lược“. Rõ ràng, cuộc chiến tranh của người mông cổ kéo dài và tàn bạo đã khiến người Trung Quốc thiệt mạng rất nhiều.
Sự tàn phá sau chiến tranh và việc quản lý yếu kém cũng dẫn đến những đợt bùng phát dịch bệnh và nạn đói dẫn đến dân số tiếp tục giảm.
Và thêm nữa, nhiều người Trung Quốc buộc phải di cư hoặc phân tán đến các vùng khác do chiến tranh và sự thống trị của người Mông Cổ, dân số lại giảm thêm một lần nữa.
Tỷ lệ người Hán và người Mông Cổ
Dưới triều đại nhà Nguyên, người Mông Cổ chỉ là thiểu số so với người Hán. Tuy nhiên, người Mông Cổ nắm quyền kiểm soát và cai trị đất nước, thiết lập một hệ thống phân biệt đối xử rõ ràng để duy trì quyền lực.
Số liệu chính xác về tỉ lệ người Hán và người Mông Cổ trong thời kỳ nhà Nguyên rất khó xác định, do thiếu các tài liệu cụ thể và việc ghi chép không đầy đủ. Tuy nhiên, có thể ước tính rằng người Mông Cổ chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng dân số Trung Quốc, có thể chỉ vài phần trăm. Trong khi đó, người Hán vẫn chiếm đa số dù bị áp bức và phân biệt đối xử.
Mặc dù chiếm thiểu số, người Mông Cổ đã áp đặt sự thống trị lên toàn bộ xã hội Trung Quốc thông qua hệ thống phân tầng xã hội và các chính sách cai trị nghiêm ngặt. Họ kiểm soát các vị trí quyền lực trong quân đội, trong chính quyền và các lĩnh vực kinh tế quan trọng.
Sự phân biệt đối xử sắc tộc
Nhà nguyên do Hốt Tất Liệt thành lập đã áp đặt một hệ thống phân biệt đối xử rõ ràng. Người dân được chia thành các tầng lớp xã hội và người Hán bị xếp ở tầng lớp thấp nhất.
- Một là người Mông Cổ, sẽ đứng đầu trong hệ thống xã hội, được hưởng nhiều đặc quyền và quyền lợi.
- Hai là người sắc mục, tức là các dân tộc Trung á và Tây á, xếp sau người Mông Cổ. Họ cũng được đối xử ưu đãi.
- Ba là người Hán nhưng mà ở phía bắc, tức là những người Hán đã bị Mông Cổ chinh phục từ trước.
- Bốn là người Hán ở phía nam, nơi bị nhà Tống chinh phục. Bị xếp ở tầng lớp thấp nhất và chịu nhiều bất công nhất
Chính sách thuế khóa là lao dịch
Người Hán dưới triều đại nhà Nguyên phải chịu mức thuế cao và gánh nặng lao dịch so với những tầng lớp khác. Nhà Nguyên áp đặt nhiều loại thuế khác nhau lên người Hán, bao gồm thuế đất, thuế nông nghiệp và thuế lao động. Những khoản thuế này đã tạo ra gánh nặng kinh tế khổng lồ khiến đời sống của người Hán trở nên cực kỳ khó khăn.
Bên cạnh đó, người Hán bị buộc phải tham gia vào các công trình lao dịch lớn do nhà Nguyên thực hiện. Chẳng hạn như là xây dựng cung điện, đê điều, đường xá. Công việc này không chỉ vất vả mà còn nguy hiểm khiến nhiều người mất mạng hoặc bị thương tật.
Hạn chế trong giáo dục và thăng tiến
Người Hán cũng bị hạn chế trong giáo dục và thăng tiến. Dưới triều đại nhà Nguyên, người Hán gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với sự học và cơ hội để thăng tiến trong xã hội. Nhà Nguyên giảm thiểu số lượng trường học và những cơ sở giáo dục dành cho người Hán, đồng thời hạn chế việc tuyển dụng người Hán vào các vị trí quan trọng trong chính quyền.
Chế độ khoa cử vốn là con đường chính để người Hán thăng tiến trong xã hội cũng bị hạn chế nghiêm trọng. Số lượng xuất thi cử dành cho người Hán bị giảm mạnh, trong khi người Mông Cổ và người Sắc Mục được ưu tiên hơn. Điều này đã tạo ra một bức tường ngăn cách lớn khiến người Hán khó có thể tiến ra trong hệ thống quan lại. Thời xưa không đi thi thì làm sao mà làm quan.
Sự đàn áp văn hóa và tôn giáo
Nhà Nguyên cũng thực hiện chính sách đàn áp văn hóa và tôn giáo đối với người Hán. Người Mông Cổ không chỉ áp đặt ngôn ngữ và văn hóa của họ lên người Hán, mà còn hạn chế sự phát triển của văn hóa Hán.
Các tác phẩm văn học nghệ thuật và tri thức của người Hán bị kiểm soát chặt chẽ, nhiều khi bị phá hủy hoặc bị cấm lưu hành.
Về mặt tôn giáo, nhà Nguyên ưu tiên Phật Giáo Tây Tạng và các tôn giáo khác của người Mông Cổ. Trong khi Nho giáo, Đạo giáo và các tôn giáo truyền thống của người Hán bị coi thường và hạn chế.
Nhiều đền chùa, miếu mạo của người Hán bị phá hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.
Sự kiểm soát và giám sắt chặt chẽ
Để đảm bảo sự thống trị và kiểm soát toàn diện, nhà Nguyên thực hiện nhiều biện pháp giám sát và kiểm soát chặt chẽ đối với người Hán. Các quan lại người Mông Cổ bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng trong chính quyền địa phương để kiểm soát người Hán.
Những quan lại này thường có quyền lực lớn và có thể thực hiện các biện pháp đàn áp tùy ý để duy trì trật tự và người Hán đương nhiên là nạn nhân.
Người Mông Cổ cũng duy trì một lực lượng quân đội mạnh mẽ để đảm bảo rằng bất kỳ cuộc nổi loạn nào của Hán đều sẽ bị đàn áp nhanh chóng. Quân đội Mông Cổ được trang bị tốt và có kỷ luật cao, sẵn sàng hành động để dập tắt những nguy cơ phản kháng từ người Hán.
Những cuộc nổi dậy và sự phản kháng
Trước sự ngược đãi và phân biệt đối xử, người Hán không ít lần đứng lên đấu tranh và nổi dậy chống nhà Nguyên. Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp diễn ra, trong đó nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa của Hồng Cân Quân vào cuối thế kỷ 14, dẫn đến sự sụp đổ của nhà Nguyên và sự thành lập của nhà Minh do Chu Nguyên Chương lãnh đạo.
Sau khi chiếm được Bắc Kinh, Chu Nguyên Chương đã tự xưng làm hoàng đế tức là Minh Thái Tổ, khởi đầu cho một triều đại mới. Sau khi thành lập nhà Minh đã phải đối mặt với thách thức lớn từ người Mông Cổ ở phía bắc.
Các hoàng đế nhà Minh đã thực hiện nhiều biện pháp để cũng cố quyền lực và bảo vệ biên giới, bao gồm xây dựng các công trình phòng thủ và tiến hành các chiến dịch quân sự.
Để bảo vệ lãnh thổ khỏi các cuộc xâm lược của người Mông Cổ, nhà Minh đã cải thiện và mở rộng Vạn Lý Trường Thành. Công trình này không chỉ là một biểu tượng của sự kiên cường mà còn là một hệ thống phòng thủ hiệu quả giúp ngăn chặn các các cuộc tấn công từ phương Bắc.
Vạn Lý Trường Thành dưới thời nhà Minh được xây dựng kiên cố hơn với nhiều đoạn tháp canh và pháo đài mới được thêm vào để gia tăng hiệu quả phòng ngự.
Nhà Minh cũng tiến hành nhiều chiến dịch quân sự để đối phó với các cuộc tấn công và xâm lược của người Mông Cổ. Những chiến dịch này nhằm tiêu diệt các nhóm quân Mông Cổ và bảo vệ biên giới phía Bắc.
Các hoàng đế nhà Minh từ Minh Thái Tổ đến các vị hoàng đế sau này đều chỉ đạo các cuộc tấn công mạnh mẽ vào các căn cứ của người Mông Cổ.
Chiến dịch của Minh Thành Tổ
Một trong những vị hoàng đế nổi tiếng nhất trong việc chống lại người Mông Cổ là Minh Thành Tổ. Dưới sự lãnh đạo của ông, nhà Minh đã tiến hành nhiều chiến dịch quân sự lớn đối phó với mối đe dọa từ phía bắc. Có thể kể đến những chiến dịch như là chiến dịch Oirat hay là chiến dịch Timur.
Chính sách ngoại giao và hòa bình
Ngoài các biện pháp quân sự, nhà Minh cũng áp dụng chính sách ngoại giao để duy trì hòa bình và ổn định với người Mông Cổ. Các hoàng đế nhà Minh đã thiết lập nhiều hiệp ước và liên minh với các bộ tộc Mông Cổ nhằm giảm thiểu xung đột và duy trì sự ổn định ở biên giới.
Nhà Minh sử dụng chính sách liên minh hôn nhân để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với các bộ tộc Mông Cổ. Các cuộc hôn nhân giữa hoàng gia nhà Minh và thủ lĩnh Mông Cổ giúp củng cố quan hệ ngoại giao và giảm bớt căng thẳng giữa hai bên.
Hay nhiều hữu ước hòa bình cũng đã được ký kết giữa nhà Minh và các bộ tộc Mông Cổ nhằm giảm thiểu xung đột và duy trì biên giới. Các hiệp ước này bao gồm các điều khoản về trao đổi hàng hóa, phân chia lãnh thổ và cam kết không xâm lược lẫn nhau.
Sự suy yếu của người Mông Cổ
Và cuối cùng thì người Hán cũng đạt được mục tiêu của mình. Trong suốt triều đại nhà Minh, người Mông Cổ dần suy yếu và mất đi sức mạnh quân sự chính trị. Các chiến dịch và các chính sách ngoại giao của nhà Minh làm giảm thiểu mối đe dọa từ Mông Cổ.
Người Mông Cổ từ đó bị chia rẽ và phân hóa thành nhiều bộ tộc, nhiều phe phái khác nhau, làm suy yếu khả năng tổ chức và chiến đấu của họ. Các cuộc xung đột nội bộ giữa các bộ tộc Mông Cổ đã làm giảm đi sức mạnh quân sự và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà Minh.
Trong khi người Mông Cổ suy yếu, người Hán đã phát triển mạnh mẽ về kinh tế quân sự và chính trị. Sự thịnh vượng và ổn định của nhà Minh đã củng cố sự kiểm soát đối với lãnh thổ và giảm thiểu mối đe dọa từ bên ngoài.
Như vậy bằng những chính sách phân biệt đối xử, người Mông Cổ đã ngược đãi với người Hán. Tuy nhiên người Hán vốn có dân số đông hơn đã nổi dậy và đã chiếm lại đất nước vốn đã bị người Mông Cổ giày xéo. Họ đã đẩy ngược người Mông Cổ về những thảo nguyên ở phía Bắc.