Tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung đã quá nổi tiếng với những bí kíp võ công danh bất hư truyền, khiến cả võ lâm tranh giành như Cửu Dương Thần Công, Cửu Âm Chân Kinh hay là Càn Khôn Đại Na Di. Chỉ cần học được một trong những bí kíp này cũng đủ để có thể “xưng bá thiên hạ“.
Cũng chính vì có quá nhiều môn võ công không những mạnh mà còn độc, nên trong truyện không có quá nhiều cao thủ sử dụng vũ khí khi chiến đấu, đặc biệt là sử dụng kiếm thì lại càng ít. Tuy vậy ít không có nghĩa là không có, vẫn có những bảo kiếm được xem là danh bất hư truyền mà biết bao người trong giang hồ phải đổ máu để có thể sở hữu.
Ngạo Kiếm
Trong Thần Điêu Đại Hiệp có một cây kiếm được gọi là kiếm nhưng lại chẳng phải là kiếm, đó là cây kiếm thứ tư trong số những thanh kiếm của Độc Cô Cầu Bại – Ngạo kiếm. Ý chỉ đến cảnh giới tối cao của người dùng kiếm, khi kẻ học võ đạt đến cường độ thâm hậu, mọi vật dụng cầm trên tay để trở thành thứ vũ Khí sắc bén nhất. Thanh kiếm này chính là bảo vật đã được huyền thoại Độc Cô Cầu Bại dùng trước 40 tuổi tung hoành thiên hạ.
Thanh kiếm đen chũi trông không có gì lạ, song cực nặng. Đốc kiếm dài hơn 3 thước, nặng không dưới 70 80kg, gấp vài lần thứ binh khí nặng nhất trong chiến trận. Đây được xem như là thứ vũ khí nặng nhất trong truyện của cố nhà văn Kim Dung.
Dương Quá lúc cầm không ngờ nó nặng đến thế nên đánh rơi xuống, chàng cúi xuống nhấc nó lên, lần này có phòng bị nên không mấy khó khăn để nhấc lên. Chàng thấy kiếm không có lưỡi sắc, mũi kiếm thì tròn như hình bán cầu, nghĩ bụng thanh kiếm đã nặng sử dụng bất tiện lại không có lưỡi sắc và mũi nhọn, kỳ lạ thật. Nhìn dưới bề mặt tảng đá thấy có khắc hai hàng chữ nhỏ “Trọng kiếm thô sơ, không hề gia công. Trước 40 tuổi tung hoành thiên hạ.”
Huyền thiết trọng kiếm
Cần biết rằng huyền thuyết hay thép đen là loại thép trân quý nhất trong thế giới võ hiệp. Thứ huyền thiết này là vật chí bảo trong thiên hạ, tìm được một lạng đã khó. Đao kiếm, thương giáo thông thường khi đúc chỉ cần pha vào vài tiền nữa lạng là đủ thành binh khí sắc bén. Ấy thế mà không biết Độc Cô Cầu Bại làm thế nào để có thể kiếm được từng ấy huyền thuyết để có thể rèn ra thanh kiếm này.
Cũng chỉ vì chỉ được rèn từ huyền thuyết mà người sử dụng được Huyền thiết trọng kiếm phải có sức khỏe hơn người, nội công thâm hậu. Do đó chỉ có những nhân vật sở hữu võ công thượng đỉnh như Độc Cô và Dương Quá mới có thể phát huy hết được uy lực của thanh kiếm. Dù khá khó sử dụng, lại không sắc bén nhưng mỗi chiêu Huyền thuyết trọng kiếm đánh ra có sức công phá khủng khiếp, có khả năng đánh tan cả một đạo quân, phá nát mọi bảo giáp tốt nhất.
Năm xưa Độc Cô Cầu Bại đã dùng thanh kiếm này tung hoành thiên hạ, sau đó tới Dương Quá tiếp nhận và kế thừa Huyền thuyết trọng kiếm cũng như võ công của vị kiếm khách lừng danh. Huyền thuyết trọng kiếm cùng bôn ba giang hồ với Dương Quá đã đánh gãy hỏng bao nhiêu thần binh từ Ngũ Luân của Kim Luân Pháp Vương, Kim Long Tiền của Doãn khắc Tây, phất trần của Lý Mạc Sầu. Sau này Dương Quá đem thanh bảo kiếm tặng cho Quách Tương – con gái thứ của Hoàng Dung và Quách Tĩnh – cũng chỉ là nữ hiệp sáng lập ra một phái Nga Mỹ.
Quân Tử Kiếm – Thục Nữ Kiếm
Trước khi sở hữu cho mình cây Huyền thiết trọng kiếm Dương Quá cũng sở hữu một thanh bảo kiếm khác cùng với vị sư phụ của mình chính là cặp Quân Tử Kiếm và Thục Nữ Kiếm. Hai thanh kiếm này vốn là hai thanh thần binh được Công Tôn Chỉ cất giữ vô cùng cẩn thận, có lẽ là hắn cũng mong muốn rằng ngày nào đó sẽ có người cùng sử dụng thanh kiếm này với mình.
May mắn nhờ vào dấu vết phong hỏa của Chu Bá Thông mà Dương Quá cũng như Tiểu Long Nữ khi đó đang mắc kẹt ở Tuyệt Tình Cốc mới tìm ra. Khi rút khỏi, vỏ hai thanh kiếm toát ra hàn khí mãnh liệt khiến Dương Quá ngay lập tức liên tưởng tới chiếc giường Hàn Ngọc tại Cổ Mộ năm nào. Lưỡi kiếm không sắc, mũi kiếm không nhọn nhưng lại có từ tính rất mạnh, chỉ cần để gần thì chúng sẽ tự được hút về phía nhau. Cặp kiếm trông không có gì đặc biệt, nhưng khi Dương Quá và Tiểu Long Nữ đấu với Công Tôn Chỉ mới phát hiện ra uy lực của chúng.
Sau đó Quách Tĩnh và Hoàng Dung đã đem Huyền thiết trọng kiếm và cặp đôi Quân Tử – Thục Nữ kiếm đúc thành hai bảo vật chí tôn là Đồ Long Đao và Ỷ Thiên Kiếm. Đem Vũ Mục Di Thư và Cửu Âm Chân Kinh dấu vào trong đao kiếm, để không cho rơi vào tay người Mông Cổ.
Hai món bảo vật này sau đó cũng trở thành những bảo vật vô cùng quý giá mà cả võ lâm tranh giành. Trong tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long Ký của cố nhà văn Kim Dung, Đồ Long Đao và Ỷ Thiên Kiếm chính là nguyên nhân gây nên những tranh chấp trong chốn võ lâm. Người ta đồn rằng ai sở hữu được thanh đao Đồ Long thì có thể làm “Minh Chủ Võ Lâm“. Có quyền hiệu lệnh thiên hạ theo như câu nói “Võ lâm chí tôn, bảo đao Đồ Long, hiệu lệnh thiên hạ, mạc cảm bất tòng. Ỷ Thiên bất xuất, thùy dữ tranh phong.” Nghĩa là “Bảo đao Đồ Long là võ lâm chí tôn, có thể hiệu lệnh thiên hạ, nếu Ỷ thiên kiếm không xuất hiện, lấy gì tranh tài?”
Ỷ Thiên Kiếm
Lần đầu xuất hiện trong tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Ỷ Thiên Kiếm sắc bén chém sắt như bùn, là một thanh tuyệt thế bảo kiếm. Trong thời Tương Dương đang hỗn loạn, Hoàng Dung thấy tình thế cấp bách nên đã viết ra một số môn võ công trong Cửu Âm Chân Kinh theo cách luyện tốc hành, để luyện nhanh chóng và cất giấu vào thanh Ỷ Thiên Kiếm.
Tương Dương sau này bị thất thủ, cả gia đình Quách Tĩnh đều tự vẫn, ngoại trừ Quách Tương lúc đó ở xa nên thoát nạn. Sau khi biết được chuyện đó Quách Tương vì quá đau buồn nên đã bỏ đi tu trên núi Nga Mi. Ngay tại nơi, này cô đã sáng lập ra phái Nga Mi và cũng là chủ sở hữu đầu tiên của Ỷ Thiên Kiếm.
Trong tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long Ký, nhờ có Ỷ Thiên Kiếm, chưởng môn đời thứ ba của phái Nga Mi là Duyệt Tuyệt Sư Thái với võ công chỉ thuộc hàng khá mà có thể tung hoành ngang dọc trong thiên hạ, khiến người người nể sợ.
Đồ Long Đao
Thời bấy giờ, thứ có thể sánh ngang với Ỷ Thiên Kiếm chỉ có Đồ Long Đao mà thôi. Đồ Long đao là món vũ khí được vợ chồng Quách Tĩnh và Hoàng Dung rèn lại từ thanh Huyền thiết trọng kiếm, cùng với một số khoáng thạch quý. Lúc đầu khi rèn thanh Đồ Long Đao này Quách Tĩnh và Hoàng Dung cũng gặp vô vàn khó khăn bởi thanh đao quá cứng, nên vì vậy lại thành dễ bị gãy nát.
May thay được Đào Hoa đảo chủ, cha của Hoàng Dung là Hoàng Dược Sư hỗ trợ bằng một khối kim loại có xuất xứ thần bí. Thanh đao sau khi rèn xong chém sắt như chém bùn, không gì phá vỡ nổi. Đồ Long Đạo được mô tả là một thanh đao to bản, đen chũi nặng hơn trăm cân. Tùy thô kệch nhưng rất sắc bén, đồng thời vợ chồng Quách Tĩnh và Hoàng Dung cũng giấu vào đó Vũ Mục Di Thư. Sau này cả Đồ Long Đao và Ỷ Thiên Kiếm bị Chu Chỉ Nhược dùng kế đánh cắp được từ tay của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn nghĩa phụ của Trương Vô Kỵ và con gái của Nhữ Dương Vương là Triệu Mẫn Quận Chúa.
Chu Chỉ Nhược nhờ di chiếu của Duyệt Tuyệt Sư Thái để lại mà đã khám phá ra bí mật trong Ỷ Thiên Kiếm lẫn Đồ Long Đao. Tìm ra bí kíp Cửu Âm Chân Kinh rồi tu luyện theo, nhưng không đạt được thành quả. Cả hai món đều bị gãy làm đôi, nhưng chỉ có thanh Đồ Long Đao được rèn lại, còn Ỷ Thiên Kiếm bị đồ đệ của Minh Giáo căm phẫn do có quá nhiều đệ tử của giáo chết dưới thanh kiếm này, nên đã quyết không để ai phải chết dưới lưỡi của thanh kiếm này một lần nữa. Sau này cả hai thanh bảo khí đều biến mất khỏi giới giang hồ.
Kim Xà Kiếm
Dẫu vậy còn có một thanh kiếm khác có sức mạnh bá đạo hay có một bí kíp võ công riêng, mà đi kèm với thanh kiếm này còn là một bộ bảo khí khác đi bên cạnh nó, không phải bất kỳ điều gì khác đó chính là cây Kim Xà Kiếm đi kèm với đó là Kim Xà bí kíp và Kim Xà Chùy. Kim Xà Kiếm được xuất hiện trong bộ tiểu thuyết Bích Huyết Kiếm, được mệnh danh là đệ nhất thần binh trong tiểu thuyết Bích Huyết Kiếm, gắn liền với tên tuổi của Kim Xà Lang Quân Hạ Tuyết Nghi, và sau này là Viên Thừa Chí
Kim Xà Kiếm có sắc vàng và đầu kiếm như lưỡi rắn. Kim Xà Kiếm có nguồn gốc từ ngũ độc giáo, thanh kiếm này khác với những thanh kiếm ở Trung Nguyên. Nó không thẳng mà uốn lượn như hình con rắn, mỗi khi người dùng vận nội công, thanh kiếm sẽ chuyển sang sắc vàng, đồng thời đầu kiếm tóe ra như là lưỡi rắn. Cũng nhờ có nó mà Kim Xà Lang Quân mới danh trấn giang hồ trong quá khứ, cũng như giúp cho truyền nhân Viên Thừa Chí đại thắng trước Ngọc Chân Tử dù rằng võ công của anh chàng ở thế cửa dưới hơn.
Cách mà Viên Thừa Chí tìm ra thanh kiếm này cũng hết sức tình cờ, khi mà trong một lần giao đấu với kẻ thù đã bị rơi xuống vực sâu và vô tình vào được nơi ở của Hạ Tuyết Nghi năm xưa, và tại đây Thừa Chí đã tìm ra thanh kiếm cùng với bộ kiếm pháp và học được môn võ công này.
Có thể thấy rằng, dù cho người sử dụng kiếm pháp trong truyện của Kim Dung không quá nhiều, nhưng đa phần bọn họ đều là những nhân vật đạt đỉnh cao của võ học hiếm ai sánh bằng. Có một câu nói rất hay rằng “Cây cỏ trong tay anh hùng chính là bảo khí, thứ sắc bén nhất trong tay kẻ phàm tục cũng chỉ là phế kiếm“. Mỗi thanh kiếm trong truyện Kim Dung đều là bảo vật võ lâm, nguyên nhân của những cuộc sát phạt không dứt.
Thế nhưng bảo kiếm cũng chỉ trở thành báu vật thiên hạ khi được kẻ hùng mạnh phát huy thực lực. Sự xuất hiện của những thanh bảo kiếm này dù cho gây ra không ít những cuộc tranh đoạt đẫm máu nhưng cũng từ đó mà những anh hùng cái thế mới được tạo ra.